Con ăn gì mới an toàn? potx

5 329 0
Con ăn gì mới an toàn? potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Con ăn gì mới an toàn? Ở độ tuổi tập đi, bé đang cần được bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để thúc đẩy sự phát triển nhưng hiện nay, không phải loại thực phẩm nào cũng an toàn. Các loại thực phẩm như thế nào cần tránh cho con dùng? Thực phẩm cần tránh: trẻ 12 đến 24 tháng Sữa ít chất béo: Hầu hết các bé ở độ tuổi chập chững tập đi rất cần chất béo và lượng calo trong sữa để phát triển. Một khi em bé bước vào tuổi lên 2 (và nếu bé không gặp bất cứ vấn đề phát triển nào), bạn có thể cho bé uống các loại sữa ít chất béo nếu bạn muốn. Nhưng nếu con bạn có nguy cơ béo phì, bị bệnh tim và được bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng sữa ít chất béo trước 2 tuổi thì bạn nên áp dụng. Đề phòng con bị dị ứng khi ăn dặm. Cẩn thận với các loại thực phẩm: Các loại miếng to: Những thức ăn có kích thước nhỏ bằng hạt đậu là an toàn nhất với trẻ, khi ăn bé sẽ không bị nghẹn. Các loại rau như cà rốt, cần tây, đậu xanh… cần được cắt nhỏ, hoặc nấu chín và cắt nhỏ. Những trái cây như nho, dưa… bạn nên bỏ hạt và cắt vừa miếng cho con ăn. Các loại thức ăn nhỏ, cứng: Bỏng ngô, kẹo cứng, nho khô, trái cây khô… là mối nguy hiểm tiềm ẩn, dễ khiến trẻ bị hóc, nghẹn. Các loại thức ăn mềm và dính: Tránh cho con nhai kẹo cao su và các loại thức ăn mềm như kẹo gôm, kẹo mềm… có thể bị dính lại trong cổ họng của trẻ. Bơ đậu phộng: Hãy cẩn thận, không nên cho con bạn ăn bơ đậu phộng, đây là loại thức ăn hơi khó nuốt, dễ gây tắc, nghẹn cổ. Bạn có thể thay món bơ đậu phộng bằng bánh mỳ hoặc bánh quy giòn để bé ăn. Thực phẩm cần tránh: trẻ 24 đến 36 tháng Ngay cả khi bé đã trên 2 tuổi, răng phát triển đầy đủ hơn thì bạn cũng không nên chủ quan, cần để ý đến vấn đề bị nghẹn thức ăn ở trẻ. Ngoài việc tránh các thực phẩm ở giai đoạn trước, bạn cần nhớ không nên cho con ăn khi bé đang đi bộ, xem tivi hoặc làm mất cứ hoạt động nào khiến bé không thể tập trung vào bữa ăn. Thực phẩm cần tránh: từ 3 tuổi trở lên Lúc này, khả năng nhai và ăn thức ăn của bé đã phát triển rất nhiều, răng đã mọc đủ nhưng khi cho ăn bạn cũng nên để ý những miếng thức ăn hơi to, có khả năng gây nghẹn cho bé. Nên duy trì việc cắt thức ăn ra thành miếng nhỏ để đảm bảo an toàn nhất cho con. Tiếp tục tránh cho con ăn bỏng ngô, các loại hạt, kẹo cao su và không nên để con vừa ăn vừa nghịch, hoặc nô đùa. Nên để bé ngồi 1 chỗ khi ăn để tránh bị nghẹn. Dị ứng thức ăn Bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nên chờ đợi cho đến khi con được 1 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn mới bắt đầu cho con ăn dặm, bởi loại thức ăn này thường chứa nhiều chất gây dị ứng, nhất là với những em bé dễ bị dị ứng. Một sáng kiến thường được các bậc cha mẹ áp dụng, đó là cho con làm quen từ từ với các loại thực phẩm mới. Sau một vài ngày cho ăn mà bạn không thấy bé phản ứng lại với thức ăn đó thì có thể duy trì món ăn đó và dần chuyển sang món mới. Nếu bạn nghi ngờ rằng con mình có thể bị dị ứng thức ăn, lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để đưa ra chiến lược giúp bé làm quen với các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, lạc, đậu nành, các loại hạt, cá,… . Con ăn gì mới an toàn? Ở độ tuổi tập đi, bé đang cần được bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để thúc đẩy sự phát triển nhưng hiện nay, không phải loại thực phẩm nào cũng an toàn cho con ăn khi bé đang đi bộ, xem tivi hoặc làm mất cứ hoạt động nào khiến bé không thể tập trung vào bữa ăn. Thực phẩm cần tránh: từ 3 tuổi trở lên Lúc này, khả năng nhai và ăn thức ăn của. nhiều, răng đã mọc đủ nhưng khi cho ăn bạn cũng nên để ý những miếng thức ăn hơi to, có khả năng gây nghẹn cho bé. Nên duy trì việc cắt thức ăn ra thành miếng nhỏ để đảm bảo an toàn nhất cho con.

Ngày đăng: 14/08/2014, 09:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan