1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÌM HIỂU THẦN HỌC NHẬP MÔN

112 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 486,45 KB

Nội dung

Karl Barth sinh năm 1886 tại Basel, học Thần học và Triết học tại Bern, Berlin, Tuebingen và Marburg, sau đó làm Muc sư từ năm 1909 đến năm 1919. Năm 1929 Karl Barth cho ra đời quyển “Giải nghĩa thư Rôma” và mở đầu cho nền Thần học hiện đại. Cũng từ đó K. Barth nổi tiếng và lần lượt được mời làm giáo sư Thần học tại Goetingen năm 1921, Muenster năm 1925 và Bonn năm 1930.

THẦN HỌC NHẬP MÔN Lời giới thiệu Karl Barth sinh năm 1886 tại Basel, học Thần học và Triết học tại Bern, Berlin, Tuebingen và Marburg, sau đó làm Muc sư từ năm 1909 đến năm 1919. Năm 1929 Karl Barth cho ra đời quyển “Giải nghĩa thư Rô-ma” và mở đầu cho nền Thần học hiện đại. Cũng từ đó K. Barth nổi tiếng và lần lượt được mời làm giáo sư Thần học tại Goetingen năm 1921, Muenster năm 1925 và Bonn năm 1930. Từ năm 1923 đến 1933 K. Barth cộng tác xuất bản báo “Zwischen der Zeiten” (“Giữa các Thời đại”) và đã trở thành một trong những nhà Thần học quan trọng nhất của phái Thần học Biện chứng. Từ năm 1933 K. Barth cộng tác với và trở thành người lãnh đạo tinh thần của Hội Thánh “Bekennende Kirche”, một Hội Thánh đối lập với chế độ Đức quốc xã. Nhưng chẳng bao lâu (năm 1935) K. Barth bị trường Đại học Bonn sa thải vì không chịu thề trung thành vô điều kiện với “lãnh tụ” Hitler. Sau đó K. Barth trở về Thụy sĩ, giảng dạy tại Basel, nhưng vẫn liên lạc mật thiết với Hội Thánh “Bekennende Kirche”. K. Barth về với Chúa năm 1968 tại Basel. Thần học Biện chứng của K. Barth có ảnh hưởng lớn trên các giáo hội Tin Lành trên toàn thế giới trong một thời gian dài. K. Barth gói gém những suy tư Thần học cơ bản của mình vào bộ “Die kirchliche Dogmatik” (“Giáo lý Hội Thánh”), dày hàng ngàn trang, và cũng là một trong những công trình Thần học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Tác phẩm “Einfuehrung in die evangelische Theologie” - tạm dịch “Thần học Tin Lành Nhập môn” - này là bài dạy cuối cùng của K. Barth vào lục cá nguyệt mùa đông 1961/62. Chúng tôi cám ơn nhà xuất bản Theologische Verlag Zuerich đã có nhả ý cho phép chúng tôi dịch và xuất bản tác phẩm này. Người Dịch MỤC LỤC Lời nói đầu 1. Dẫn giải I. Vị trí của Thần học 2. Lời 3. Những Nhân chứng 4. Cộng đồng tín hữu 5. Linh II. Sự sinh tồn của Thần học 6. Ngạc nhiên 7. Xúc động 8. Uỷ nhiệm 9. Đức tin III. Hiểm hoạ của Thần học 10. Cô đơn 11. Nghi ngờ 12. Thử nghiệm 13. Hi vọng IV. Công tác của Thần học 14. Cầu nguyện 15. Nghiên cứu 16. Phục vụ 17. Tình yêu 212 LỜI NÓI ĐẦU Trong lục cá nguyệt 1961/62, sau khi đã giã từ giáo chức để hưu hạ, tôi vẫn còn có cơ hội tiếp tục giảng dạy vì chưa có người thay thế. Bài dạy về "Thần học Tin Lành nhập môn" trong lục cá nguyệt đó được in thành quyển sách này. Hi vọng những ai than phiền rằng bộ "Giáo lý Hội Thánh" quá dày sẽ không than phiền quyển sách này quá mỏng. Vì không thể giảng dạy một bài về Giáo lý cách đầy đủ trong vòng một tiếng đồng hồ mỗi tuần, tôi lợi dụng cơ hội để trình bày ngắn gọn tất cả những gì tôi mong mỏi, học hỏi và chủ trương trong bộ môn Thần học Tin Lành qua năm năm làm sinh viên, mười hai năm làm Mục sư và bốn mươi năm làm giáo sư. Ngoài ra tôi cũng có ẩn ý giúp các bạn trẻ có một cái nhìn tổng quát về sự khác biệt giữa chủ trương của tôi và Mixophilosophicotheologia (từ của Abraham Calov!), một chủ trương hoà đồng triết học với Thần học được nhiều người coi là chủ trương mới nhất. Tôi không có ý định viết ra một “Credo”, một “bản Tín điều”, mới hoặc một "Đề cương" Giáo lý hoặc một Summula, một Tổng luận Thần học. Vì thế tôi chọn môn "Nhập môn" này, một môn mà trong Phân khoa Thần học Basel từ lâu không còn nữa. Tôi rất vui vì có đông sinh viên tham dự lớp học và sẽ không bao giờ quên được lục cá nguyệt cuối cùng này. Ngoài ra, điều tôi còn có thể làm là sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện bộ "Giáo lý Hội Thánh". Basel, tháng ba 1962 DẪN GIẢI Thần học là một trong những công tác mà truyền thống gọi là "khoa học" của con người. Khoa học của con người tìm cách nhận thức một đối tượng - hoặc nhận thức môi trường của một đối tượng - bằng phương pháp do chính đối tượng xác định để tìm hiểu ý nghĩa của đối tượng và để đề cập đến toàn bộ ảnh hưởng của sự hiện hữu của đối tượng. Từ "Thần học" ngụ ý Thần học là một khoa học rất đặc biệt để nhận thức, để thấu đáo và để đề cập đến "THƯỢNG ĐẾ”. Nhưng từ "Thượng Đế" có thể có nhiều ý nghĩa, và vì thế có nhiều loại thần học. Không có một người nào hoặc cố ý hoặc vô tình, hoặc vừa cố ý vừa vô tình mà không có những thần thánh hoặc thần tượng riêng của mình. Không một người nào mà không coi đối tượng của những ước muốn và lòng tin tuyệt đối của mình, không coi nền tảng của mối liên hệ và nghĩa vụ thiêng liêng của mình là thần thánh hoặc thần tượng của mình, và như vậy mỗi người đều là một nhà Thần học. Không một tôn giáo nào, không một triết thuyết nào, không một nhân sinh quan nào (kể cả bài quốc ca của Thuỵ sĩ) mà không hướng về một Đấng thiêng liêng, nỗ lực lý giải và diễn tả Đấng thiêng liêng một cách sâu sắc hoặc nông cạn, và như vậy tất cả các tôn giáo, riết thuyết, nhân sinh quan đều là các loại thần học. Không phải khi ta tìm cách công nhận hoặc thừa nhận rằng Đấng thiêng liêng này tiêu biểu cho chân lý và uy quyền của một nguyên lý tối cao mới gọi là thần học, nhưng thần học cũng là khi ta tìm cách phủ nhận Đấng thiêng liêng này - một sự phủ nhận trên thực tế chỉ là hoán chuyển danh hiệu và nhiệm vụ của Ngài qua một đối tượng khác như qua "thiên nhiên", qua một bản năng sống còn tự nhiên và vô hình, qua "lý trí", qua sự tiên tiến hoặc qua con người suy nghĩ và hành động tiên tiến, hoặc qua một cứu cánh hư vô mà con người phải bám víu vào. Như vậy ngay cả các lý thuyết dường như "vô thần" cũng là các loại thần học. Mục đích các chương này không phải để trình bày một thế giới với nhiều loại thần học và thần tượng khác nhau bằng cách dựa vào lịch sử để so sánh và phỏng định khách quan, rồi nhân danh một trong các loại thần học đó phát biểu chống lại các loại thần học khác, cũng không nhằm mục đích sắp xếp các loại thần học khác vào hoặc dưới loại thần học này. Chúng ta không thể xác định các loại thần học khác và Thần học mà chúng ta đề cập đến có những điểm cơ bản nào đồng nhất với nhau, và đồng nhất như thế nào, để có thể phối hợp các loại thần học khác với Thần học một cách tốt đẹp. Tất cả các loại thần học khác đều tương đồng với nhau ở điểm - và điểm này là ánh sáng giúp ta nhận diện các thần tượng của các loại thần học khác - là tất cả đều quan niệm và tự phong mình là thần học tốt nhất - nếu không muốn nói là thần học đúng đắn duy nhất - vì là thần học đúng đắn nhất trong số tất cả các loại thần học khác. Căn cứ vào bài học rút ra từ trong truyện ngụ ngôn về ba chiếc nhẫn, chúng ta sẽ tránh không tham dự vào cuộc tranh chấp này mặc dầu chúng ta không hoàn toàn đồng ý với lời giải thích của Lessing. Lessing, một nhà thơ người Đức, trong một vở kịch đã ví sánh lời quả quyết của Do-thái giáo, Hồi giáo và Cơ-đốc giáo với lời quả quyết của ba anh em nhà kia. Ba anh em này, mỗi người đều nhận được một chiếc nhẫn quí giá từ tay người cha nay đã quá cố. Cả ba đều quả quyết mình là người đã nhận được chiếc nhẫn quí giá duy nhất của cha, chứ không phải chỉ là một chiếc nhẫn giả. Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn này rất rõ ràng, tuy chúng ta không đồng ý với Lessing rằng có lẽ chiếc nhẫn thật đã thất lạc và tất cả những chiếc nhẫn trong tay ba anh em đều chỉ là những chiếc nhẫn giả không hơn không kém. Thần học tốt nhất và đích thực nhất của Thượng Đế chí cao, là chân lý và duy nhất thực hữu, phải là Thần học giản dị và phải - ở điểm này Lessing hoàn toàn có lý - tự chứng tỏ là Thần học của Thượng Đế bằng cách thể hiện Chúa Thánh Linh và năng lực của mình. Thần học sẽ tự thể hiện mình không phải là Thần học của Thượng Đế nếu Thần học đòi hỏi và quả quyết rằng mình là Thần học của Thượng Đế. Thế nên chúng ta sẽ không so sánh và không định giá riêng rẽ hoặc tổng hợp tất cả các loại thần học. Chúng ta chỉ đơn giản khẳng định rằng: Thần học mà chúng ta giới thiệu ở đây là Thần học Tin Lành. Từ "Tin Lành" nhắc đến Tân ước và đồng thời cũng nhắc lại cuộc Cải chánh trong thế kỷ 16. Chúng ta xác nhận ở đây một quan điểm lưỡng diện: Thần học chúng ta đề cập là Thần học có nguồn gốc tiềm tàng trong những văn kiện của lịch sử Y-sơ-ra-ên, đã được thành tựu cụ thể trước hết trong những Kinh văn của các trước giả Phúc âm, các Sứ đồ và các Tiên tri của Tân ước, rồi được khám phá lại một cách mới mẻ và được chấp nhận qua cuộc Cải chánh trong thế kỷ 16. Ta không thể và không nên cố ý hiểu từ "Tin Lành" (điểm quan trọng và hiển nhiên là từ này có liên quan đến Thánh Kinh mà tất cả mọi giáo phái đều kính trọng) chỉ giới hạn trong một giáo phái. Không phải toàn bộ Thần học "Cải chánh" đều là Thần học "Tin lành". Trong phạm vi Công giáo La-mã và Chính thống Đông phương, trong phạm vi Cải chánh giáo với nhiều trường phái mới sau này, kể cả trong những trường phái biến thể, cũng có Thần học Tin lành. Từ "Tin Lành" ở đây biểu thị cụ thể sự liên tục và hợp nhất (nếu không muốn nói là trong tinh thần của "Giáo hội nghị"). Thần học này, trong số hằng hà sa số các loại thần học khác nhau, đề cập đến Thượng Đế của Phúc âm. Đó là Thượng Đế đã mạc khải trong Phúc âm, là Đấng phán về chính Ngài cho con người, là Đấng hành động giữa và nơi con người. Hễ ở đâu Thượng Đế là đối tượng, hễ ở đâu Ngài là nguồn gốc và tiêu chuẩn của khoa học con người thì ở đó có Thần học Tin Lành. Sau đây chúng ta cố gắng trình bày Thần học Tin Lành. Chúng ta sẽ giải thích đặc điểm của Thần học Tin Lành - do đối tượng xác định - căn cứ vào những đặc tính quan trọng nhất. Tất cả những đặc tính này - mutatis mutandis, có thể sẽ thay đổi - cũng đều có thể là và đều là đặc tính của những khoa học khác. Tuy nhiên chúng ta không đề cập đến vấn đề đó. Sở dĩ chúng ta trình bày những đặc tính này ở đây vì những đặc tính này là những đặc tính của khoa học Thần học. 1. Không phải mãi đến thời Lessing Thần học mới không được quyền tự đề cao khi so sánh mình với những loại thần học khác, không được tự xưng mình trong một bản thể nào đó là sự khôn ngoan và là giáo lý của Thượng Đế. Chính vì Thần học hướng về Thượng Đế là Đấng bày tỏ Ngài trong Phúc âm nên Thần học không được đòi hỏi thẩm quyền tương tự như Phúc âm. Là Thượng Đế của Phúc âm, Thượng Đế đoái thương cuộc đời của tất cả mọi người và vì thế Ngài cũng đoái thương thần học của họ. Tuy nhiên Thượng Đế chẳng những vượt trổi hơn công tác của các loại thần học khác, nhưng cũng vượt trổi hơn công tác của Thần học Tin Lành. Mỗi lần mạc khải chính mình, Thượng Đế đều bày tỏ một cách mới luôn, và mỗi lần như vậy Thần học Tin Lành lại phải luôn luôn bắt đầu tìm hiểu Thượng Đế là Đấng mà Thần học vừa không sở hữu vừa không nhận được. Chỉ nhờ có tác động của Thượng Đế ta mới có thể phân biệt Đấng Chân Thần với những thần tượng khác mà thôi. Không một khoa học nào của con người - kể cả Thần học là khoa học hướng về Thượng Đế - có thể thực hiện công tác này. Vì thế Thượng Đế chắc chắn phải là một Thượng Đế khác hẳn với các thần tượng. Dường như các thần tượng chẳng những không ngăn cản thần học của mình tự đề cao chính mình, trái lại còn khuyến khích thần học của mình tự khoe mình nữa. Mỗi một loại thần học này đều tự cho mình là thần học đúng nhất, là thần học duy nhất. Thần học Tin Lành phải và chỉ có thể suy tư và phát biểu căn cứ vào quyết định và hành động của Thượng Đế: làm cho vinh quang của Ngài sáng loà trước mặt tất cả các thần tượng. Thần học Tin lành sẽ không suy tư và không phát biểu căn cứ vào quyết định và hành động này của Thượng Đế nếu Thần học Tin Lành bắt chước các loại thần học khác tự đề cao chính mình. Thần học Tin Lành phải - dầu muốn hay không muốn - khởi hành và đi trên con đường riêng của mình, một con đường tự trong cơ bản hoàn toàn khác hẳn với con đường của các loại thần học khác. Thần học Tin Lành phải chịu xếp đồng hàng với các loại thần học khác, và cũng phải chịu - mặc dầu không tham dự vào cuộc thí nghiệm này - bị so sánh và bị cho là có liên quan với những loại thần học đó dưới nhãn hiệu "Triết lý tôn giáo". Thần học Tin Lành chỉ có thể an tâm chờ đợi Thượng Đế biện hộ cho mình. Thần học Tin Lành, vì được chính đối tượng xác định là khiêm tốn, là một khoa học khiêm tốn. 2. Thần học Tin Lành làm việc với ba điều kiện phụ như sau: (a) điều kiện phổ quát với sự hiện hữu của con người trong một biện chứng không thể giải quyết được mà Thần học phải đối diện qua sự tự Mạc khải của Thượng Đế trong Phúc âm, (b) điều kiện đặc biệt với đức tin của những người tự nguyện và triệt để công nhận, nhận thức và xưng nhận sự tự Mạc khải của Thượng Đế là biến cố xảy ra cho họ và đặc biệt cho họ, (c) điều kiện phổ quát và đặc biệt với lý trí, tức là khả năng nhận thức, phán đoán và phát biểu của tất cả mọi người cũng như của những người có đức tin. Khả năng này cho phép những người có đức tin về phương diện kỹ thuật có thể tham dự tích cực vào cố gắng nhận thức của Thần học hướng về Thượng Đế là Đấng tự mạc khải trong Phúc âm. Nhưng điều này không có nghĩa là Thần học được phép hoặc được quyền lấy sự hiện hữu, lấy đức tin hoặc khả năng tư duy của con người (mặc dầu trong khả năng này cũng có khả năng tín ngưỡng đặc biệt - một "khả năng tín ngưỡng tiên nghiệm" - đặt vào vị trí của Thượng Đế để làm đối tượng và đề tài của mình, rồi trong tiến trình suy tư đề tài "Thượng Đế" mới tình cờ được nhắc đến để bổ túc vào. Thần học không được gây ra cái cảm tưởng rằng "Thượng Đế" chỉ muốn làm một biểu tượng - tương tự như hoàng gia Anh quốc - hoặc một đề tài để đàm thoại mà thôi. Thần học biết rõ rằng Thượng Đế của Phúc âm thực sự quan tâm đến sự hiện hữu của con người, rằng Thượng Đế giác tỉnh và kêu gọi con người thành tâm đi đến đức tin, rằng Thượng Đế thực sự đòi hỏi và tác động trên toàn bộ khả năng tư duy của con người (và không chỉ tác động trên khả năng tư duy của con người mà thôi). Thần học lưu tâm vào những điểm này bằng cách trước nhất lưu tâm một cách xuyên suốt về chính Thượng Đế. Điều kiện tiên quyết để Thần học suy tư và phát biểu là bằng chứng của Thượng Đế về sự hiện hữu và quyền tối thượng của Ngài. Nếu Thần học xử sự ngược lại, sắp xếp Thượng Đế vào con người thay vì sắp xếp con người vào Thượng Đế, thì Thần học sẽ tự giam mình trong nhà tù Ba-by-lôn của Nhân chủng học hoặc của Bản thể học, nghĩa là trong nhà tù của bất cứ một sự lý giải nào lấy sự hiện hữu, lòng tin và khả năng tư duy của con người làm cơ bản. Thần học Tin Lành vừa không bị bắt buộc vừa không có quyền xử sự như vậy. Thần học Tin Lành chờ đợi và tin tưởng để cho sự hiện hữu, khả năng tư duy - khả năng tự tại và tự hiểu của con người - tự đối chất với Thượng Đế của Phúc âm là Đấng trên hết tất cả mọi sự. Trong tinh thần khiêm tốn Thần học Tin lành - căn cứ vào những điều kiện phụ này - là một khoa học tự do, tức là một khoa học để cho đối tượng của mình tự do, và như vậy nhờ đối tượng của mình Thần học Tin Lành luôn luôn là một khoa học được tự do, không bị lệ thuộc vào những điều kiện phụ. 3. Đối tượng của Thần học Tin Lành là Thượng Đế trong lịch sử hành động của Ngài. Trong lịch sử đó Thượng Đế tự mạc khải Thượng Đế. Trong lịch sử đó Ngài cũng là chính Ngài. Trong lịch sử đó Thượng Đế có và minh chứng cả sự hiện hữu lẫn bản thể của Ngài mà không thiên vị yếu tố nào. Như vậy Thượng Đế của Phúc âm không phải là một vật, một món đồ hoặc một đối tượng, cũng không phải là một ý tưởng, một nguyên tắc hoặc một tổng hợp nhiều chân lý, cũng không phải là Đấng đại diện cho một tổng hợp chân lý. Thượng Đế chỉ có thể được gọi là "Chân lý" nếu ta hiểu chân lý theo ý nghĩa của từ Hi-lạp aletheia. Chân lý là sự hiện hữu của Thượng Đế trong lịch sử Mạc khải của Ngài, là Chúa của muôn chúa trong ánh sáng soi rọi của Ngài, là Công lao Thượng Đế trong sự kiện Danh Ngài được thánh hoá, trong sự kiện Nước Ngài được đến, trong sự kiện Ý Ngài được nên. "Những Chân Lý" này về sự hiện hữu của Thượng Đế là kết quả của những yếu tố mà ta có thể chiêm ngưỡng và xác định - chiêm ngưỡng và xác định một cách đặc biệt, không cô lập với nhau nhưng trong tương quan lịch sử của những yếu tố đó - qua Công lao của ánh sáng soi rọi của Ngài. Điểm đáng lưu ý là: Thần học Tin Lành vừa không được tái diễn vừa không được hiện tại hoá, cũng không được dự liệu một lịch sử trong đó Thượng Đế là Thượng Đế. Thần học Tin Lành không được có tham vọng lấy lịch sử đó làm tác phẩm của riêng mình, nhưng có bổn phận phải truyền bá lịch sử đó bằng ngôn ngữ có thể thấy và hiểu được. Tuy nhiên Thần học Tin Lành chỉ có thể thực hiện được điều này một cách thực tiễn bằng cách đi theo Thượng Đế sống động trong cái sự kiện Ngài-là-Thượng Đế, và như thế, trong sự nhận thức, cân nhắc và thảo luận của mình Thần học cũng có đặc tính của một sự kiện sống động. Nếu Thần học Tin Lành quan sát, thấu đáo và đề cập đến bất cứ một yếu tố nào trong sự kiện đó của Thượng Đế một cách tiêu cực cho mình thay vì trong một tương quan tích cực, như con chim đang bay sánh với con chim đang đậu trên cành, nếu Thần học Tin Lành bỏ qua không tường thuật "những việc làm vĩ đại của Thượng Đế" mà chỉ xác định và truyền bá một thần tượng vật chất và một vật chất thần tượng thì Thần học Tin Lành sẽ đánh mất đối tượng của mình và tự huỷ chính bản thân mình . Thượng Đế của Phúc âm rời bỏ loại thần học - trong ý nghĩa đó - bất động này, chứ không xử sự như cách xử sự của các thần tượng đối với các loại thần học khác. Nếu chăm nhìn vào Thượng Đế của Phúc âm, Thần học Tin Lành chỉ có thể hiện hữu và tồn tại trong một sự vận chuyển sống động. Thần học Tin Lành phải luôn luôn phân biệt giữa cũ và mới - mà không được khinh thường cái này và sợ hãi cái kia, phải phân biệt giữa hôm qua, ngày nay và ngày mai của một hiện tại và tác động - mà không đánh mất cái nhìn hợp nhất của những yếu tố này. Dựa vào quan điểm đó Thần học Tin Lành là một khoa học có tinh thần phê bình rất khách quan, nghĩa là một khoa học qua đối tượng của mình phải đương đầu không ngừng với khủng hoảng và là một khoa học không bao giờ bị đối tượng của mình bỏ rơi. 4. Thượng Đế của Phúc âm không phải là một Thượng Đế cô đơn, tự mãn và tự khép kín, không phải là một Thượng Đế "tuyệt đối" (nghĩa là: Thượng Đế không tách rời ra khỏi tất cả những điều không phải là Ngài). Tuy nhiên Thượng Đế không bị một Đấng bình-đẳng-nào-khác-ở-bên-cạnh giới hạn và thách thức Ngài. Thượng Đế cũng không làm tù nhân cho sự uy nghi của Ngài, không bị bắt buộc làm Đấng hoặc cái "hoàn toàn khác lạ". Thượng Đế của Schleiermacher không thể nào thương xót được. Thượng Đế của Phúc âm có thể thương xót và hành động với lòng thương xót. Trong sự sống của Ngài, Thượng Đế Cha, Con và Thánh Linh tự bản thể là một Đấng duy nhất. Cũng tương tự như vậy, trong mối tương quan với những thực tại khác Thượng Đế de iure và de facto, theo luật và trên thực tế, là Thượng Đế tự do, không ở bên cạnh con người, cũng không chỉ ở trên con người, nhưng ở nơi và với con người và quan trọng là: là Thượng Đế cho con người, không phải chỉ là Chúa, nhưng cũng là Cha, Anh và Bạn của con người. Sự kiện này không làm gia giảm hoặc đánh mất nhưng trái lại chính là xác minh bản thể Thiên Thượng của Ngài. "Ta ngự trong nơi cao và nơi người bị đánh tan nát và khiêm nhường" (Ê-sai 57:15). Thượng Đế đã thực hiện điều này trong lịch sử hành động của Ngài. Nếu Thượng Đế khi đối diện với con người chỉ cao sang, xa vời và khác lạ với một thần tính vô nhân tính, thì Thượng Đế chỉ là - giả sử như Thượng Đế đó có thể làm cho con người lưu tâm đến mình đi nữa - một Thượng Đế của Dysangelion, của hoạ âm chứ không phải của Phúc âm, chỉ là Thượng Đế phán tiếng "Không" từ khước với giọng khinh bỉ, đoán xét và gây tang tóc, chỉ là một Thượng Đế mà con người sẽ sợ hãi, sẽ trốn chạy nếu con người có thể trốn chạy, sẽ không muốn biết đến vì Thượng Đế xa vời đó sẽ không thể nào làm thỏa mãn con người được. Có nhiều loại thần học khác thực sự liên hệ với các thần tượng chỉ cao xa, siêu phàm và vô nhân tính như thế. Những thần tượng như vậy chỉ có thể là thần tượng của hoạ âm mà thôi. Chính sự tiến bộ - và nhất là con người tiến bộ - mà ta thường tôn sùng là hiện thân của thần tượng loại này. Thượng Đế, Đấng làm đối tượng của Thần học Tin Lành, vừa cao sang vừa thấp hèn: Ngài cao sang ngay trong sự thấp hèn của Ngài. Cũng vậy, khi Ngài phán với con người, tiếng phán "Không" từ khước bất khả kháng bao hàm trong tiếng "Được" chấp nhận. Điều Thượng Đế ước muốn và tác động cho và với con người là một Công lao hữu