Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
18,15 MB
Nội dung
Mục Lục BỆNH E.COLI Ở GIA SÚC 9 Bệnh tích chính: Ruột bệnh súc phồng to chứa đầy dịch vàng lẫn bọt khí. Dạ múi khế sưng to, chứa dịch lỏng và nhiều cục sữa đông không tiêu. Hạch màng treo ruột xung huyết. Khi bê, nghé bị bệnh E.coli dễ bị ghép với bệnh cầu trùng hoặc giun sán đường ruột nên cần phân biệt để có những phác đồ điều trị khác nhau. 1.1. Trường hợp bê nghé bị bệnh E.coli đơn thuần. Bệnh này thường xảy ra ở bê nghé dưới 2 tuần tuổi 9 1.2. Trường hợp bị bệnh E.coli ghép với bệnh cầu trùng. Triệu chứng chính: Trường hợp này thường xảy ra ở bê, nghé 3 - 6 tuần tuổi đến một năm tuổi. Lúc đầu bê hay nằm, lười vận động, giảm ăn. Lông mất màu, xù, nhai lại chậm chạp. Đến ngày thứ 2 hoặc 3 bệnh súc bắt đầu ỉa chảy, phân lỏng, có chất nhờn và nhiều gân máu. Đến ngày thứ 7 - 8 nhai lại ngừng hẳn, nhu động ruột tăng lên, hậu môn nữa đóng nữa mở. Về sau phân loãng, màu hơi xanh nâu, rất thối, đầy những hỗn hợp niêm dịch và máu. Càng ngày hậu môn càng mở rộng, lộ rõ niêm mạc có nhiều điểm hoặc vệt xuất huyết. Lúc này phân hoàn toàn màu nâu hoặc nâu sẫm. Thân nhiệt giảm còn 36 - 350C và con vật chết. Trường hợp mãn tính thường xảy ra ở bê nghé lớn tuổi hơn và triệu chứng nhẹ hơn, nhưng do bị ghép với các bệnh nhiễm trùng phức tạp khác nên bệnh súc dễ chết 10 1.3. E.coli ghép với bệnh giun sán. 1.3.1. Với bệnh giun đũa. Triệu chứng: Bệnh do Toxocara vitolurum gây ra chủ yếu ở bê nghé dưới 6 tháng tuổi. Bê bệnh tiêu chảy phân màu xám, kém ăn, uể oải, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp. Dần về sau bỏ bú, hay nằm một chổ, nằm bụng áp xuống đất, thở yếu, đau bụng. Có khi nằm ngữa dãy dụa, đạp chân lên phía trước bụng. Tiêu chảy vọt cần câu, phân màu trắng, mùi rất thối, phân dính đầy ở khuỷu chân và xung quanh hậu môn 10 BỆNH VIÊM DẠ DÀY, RUỘT CẤP TÍNH Ở GIA SÚC 11 BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GIA SÚC 12 BỆNH KST ĐƯỜNG MÁU (HỘI CHỨNG NGÃ NƯỚC TRÂU BÒ) 12 BỆNH SÁN LÁ GAN Ở GIA SÚC 13 BỆNH VIÊM KẾT MẠC ĐÓNG VẢY TRUYỀN NHIỄM TRÂU BÒ 14 BỆNH BẠCH HUYẾT BÒ 15 BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC TRUYỀN NHIỄM Ở TRÂU BÒ 16 LỊCH PHÒNG BỆNH CHO TRÂU BÒ 17 LỊCH PHÒNG BỆNH CHO DÊ CỪU 17 TÓM TẮT CÁC DẠNG VIÊM KHỚP NHIỄM TRÙNG 24 DANH MỤC THUỐC THƯỜNG DÙNG 25 LIỀU THUỐC TRỘN 1 TẤN THỨC ĂN CHO LỢN NUÔI THỊT 27 LỊCH PHÒNG BỆNH CHO LỢN 28 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAN TRỌNG CỦA CHÓ MÈO 29 THUỐC CHÓ MÈO 33 BỆNH GÀ CÓ TRIỆU CHỨNG HEN 34 1 Khi gà có triệu chứng và bệnh tích như trên cần đồng thời dùng vacxin khống chế bệnh Niucatxơn và dùng thuốc điều trị bệnh CRD bằng cách gà dưới một tháng tuổi nhỏ lại vacxin Lasota, gà trên một tháng tuổi tiêm ngay vacxin H1. Nếu gà trên một tháng tuổi chưa dùng Lasota lần nào thì trước hết nhỏ Lasota, sau một tuần mới tiêm vacxin H1. Đồng thời dùng thuốc điều trị bệnh CRD liên tục 5 - 7 ngày. Cách 1 (Liên tục 5 - 7 ngày): - Cho uống kháng sinh CRD-Pharm (1g/1lít nước), D.T.C Vit (2g/1lít nước) hoặc Ery- pharm (5g/lít nước) để diệt vi khuẩn. - Cho uống kèm Phartigum B (2g/1lít nước) để giảm đau hạ sốt và Phar-pulmovet (1ml/lít nước) để gà dễ thở. Cách 2: - Cho toàn đàn uống 4 ngày kháng khuẩn Pharpoltrrim (10g/6lít nước uống). - Phối hợp tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP) với thuốc long đờm Phar-pulmovet (1ml/5kgP), 1lần/ngày, nếu cần tiêm nhắc lại sau 24 giờ. Cách 3: - Cho uống kháng sinh Phargentylo-F (đặc trị hen gà, khẹc vịt), 5ml/1lít nước hoặc nhỏ trực tiếp 5 giọt/kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho uống Pharbiozym và Phartigum B, 2g(mỗi loại)/1lít nước để giảm đau, hạ sốt, tăng cường tiêu hoá. Cách 4: Tiêm bắp 3 ngày kháng sinh Combi-pharm (1ml/7,5kgP/lần) hoặc Phar-combido (1ml/2,5kgP/lần), 1lần/ngày. Dùng dung dịch sinh lý hoặc nước cất pha loãng để dễ chia liều tiêm. Cách 5 (CCRD): Nếu gà bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc ghép E.coli, biểu hiện khi mổ khám thấy màng ngoài gan và màng bao tim phủ nhiều fibrin (bà con quen gọi là E.coli kéo màng hoặc có khi nhầm cho là màng gan, màng tim phủ mỡ) cần điều trị 2 loại thuốc như sau: - Cho uống kháng sinh CRD-Pharm (1g/lít nước), D.T.C Vit (2g/lít nước) hoặc Ery- pharm (10g/2 lít nước), liên tục 5 - 7 ngày. - Đồng thời kết hợp tiêm bắp cho những cá thể ốm nặng kháng sinh Prenacin II (1ml/4kgP/lần) hoặc Prenacin (1ml/2kgP/lần), tiêm 2 mũi cách nhau 24 giờ hoặc cho cả đàn uống 1 trong các thuốc kháng sinh sau: Ampi-col hoặc Pharamox (1g/lít nước); PTH-pharma (2g/1lít nước); Pharpoltrim, Pharmpicin hoặc Dia-pharm (10g/3lít nước), liên tục 3 đến 5 ngày. Chú ý: - Có thể chia đôi lượng thuốc dùng trong cả ngày cho uống trong vòng 3 giờ buổi sáng và 3 giờ buổi chiều, giữa 2 đợt dùng kháng sinh cho uống điện giải vitamin (Dizavit- plus, 2g/lít nước) và men sống (Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 2g/lít nước). - Sau đợt dùng kháng sinh cần cho đàn gà uống thêm Phar-boga T (1g/lít nước) để giải độc gan rửa thận. 2. Bệnh sưng phù đầu gà. Triệu chứng: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi. Bệnh này còn gọi là bệnh Coryza, bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Triệu chứng chính: Gà bệnh chảy nước mũi, hen khò khè, phù mặt, sưng hốc mắt (ảnh bên), viêm kết mạc. Điều trị: Cách 1 (liên tục 5 - 7 ngày): - Cho cả đàn uống kháng sinh Pharamox (1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày) hoặc kháng khuẩn Pharpoltrim (10g/3lít nước hoặc 10g/60kgP/lần, 2lần/ngày) để diệt vi 2 khuẩn. - Kết hợp cho uống Phartigum B (2g/1lít nước) để giảm đau, hạ sốt, tăng đề kháng và Phar-pulmovet (1ml/lít) để thông thở. Cách 2 (điều trị 5 - 7 ngày): - Tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP/lần) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP/lần), tiêm lặp lại sau 24 giờ để diệt vi khuẩn. - Tiêm bắp Phar-pulmovet, 1ml/5kgP (hoà lẫn với Prenacin ngay trước khi tiêm) hoặc cho uống với liều 1ml/lít nước. - Cho uống men Pharbiozym, 2g/lít nước. Sau khi ngừng dùng kháng sinh sử dụng men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym thêm 7 ngày để đàn gà chóng phục hồi sức khoẻ. Chú ý: Trong trường hợp gà bị bệnh nặng (Khí quản chứa nhiều đờm, gà vươn cổ khi thở, hay vẩy mỏ), cần điều trị toàn đàn vừa tiêm vừa cho uống như sau: Cách 3: - Cho cả đàn uống/ăn kháng sinh Pharamox, 1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày. - Phartigum B, 2g/lít nước. Cho uống 2 loại thuốc này liên tục 5 ngày. - Kết hợp tiêm bắp toàn đàn kháng sinh Prenacin hoặc Prenacin II với thuốc long đờm Phar-pulmovet. Không được xách ngược gà. 3. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm. Triệu chứng: Đây là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra ở gà thịt và gà trưởng thành. Bệnh hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt sau đợt mưa rào trời trở nên nắng gắt. Gà bệnh sốt cao, thở nhanh, bỏ ăn, ủ rũ, miệng chảy nhiều nước nhờn, tiêu chảy lúc đầu phân lỏng trắng, sau chuyển qua màu xanh lá cây. Những cá thể béo và gà mái ấp trứng dễ bị chết. Bệnh tích chủ yếu: bao tim tích đầy dịch vàng, xuất huyết mỡ vành tim; phổi viêm; gan, mào và tích sưng; thịt thâm. Điều trị: Trước hết, cho toàn đàn uống một trong các loại kháng sinh sau: Ampi- pharm (10g/lít nước), Pharcolivet (10g/2,5lít nước), CRD-pharm, Pharamox hoặc Pharmequin (1g/1lít nước), D.T.C vit hoặc Enroflox 5% (2g/lít nước uống), Pharm-flor (10g/4 lít nước uống), Pharpoltrim (10g/3lít nước). Đối với những cá thể có triệu chứng lâm sàng hoặc có điều kiện, tiêm cho cả đàn trong 3 ngày như sau: Cách 1 (đàn có số lượng ít): - Tiêm bắp 1lần/ngày một trong các loại kháng sinh sau: Prenacin (1ml/2kgP/lần), Prenacin II (1ml/4kgP/lần), Supermotic (1ml/5kgP/lần, trước khi tiêm hoà loãng bằng Phar-complex C hoặc nước cất theo tỷ lệ 1:1), Lincoseptin (1ml/2,5kgP/lần), tiêm 2 - 3 mũi để diệt vi khuẩn. - Cho uống Phar-nalgin C, 5ml/2 - 3lít nước uống. Cách 2 (đàn có số lượng nhiều): - Tiêm bắp cho cá thể ốm nặng kháng sinh Combi- pharm, 1ml/7,5kgP (Dùng nước cất pha loãng để dễ chia liều tiêm), chỉ tiêm một mũi duy nhất. - Cho toàn đàn uống kháng sinh Pharmequin, 1g/1 - 2lít nước, liên tục 3 ngày để diều trị dự phòng. - Cho uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 2g/1lít nước uống. 4. Bệnh nấm phổi gia cầm. Còn gọi là bệnh nấm cúc khuẩn do nấm Aspergillus fumigatus và A. Flavus gây ra, đặc biệt nguy hiểm ở gà con 3 - 12 ngày tuổi. Triệu chứng chính: Gà bệnh thở khò khè, đầu vươn dài khi thở, tiêu chảy, chảy nước 3 mắt, sau dẫn đến viêm kết mạc một hoặc hai bên mắt làm gà bị mù, giảm ăn uống, cuối cùng gầy và chết. Mổ khám thấy nhiều nốt vàng đặc trưng ở phổi, nốt vàng hình khuy ở túi khí. Dùng tay bóp phần phổi viêm thấy phòi ra cục viêm chất như bả đậu to bằng đầu hạt gạo, đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản nhưng khá chính xác. Điều trị: Bệnh điều trị khỏi nhưng cần dài ngày. - Cho cả đàn uống/ăn Nấm phổi GVN, 10g/2 - 3lít nước hoặc 20 - 25kgP/ngày để iệt nấm. - Cho cả đàn uống/ăn Phar- C vimix, 2g/1kg thức ăn hoặc 1g/1lít nước. Dùng 5 - 7 ngày. Chú ý: - Nếu ghép bệnh CRD cần cho uống kèm thêm 5 ngày kháng sinh CRD-Pharm (1g/1lít nước), D.T.C Vit (2g/1lít nước) hoặc Ery-pharm (10g/2lít nước) thì đàn gà mới khỏi bệnh hoàn toàn. - Sát trùng chuồng trại, đặc biệt chất độn chuồng (Chloramin T). Lưu ý vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ tốt hơn phun sát trùng liên tục. BỆNH GÀ CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY Tiêu chảy ở gà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau: Niucatxơn, Gumboro, E.coli, thương hàn, nhiễm độc tố, nhiệt độ lạnh, giun sán. Tuy nhiên, mỗi bệnh có triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng để làm căn cứ chẩn đoán phân biệt và đưa ra phương pháp phòng chống thích hợp. 5. Bệnh E.coli. Bệnh thường xảy ra ở gà 1 - 120 ngày tuổi, đặc biệt ở gà con 1 - 10 ngày và 4 - 5 tuần tuổi khi vận chuyển đi xa và bị lạnh. Triệu chứng lâm sàng chính: Gà bệnh uống nhiều nước, tiêu chảy phân trắng xanh lẫn bọt khí, giảm ăn, yếu, lông dính bết vào nhau, nhiễm trùng huyết cấp tính và chết đột ngột. Mổ khám thấy fibrin (chất màu trắng ngà) phủ màng bao tim, gan, màng ruột, túi khí. Viêm ruột, bao hoạt dịch, vòi trứng, rốn và viêm mắt có mủ. Bệnh tích chính: Màng tim xuất huyết, trong trường hợp nặng màng fibrin phủ đầy quanh tim (Ảnh bên), gan và các cơ quan nội tạng khác. Niêm mạc ruột viêm xuất huyết điểm. Điều trị: Dùng liên tục 3 - 5 ngày một trong các cách sau: - Cho cả đàn uống 1 trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin (1g/1 - 2lít nước), Pharm-flor (10g/4lít nước), Pharcolivet (10g/2,5 lít nước) để diệt vi khuẩn. - Cho cả đàn uống men Pharbiozym (tan), 2g/1lít nước để tăng cường tiêu hoá. - Cho cả đàn uống Phar- C vimix, 1g/1lít nước để tăng sức đề kháng, giải độc. Các thuốc kháng sinh khác có thể dùng là: Ampi-col, Dia-pharm, Pharneosol Ngoài ra, phun sát trùng (1lần/tuần, Chloramin T) chuồng nuôi, lò ấp, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi, giữ chuồng ấm, tăng cường chăm sóc đàn gà. 6. Bệnh cầu trùng gà. Triệu chứng: Bệnh này do 6 loài cầu trùng khác nhau gây ra. Triệu chứng chung trong thể cấp tính: gà tiêu chảy phân lẫn máu dẫn đến thiếu máu, ủ rũ và chết. Trong thể mãn tính: gà bệnh đầy bụng hoặc tiêu chảy phân sống, giảm ăn dẫn đến thiếu máu, giảm trọng lượng và sản lượng trứng. Tuỳ từng loài cầu trùng gây bệnh tích khác nhau: manh tràng sưng và chứa đầy máu (Ảnh bên phải), hoặc ruột non sưng to như ngón tay, niêm mạc ruột dầy lên và có nhiều điểm viêm, bên trong chứa đầy máu, dịch 4 vàng hoặc có vết trắng khắp ruột (Ảnh bên trái). Điều trị: Khi gà bị cầu trùng dễ ghép với bệnh E.coli và tiêu chảy mất nước, mất điện giải nên cần phối hợp thuốc điều trị cầu trùng và E.coli. Cách 1: - Cho uống Pharcoccitop (10g/3,3lít nước hoặc 10g/33kgP/ngày) hoặc Pharticoc- plus (10g/7lít nước hoặc 10g/70kgP/ngày), liên tục 3 ngày. Nếu cần nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục cho gà bệnh uống thêm 2 ngày để diệt