ích, cứu rỗi, sửa sai và vì thế là một Công lao đem lại bình an và vui mừng. Như vậy Ngài thực sự là Thượng Đế của Euangelion, của Phúc âm, của Lời nhân đức, vì đó là Lời khoan dung dành cho con người. Thần học Tin Lành cố gắng đáp lại tiếng phán "Được" khoan dung của Thượng Đế, đáp lại sự tự Mạc khải của Thượng Đế qua mối thâm giao mà Ngài dành cho nhân loại. Thần học Tin Lành liên hệ với Thượng Đế là Thượng Đế của con người, vì thế cho nên cũng liên hệ với con người là con người của Thượng Đế. Đối với Thần học Tin Lành chắc chắn con người không cần phải bị "chiến thắng", trái lại, con người được Thượng Đế chỉ định để chiến thắng. Nói cho đúng từ "Thần học" không diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của "Thần học Tin Lành" vì không giúp ta thấy được tầm vóc quan trọng này của đối tượng của Thần học: tình yêu vô điều kiện của Thượng Đế đánh thức tình yêu vô điều kiện, ân sủng của Ngài (charis ) mời gọi tấm lòng cảm tạ (eucharistia ). "Thần-nhân chủng học" tốt hơn nên trình bày mình quan tâm đến ai và về việc gì và không được lầm lẫn mình với "nhân chủng-thần học". Vì thế, nếu ta nhận thức rằng Thần học này là "Thần học Tin Lành” trong ý nghĩa đặc biệt mà ta vừa đề cập ở trên thì ta sẽ trung thành với Thần học. Vì là Thần học Tin Lành nên Thần học này không thể hướng về một thần tượng vô nhân tính rồi trở thành thần học của luật pháp! Thần học Tin Lành liên hệ với Em-ma-nu-ên, với Thượng-Đế-ở-cùng- chúng-ta! Như thế làm sao Thần học Tin Lành lại không phải là - qua đối tượng này của mình - một khoa học cảm tạ và là một khoa học vui mừng được? Tôi xin phép không giải thích từ "Nhập môn". Đồng thời tôi cũng xin không trình bày đề tài này như cách của Schleiermacher trong tác phẩm “Kurze Darstellung des theologischen Studiums” (“Nghiên Cứu Thần học Giản lược” ) hoặc như cách của nhiều người khác trong “Theologische Enzyklopaedie” ("Thần học bách khoa toàn thư"). Chúng ta sẽ có một tài liệu về "Thần học Tin Lành nhập môn” như thế nào? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này tôi xin phép bắt đầu. LỜI Trong chương trước, chương Dẫn giải, chúng ta đã đề cập về Thần học Tin Lành. Trong chương này và ba chương kế tiếp nhiệm vụ của chúng ta là xác định vị trí của Thần học. Chúng ta sẽ không bàn về vị trí, về quyền hạn và về khả năng của Thần học trong không gian và khuôn khổ của văn hoá và nhất là của Universitas literarum, của toàn bộ các khoa học, của khoa học phổ thông của con người! Từ khi vai trò lãnh đạo của Thần học trong thời Trung cổ chấm dứt, Thần học đã nỗ lực, nhất là trong thế kỷ 19, tranh đấu cho sự sống còn của mình để ít nhất cũng dành được một chỗ đứng nho nhỏ dưới ánh nắng mặt trời của khoa học phổ thông. Nhưng nỗ lực này đã không có kết quả vì Thần học vẫn tiếp tục lâm vào chỗ bế tắc. Kể cả cái kết quả khiêm nhường là được tôn trọng xã giao, bề ngoài cũng không có. Nhưng điểm kỳ lạ là, khi Thần học không biện minh cho mình nữa, nghĩa là không còn tranh đấu để đi tìm một chỗ đứng cho mình, nhưng nỗ lực suy tư và tập trung tư tưởng vào việc của mình, thì ngay lúc đó Thần học bắt đầu lại được lưu ý. Chắc chắn Thần học sẽ rất vững vàng, kể cả đối với ngoại diện, nếu Thần học biết sinh hoạt đúng theo cái luật lệ mà mình đã sử dụng chứ không cần phải giải thích hoặc xin lỗi dài dòng. Cho đến nay Thần học vẫn chưa nỗ lực đầy đủ. Tuy nhiên "văn hoá" và "khoa học phổ thông" là gì? Phải chăng trong năm mươi năm qua ý