cầu trùng. - Cho uống kháng sinh Pharmequin, 1g/1 - 2 lít nước, liên tục 3 - 5 ngày để diệt vi khuẩn E.coli bội nhiễm. - Cho uống Phar- C vimix, 1g/1lít nước để tăng sức đề kháng cho gà bệnh. Cách 2: - Cho uống Pharm-cox G, 1ml/lít nước, liên tục 48 giờ hoặc 3ml/lít nước trong 8 giờ/ngày, liên tục 2 ngày để diệt cầu trùng. - Cho uống một trong các loại kháng sinh sau: Ampi-col hoặc Pharamox (1g/lít nước), Pharcolivet (10g/2,5 lít nước) hoặc PTH-pharma (10g/4 lít nước), liên tục 3 - 5 ngày để diệt E.coli. - Cho uống men tiêu hoá Pharbiozym, 2g/1lít nước, liên tục 5 - 7 ngày để phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột. Chú ý: - Trong trường hợp gà bị cầu trùng cấp ỉa nhiều máu tươi, ngoài việc dùng một trong hai cách trên cần tiêm ngay cho toàn đàn một trong các loại kháng sinh sau (tiêm 1 - 2 mũi): Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP), Lincoseptin (1ml/2,5kgP) hoặc Combi-pharm (1ml/7,5kgP). Kết hợp Vitamin K (1ml/5kgP) để cầm máu và nước simh lý (nước cất) pha loãng để tiện chia liều tiêm cho đàn gà. Ví dụ: Lấy 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A hoà với 2ml Vitamin K và 7ml nước sinh lý rồi tiêm 1ml thuốc đã pha loãng cho 1kg gà bệnh. - Kinh nghiệm cho thấy dùng thuốc điều trị cầu trùng và E.coli 3 ngày, nghỉ 2 - 3 ngày rồi tiếp tục chỉ dùng thuốc cầu trùng 2 ngày sẽ cho kết quả tốt nhất. - Sau đợt điều trị cầu trùng gà nên dùng Phar- boga T (thuốc giải độc gan, rửa thận, 1g/1lít nước uống) liên tục 5 - 10 ngày gà bệnh chóng phục hồi sức khoẻ. - Cầu trùng là bệnh khó tránh khỏi trong các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, cho nên định kỳ dùng Pharcoccitop hoặc Pharticoc-plus phòng bệnh theo lịch ghi ở cuối tập tài liệu này. 7. Bệnh Gumboro. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Birnavirus gây ra ở gà 1 - 12 tuần tuổi và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gà. Triệu chứng: Bệnh có thể xảy ra ở dạng cận lâm sàng và dạng lâm sàng. Dạng cận lâm sàng xảy ra ở gà dưới 3 tuần tuổi. Gà bệnh không có triệu chứng lâm sàng, nhưng gây ức chế tạo miễn dịch do túi Fabricius bị tổn thương nặng, dẫn đến khi dùng các loại vacxin không tạo được miễn dịch, do đó gà rất dễ bị chết khi nhiễm các bệnh khác. Dạng lâm sàng thường xảy ra ở đàn gà 3 - 6 tuần tuổi. Gà bệnh biểu hiện đột nhiên bay lung tung, nháo nhác, uống nhiều nước, sốt cao, tiêu chảy phân loãng màu trắng lẫn đám màu xanh (có màu như canh trứng bỏ hành lá), dẫn đến mất nước, run rẩy, xù lông, cơ hậu môn co bóp liên tục, hay mổ hậu môn của nhau và lười vận động. Bệnh tích chủ yếu: túi Fabricius lúc đầu sưng, sau 5 ngày teo lại. Xuất huyết dạ dày tuyến, cơ lườn, ngực và đùi. Khi bị ghép với bệnh Niucatxơn, E.coli hoặc cầu trùng hoặc cả ba, bức tranh lâm sàng, bệnh tích, công tác điều trị càng phức tạp hơn nhiều. 5 Điều trị: Bệnh Gumboro làm cho sức đề kháng của gà bệnh giảm xuống, cho nên trước hết cần tăng cường miễn dịch cho đàn gà (trong đó có bệnh Niucatxơn), sau đó mới dùng kháng sinh điều trị bệnh ghép (nếu có). Trước hết, đối với gà dưới một tháng tuổi cần nhỏ lại ngay vacxin Lasota, gà trên một tháng tuổi tiêm vacxin H1. Tuỳ từng trường hợp áp dụng phác đồ điều trị như sau: 1.7.1.Trường hợp gà bị bệnh Gumboro đơn thuần. Cho toàn đàn uống 3 - 5 ngày Phartigum B và Dizavit-plus: 2g (mỗi loại)/1lít nước để giảm đau, hạ sốt, tăng cường sức đề kháng cho đàn gà. 1.7.2. Trường hợp gà bị bệnh Gumboro ghép với bệnh E.coli. Phải điều trị bệnh Gumboro trước để nâng cao thể trạng đàn gà, sau đó mới dùng kháng sinh điều trị bệnh E.coli như sau: Ngày thứ 1 và 2: Cho cả đàn gà uống Phartigum B và Dizavit-plus, 2g (mỗi loại)/1lít nước để nâng cao thể trạng đàn gà. Ngày thứ 3: - Tiếp tục cho cả đàn gà uống Phartigum B và Dizavit-plus, 2g (mỗi loại)/1lít nước để nâng cao thể trạng đàn gà. - Cho cả đàn gà uống thêm kháng sinh Pharmequin để diệt E.coli và thuốc trợ lực Phar - C vimix, 1g (mỗi loại)/1lít nước. Ngày thứ 4 và 5: Chỉ cho uống kháng sinh Pharmequin và thuốc trợ lực Phar- C vimix như trên. Chú ý: - Có thể thay kháng sinh Pharmequin bằng một trong các kháng sinh khác như: Pharcolivet, Dia-pharm, Ampi-col, PTH-pharma Tuyệt đối không được cho đàn gà uống sản phẩm chứa Streptomycin, Chloramphenicol. - Có thể vừa cho đàn gà uống Phartigum B khống chế bệnh Gumboro, vừa cho uống kháng sinh khống chế E.coli sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhưng tỷ lệ chết có thể tăng cao. 1.7.3. Trường hợp gà bị bệnh Gumboro ghép với bệnh cầu trùng. Cách 1: - Cho uống Phartigum B, 2g/1lít nước, liên tục 3 ngày để khống chế bệnh Gumboro. - Cho uống Pharm-cox G, 1ml/lít nước, liên tục 48 giờ hoặc 3ml/lít nước trong 8 giờ/ngày, liên tục 2 ngày để diệt cầu trùng. Cách 2: Ngày thứ nhất: - Cho uống Pharcoccitop, 10g/3,3 lít nước hoặc Pharticoc-plus, 10g/7 lít nước để diệt cầu trùng. - Cho uống Phartigum B, 2g/1lít nước để khống chế bệnh Gumboro. - Cho uống Phar- C vimix, 1g/lít nước để tăng sức đề kháng cho gà bệnh. Ngày thứ 2 và 3 chỉ cho uống Phartigum B và Phar- C vimix với liều như trên. Ngày thứ 4 và 5 tiếp tục cho uống Pharcoccitop hoặc Pharticoc-plus sẽ cho kết quả điều trị tốt nhất. Chú ý: Trong các trường hợp kể trên có thể vừa dùng thuốc điều trị bệnh Gumboro, vừa dùng thuốc điều trị bệnh ghép sẽ dễ sử dụng hơn, nhưng tỷ lệ chết của đàn gà có thể tăng lên. 8. Bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà. 1.8.1. Salmonella pullorum gây bệnh bạch lỵ ở gà con 1-21 ngày tuổi. Triệu chứng chính: gà bệnh ủ rũ, tiêu chảy phân trắng phân xanh, dính bết lông xung quanh hậu môn, nằm chất đống dưới bóng điện và chết hàng loạt. Bệnh tích: Lòng đỏ không tiêu nên bụng to (ảnh trái), gan, lách sưng to, thường bị viêm rốn (rốn ướt). Trong trường hợp mãn tính thường bị viêm các cơ quan phủ tạng, manh tràng, ruột chứa đầy phân có màu ghi. 6 1.8.2. Salmonella gallinarum gây bệnh thương hàn (còn gọi là bệnh lỵ) ở đàn gà bố mẹ làm giảm sản lượng trứng, giảm tỷ lệ ấp nở. Gà bệnh tiêu chảy phân xanh lẫn máu, ủ rũ, sệ bụng, đi lạch bạch như vịt, chậm lớn, gầy. Trứng nhạt màu, vỏ mỏng sần sùi, dễ vỡ. Bệnh tích chủ yếu: viêm dẫn đến teo buồng trứng, viêm ống dẫn trứng (Ảnh phải), màng treo ruột. Gan, thận, lách sưng. Chú ý: khi bị bệnh Thương hàn trong một số trường hợp ngã ba van hồi manh tràng gà cũng bị viêm, cho nên cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác có bệnh tích tương tự như Niu cát xơn, E.coli, Stress Điều trị: Cho toàn đàn uống một trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin, PTH- Pharma, Pharm-flor, Enroflox 5%, Pharcolivet, Ampi-col, Pharamox hoặc Dia-pharm. Đối với gà đẻ phối hợp tiêm thêm một trong các thuốc kháng sinh: Lincoseptin, Combi-pharm, Supermotic hoặc Phargentylo-F… 9. Bệnh sốt từng cơn gia cầm (Bệnh sốt rét- avian malaria hay còn gọi là Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà). Đây là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gallinaceum sống ở trong hồng cầu gà gây ra. ổ dịch thường xảy ra trong mùa mưa và ở vùng nhiều muỗi. Bệnh không phải là mới nhưng ít gặp nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này. Triệu chứng chính. Bệnh thường xảy ra ở gà thịt trên 35 ngày tuổi với tỷ lệ chết 22 - 40%. Gà đẻ giảm trứng đột ngột. Gà bệnh thiếu máu nặng, đặc biệt ở mặt và mào cho nên thấy đầu gà thâm. Gà bệnh sốt từng cơn (43 - 43,50C), thăm khám thấy lạnh, sau cơn sốt thân nhiệt lại bình thường. Gà yếu, ủ rũ, hay nằm tụm lại với nhau, giảm hoặc bỏ ăn, rùng mình, liệt chân, co giật và hay chết vào ban đêm (thường trong khoảng 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng). Triệu chứng đặc trưng là gà bệnh ỉa phân xanh lét, khi ghép cầu trùng, E. coli thì gà bệnh tiêu chảy phân màu xanh, trắng, đỏ Bệnh tích. Gan và lách sưng to, biến màu (từ màu sôcôla đến màu đen). Xuất huyết dưới da. Các cơ quan nội tạng và thịt nhợt nhạt, mề (có khi cả diều) chứa thức ăn màu xanh. Xét nghiệm bạch cầu không tăng nhưng hồng cầu lại giảm. Tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu (Để yên sau vài giờ trong bát tiết của gà bệnh thấy nhiều ký sinh trùng rất nhỏ, màu trắng chuyển động). Điều trị. Mặc dầu là bệnh ký sinh trùng đường máu nhưng dùng kháng sinh kết hợp các thuốc bổ trợ điều trị cho hiệu quả cao. Tiến hành song song công tác hộ lý và dùng thuốc điều trị như sau: Hộ lý. Diệt muỗi bằng cách: - Vệ sinh xung quanh trại để hạn chế muỗi như cắt cỏ càng ngắn càng tốt, khơi thông cống rãnh. - Dùng đèn bẫy muỗi vào ban đêm. - Dùng Etox-pharm, pha 1ml/2lít nước, phun đều lên bề mặt chuồng nuôi, xung quanh chuồng nuôi. Thuốc không ảnh hưởng đến gà, ngoài muỗi, thuốc còn diệt được ruồi, kiến gián, chấy rận, mạt gà và nhiều loại côn trùng khác. Dùng thuốc. - Cho cả đàn uống/ăn 5 ngày kháng sinh 1 trong các loại kháng sinh sau: CRD-pharm (1g/1lít nước hoặc 2g/1kg thức ăn), D.T.C vit (2g/1 lít nước hoặc 4g/1kg thức ăn) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước hoặc 10g/kg thức ăn) để diệt ký sinh trùng. - Cho cả đàn uống 5 - 7 ngày Phar C vimix với liều 1 -2g/lít nước để tăng sức đề kháng 7 và giải độc. - Trường hợp gà sốt cao cho cả đàn uống thêm Phartigum B với liều 2g/lít nước, liên tục 5 ngày. - Con ốm nặng: Tiêm thêm 1 - 2 mũi kháng sinh Supermotic (1ml/5kgP, 1lần/ngày), dùng Phar-nalgin C hoặc Phar-complex C và nước cất pha loãng trước khi tiêm. Ví dụ: lấy 1ml Supermotic, 2ml Phar-nalgin C, 2ml nước cất trộn đều rồi tiêm 1ml đã pha loãng cho 1kg gà bệnh. Sau khi dừng kháng sinh tiếp tục cho uống 5 - 7 ngày Pharcalci - B12 (10 - 20ml/lít nước) và Pharboga T (1g/lít nước) để giải độc gan thận và gà chóng phục hồi sức khoẻ. Chú ý: Không được cho gà bệnh uống nước đường glucosa! 10. Bệnh gà cắn mổ nhau (Cannibalism). Nguyên nhân Cắn mổ nhau là bệnh dễ xảy ra ở gà hậu bị. Bệnh xảy ra do mấy nguyên nhân sau: - Không cắt mỏ. - Mất cân đối dinh dưỡng như thiếu Vitamin, acid amin, thức ăn thô, xanh, thiếu nguyên tố vi lượng (lưu huỳnh, măng gan, iod), lai giống cận huyết. - Mật độ nuôi quá đông, ánh sáng quá mức, chuồng nóng trong khi độ ẩm cao. - Vi phạm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng như cho ăn muộn, đàn đông trong khi thiếu máng ăn, thiếu nước uống, không phân lô phân đàn hợp lý. - Ngoài ra, có thể do các bệnh truyền nhiễm, giun sán, dùng kháng sinh dài ngày, rối loạn hocmon trong thời kỳ sinh sản. Điều trị Hộ lý: - Loại trừ các nguyên nhân kể trên. - Nuôi giãn mật độ. - Cắt mỏ những cá thể hay cắn mổ nhau hoặc loại bỏ khỏi đàn. Trước khi cắt mỏ khoảng 2 giờ cho gà uống Vitamin K (1%) với liều 1ml/5kgP để phòng chảy máu. Dùng kìm bấm cắt hết phần sừng mỏ trên, sát vào phần biểu mô, sau đó dùng dụng cụ nung nóng (có thể là lưỡi dao nung nóng) ép chặt mặt cắt để cầm máu. - Hạn chế ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn có ánh sáng màu đỏ (qua chiết áp để mức nhỏ bóng đèn tròn sẽ có màu đỏ, gần như đỏ sợi tóc chỉ đủ nhìn). - Bỏ vào chuồng gà quả gấc, quả bí ngô bổ đôi, cục đá vôi chết để cho gia cầm mổ. - Có điều kiện cho ăn thêm thức ăn xanh. Dùng thuốc (Cho toàn đàn uống/ăn liên tục trên 7 ngày): - Pharotin-K: 100g/30 lít nước uống hoặc 100g/300 kgP/ngày. - Pharcalci-B12: 10-20 ml/1lít nước uống. - Phar-M comix, 2g/1lít nước hoặc trộn 1g thuốc/kg thức ăn. Phòng bệnh - Đảm bảo đúng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. - Vào giai đoạn 7 ngày tuổi dùng máy cắt 1/2 mỏ hoặc vào lúc 7 tuần tuổi dùng kìm bấm cắt theo trình tự như trên 35 8 BỆNH E.COLI Ở GIA SÚC Đây là bệnh do trực khuẩn E.coli gây ra, chủ yếu ở bê dưới 2 tuần tuổi trong các trang trại chăn nuôi. Triệu chứng chính: Bệnh súc tiêu chảy phân màu trắng lẫn bọt khí, ngày càng nặng dẫn đến mất nước và điện giải nên bệnh súc gầy, yếu, đi lại khó khăn, giảm bú và dễ chết. Bệnh tích chính: Ruột bệnh súc phồng to chứa đầy dịch vàng lẫn bọt khí. Dạ múi khế sưng to, chứa dịch lỏng và nhiều cục sữa đông không tiêu. Hạch màng treo ruột xung huyết. Khi bê, nghé bị bệnh E.coli dễ bị ghép với bệnh cầu trùng hoặc giun sán đường ruột nên cần phân biệt để có những phác đồ điều trị khác nhau. 1.1. Trường hợp bê nghé bị bệnh E.coli đơn thuần. Bệnh này thường xảy ra ở bê nghé dưới 2 tuần tuổi. Điều trị (3 ngày): Cách 1: - Tiêm bắp con ốm kháng sinh Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP) hoặc Combi-pharm (1ml/7,5kgP), 1lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống kháng sinh Pharmequin, 10g/ 80kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 10g/50kgP/ngày để tăng lực. Cách 2:00 - Tiêm bắp con ốm kháng sinh Pharthiocin (1ml/10kgP, 1lần/ngày) để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống kháng sinh Dia-pharm, 10g/80kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho toàn đàn uống Pharbiozym, 10g/50kgP/ngày để tăng cường tiêu hoá. Kháng sinh khác có thể dùng: Cho uống Pharmpicin, Ampi-col hoặc Pharcolivet, tiêm bắp Lincoseptin. 9 1.2. Trường hợp bị bệnh E.coli ghép với bệnh cầu trùng. Triệu chứng chính: Trường hợp này thường xảy ra ở bê, nghé 3 - 6 tuần tuổi đến một năm tuổi. Lúc đầu bê hay nằm, lười vận động, giảm ăn. Lông mất màu, xù, nhai lại chậm chạp. Đến ngày thứ 2 hoặc 3 bệnh súc bắt đầu ỉa chảy, phân lỏng, có chất nhờn và nhiều gân máu. Đến ngày thứ 7 - 8 nhai lại ngừng hẳn, nhu động ruột tăng lên, hậu môn nữa đóng nữa mở. Về sau phân loãng, màu hơi xanh nâu, rất thối, đầy những hỗn hợp niêm dịch và máu. Càng ngày hậu môn càng mở rộng, lộ rõ niêm mạc có nhiều điểm hoặc vệt xuất huyết. Lúc này phân hoàn toàn màu nâu hoặc nâu sẫm. Thân nhiệt giảm còn 36 - 35 0 C và con vật chết. Trường hợp mãn tính thường xảy ra ở bê nghé lớn tuổi hơn và triệu chứng nhẹ hơn, nhưng do bị ghép với các bệnh nhiễm trùng phức tạp khác nên bệnh súc dễ chết. Điều trị: - Pharm-cox, 3ml/10kgP, cho uống một liều duy nhất để diệt cầu trùng. - Cho uống kháng sinh Pharcolivet, 10g/50kgP/lần, 2lần/ngày hoặc tiêm bắp 1ml kháng sinh Enroseptyl-L.A với 1ml kháng khuẩn Pharseptyl-L.A cho 20kgP, 1lần/ngày, liên tục 3 ngày để diệt E.coli. - Cho uống men tiêu hoá Pharbiozym, 10g/50kgP/ngày, liên tục trên 7 ngày để phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột. Các loại kháng sinh khác có thể dùng là: Cho uống Pharmequin, Pharcolivet, Ampi-col, Pharamox hoặc Dia-pharm; tiêm bắp Lincoseptin, Combi-pharm 1.3. E.coli ghép với bệnh giun sán. 1.3.1. Với bệnh giun đũa. Triệu chứng: Bệnh do Toxocara vitolurum gây ra chủ yếu ở bê nghé dưới 6 tháng tuổi. Bê bệnh tiêu chảy phân màu xám, kém ăn, uể oải, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp. Dần về sau bỏ bú, hay nằm một chổ, nằm bụng áp xuống đất, thở yếu, đau bụng. Có khi nằm ngữa dãy dụa, đạp chân lên phía trước bụng. Tiêu chảy vọt cần câu, phân màu trắng, mùi rất thối, phân dính đầy ở khuỷu chân và xung quanh hậu môn. Điều trị (3 ngày): Cách 1: - Tiêm dưới da (vùng cổ) Pharmectin, 1ml/12kgP hoặc Mectin-pharm, 1ml/50kgP. Một mũi duy nhất để tẩy giun. - Cho uống kháng sinh Pharmequin, 10g/150kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn. - Cho uống điện giải vitamin Dizavit-plus, 10g/50kgP/ngày. Điều trị 3 ngày để tăng lực. Cách 2: - Cho bê nghé uống sau khi bú/ăn Pharcaris (10g/60kg) hoặc Phar-dectocid (1 viên/70kgP), 1 liều duy nhất để tẩy giun. - Cho uống kháng sinh Dia-pharm (10g/80kgP/lần) hoặc Ampi-col (1g/20kgP/lần), 2lần/ngày để 10 [...]... LÁ GAN Ở GIA SÚC Triệu chứng: Bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê, cừu do 2 loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra Thỏ, chó, ngựa, động vật hoang dã và người cũng có thể mắc bệnh sán lá gan Đây là bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho đàn gia súc Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt ở vùng lầy lội và ẩm thấp Gia súc càng già càng nhiễm bệnh này Thể cấp tính thường xảy ra ở gia súc non... tính thường xảy ra ở gia súc non hoặc trong giai đoạn sán non di hành Bệnh súc biểu hiện kém ăn, gầy, da khô, lông xù và dễ rụng 13 (dùng tay nhổ nhẹ đãrụng) Tiêu chảy nặng Nguy hiểm gia súc non hay nhiễm các bệnh tiêu chảy khác do vi khuẩn (E.coli, Salmonella…) và giun sán đường ruột (cầu trùng) nên dễ chết Thể mãntính xảy ra ở gia súc trưởng thành Bệnh súc gầy, yếu, giảm ăn, ít nhai lại Lông xù dễ... không, nước bồ kết hoặc nước chè đặc đun sôi để nguội (400ml/lần) Sau khi bệnh súc ỉa xong thụt vào 4 lọ Phân trắng lợn con hoặc 2 lọ Coli- 11 flox Pharm, một lần duy nhất Nếu cần tiêm thêm vitamin K, Atropin (Phartropin) BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GIA SÚC Triệu chứng Đây là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra ở trâu bò trưởng thành Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa từ tháng... lắm ve, bét, mòng hút máu truyền bệnh cho đàn gia súc Triệu chứng Tuỳ theo loại sinh vật gây bệnh, bệnh súc có thể có những triệu chứng: sốt cao (40-41 0C), có thể gián đoạn hoặc liên tục Vật bệnh thường biểu hiện trạng thái thần kinh: mất thăng bằng, quay cuồng, đi vòng tròn, co giật hoặc run rẩy từng cơn Phù thũng ở chân, vùng bụng dưới, ức, thuỷ thũng ở yếm (sa tổ kiến), vật bệnh đi khập khiễng Do... năng vận chuyển Oxy nên bệnh súc khó thở Sau những cơn sốt trâu bò thường ỉa chảy, có khi lẫn máu, có khi đi đái ra máu Do đó bệnh súc vàng da, niêm mạc, giảm ăn dẫn đến thiếu máu, gầy, da khô, lông dựng, mi mắt sưng, mất dần sức đề kháng nên dễ chết Trâu bò có thể bị sẩy thai, giảm tiết sữa Trong một số ca trên da nổi nhiều u viêm điều trị mất ở chổ này lại xuất hiện ở chổ khác Điều trị Ngoài việc... thối, hậu môn ngày càng mở rộng, thân nhiệt giảm, ngừng nhai lại…) cho uống thêm Pharm-cox, 3ml/10kgP, một liều duy nhất để diệt cầu trùng - Nếu bội nhiễm vi khuẩn đường ruột (E.coli) cho uống thêm kháng sinh Pharmequin (10g/80kg/lần, 2 lần/ngày) hoặc tiêm bắp kháng sinh Enroseptyl-L.A (1ml/20kgP, 1lần/ngày), liên tục 3 ngày để diệt vi khuẩn Trường hợp mãn tính (xảy ra ở gia súc già): - Cho uống Phar-dectocid... (Zidamgrootski, 1876) Ngày nay bệnh được phát hiện ở cả động vật máu nóng và cả ở động vật máu lạnh Trong những thời gian khác nhau bệnh có các tên gọi là Bệnh máu trắng, Bệnh bạch cầu (Leukaemia), Bệnh ung thư máu, Leikosis…Ngày nay người ta gọi là bệnh Bạch cầu của bò, bởi tên bệnh nói lên tất cả bản chất của bệnh Nguyên nhân Do vi rút gây bệnh bạch cầu thuộc họ Retroviridae ở môi trường bên ngoài vi rút không... phân biệt - Bệnh lao - Bệnh nấm Actinobacillosis Bệnh sử - Thường xảy ra ở bò 4 - 8 tuổi Bệnh hay phát hiện ở bò da đỏ hoặc loang trắng đen Dê cừu cũng có thể nhiễm bệnh này - Bệnh lây qua dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ vận chuyển gia súc bị nhiễm, các vectơ côn trùng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh Triệu chứng Thời gian nung bệnh (đến lúc xuất hiện biến đổi trong máu ngoại vi) trong thực... bệnh (đến lúc xuất hiện biến đổi trong máu ngoại vi) trong thực nghiệm kéo dài 60 – 750 ngày, còn tự nhiên là 2 – 6 năm Bệnh xảy ra theo các giai đoạn tiền tăng bạch cầu, giai đoạn đầu, giai đoạn tăng bạch cầu đầy đủ và giai đoạn cuối Triệu chứng chung là: - Bệnh súc giảm cân - Giảm sản lượng sữa - Giảm ăn - Thiếu máu - Yếu cơ - Hình thành nhiều cục u - Các hạch limphô nội tạng giản rộng Huyết học Tăng... hô hấp và lây nhiễm chủ yếu qua đường thở, có thể truyền trực tiếp từ lợn mẹ sang lợn con (truyền dọc, bởi vậy vì sao đàn con qua 25 ngày tuổi đã bị ho thở), lây từ con này sang con khác (truyền ngang), mầm bệnh có thể phát tán theo chiều gió với khoảng cách từ 3 đến 3,5 km cho nên gây nguy hiểm cho các cơ sở chăn nuôi lợn xung quanh Triệu chứng: Lợn bệnh khó thở, ho nhiều, đặc biệt vào lúc thời tiết . Vào giai đoạn 7 ngày tuổi dùng máy cắt 1/2 mỏ hoặc vào lúc 7 tuần tuổi dùng kìm bấm cắt theo trình tự như trên 35 8 BỆNH E. COLI Ở GIA SÚC Đây là bệnh do trực khuẩn E. coli gây ra, chủ yếu ở bê. Nguy hiểm gia súc non hay nhiễm các bệnh tiêu chảy khác do vi khuẩn (E. coli, Salmonella…) và giun sán đường ruột (cầu trùng) nên dễ chết. Thể mãntính xảy ra ở gia súc trưởng thành. Bệnh súc gầy,. hyopneumoniae và các vi khuẩn bội nhiễm (có thể) khác nhưPasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica, Haemophillus parasuis, Streptococcus suis, nguy hiểm nhất là P. multocida và A. pleuropneumoniae