nghĩa của những từ ngữ này cũng bị ngộ nhận, và trở thành quá phức tạp đến nỗi chúng ta không thể căn cứ vào những từ ngữ này để định hướng được? Dù sao đi nữa chúng ta cũng không nên coi nhẹ vấn đề: Các Phân khoa Đại học khác nghĩ gì về Thần học? Với lý do gì và với quyền hạn nào mà Thần học, một khoa học khiêm tốn, tự do, phê bình khách quan và vui mừng, lại dựa vào sui generis, vào xuất xứ của mình, để đòi có một chỗ đứng trong Đại học? Hiện tại vấn đề này là một cura posteror, là một mối ưu tư hậu xét, hiện nay không quan trọng; sánh với vấn đề này những vấn đề khác cấp thiết hơn. Để giải quyết vấn đề này ta còn thiếu những tia sáng khác mà ngay cả Thần học - nào ai biết? - có thể mãi đến những năm hai ngàn mới có được. Ở đây ta hiểu "vị trí" của Thần học một cách đơn giản là: Vị trí khởi hành cần thiết mà Thần học nhận được từ bên trong và từ đối tượng của mình. Từ vị trí khởi hành đó Thần học khởi hành với tất cả các khoa ngành của mình - Thần học Thánh Kinh, Lịch sử Thần học, Thần học Hệ thống, Thần học thực hành. Thần học phải giữ đúng luật lệ mà Thần học đã dùng để lên đường. Nói theo ngôn ngữ quân đội: "vị trí" Thần học là vị trí mà nhà Thần học (dù vị trí đó có phù hợp với mình và với các nhà Thần học khác hay không) phải đóng quân và (nếu nhà Thần học không muốn bị quản thúc ngay tức khắc) phải cố thủ vị trí đó với bất cứ giá nào, dù ở trong Đại học hoặc ở dưới bất cứ một đường hầm bí mật nào. Trong từ "Thần học" (Theologie ) có khái niệm Logos. Thần học là một Logia, một luận lý (logik ), một ngôn ngữ (logistik ) do Thượng Đế (Theos ) tạo điều kiện và xác định. Logos có nghĩa là "Lời", mặc dầu nhân vật Faust của Goethe cho rằng từ này quá cao nên không thể nào thẩm định được. Lời không phải là vị trí duy nhất, nhưng là vị trí thiết yếu đầu tiên không thể không có của Thần học. Thần học chính là lời: tức là lời-trả-lời của con người. Tuy nhiên không phải lời-trả-lời, nhưng Lời mà lời-trả-lời nghe và Lời mà lời-trả-lời trả lời mới làm cho lời-trả-lời của con người trở thành Thần học. Thần học thành công và thất bại với Lời. Lời đó đi trước lời Thần học, tạo ra Thần học, đánh thức, thách đố Thần học. Sự suy tư và phát biểu Thần học của con người sẽ trống rỗng, vô nghĩa, vô ích nếu không phải là một hành động trả lời cho Lời đó mà là một cái gì khác, hoặc hạn hẹp hơn hoặc rộng rãi hơn. Như chúng ta đã tìm hiểu ở điểm 1 và điểm 2 trong chương "Dẫn giải", vì trong Thần học Lời được nghe và được trả lời nên Thần học là khoa học vừa khiêm tốn vừa tự do. Khiêm tốn, vì toàn thể luận lý của Thần học trong tương quan với Lời chỉ là một tương đồng-luận lý của con người, toàn thể dẫn giải của Thần học đều chỉ là sự phản chiếu lại (trong ý nghĩa của "sự phỏng định") của con người. Tất cả những tác phẩm của Thần học đều chỉ là tác phẩm của con người. Tóm lại, Thần học không phải là hành động của Đấng Tạo Hoá, nhưng chỉ có thể là một lời ca tụng Đấng Tạo Hoá và ca tụng Đấng đã tạo dựng nên Thần học mà thôi. Tự do, vì Thần học chẳng những được khuyến khích bởi Lời, nhưng cũng được giải phóng, được uỷ quyền, được thúc đẩy di động để trở thành tương tự, phản chiếu và mô phỏng, tức là trở thành lời ca tụng Đấng Tạo Hoá của mình. Như vậy vấn đề ở đây đi xa hơn là vấn đề sự suy tư và phát biểu của Thần học phải được Lời hướng dẫn, phải hướng về Lời, phải lấy Lời để đo lường mình. Dĩ nhiên đó là những nguyên tắc phải được thực hiện. Đó là những khái niệm thích hợp đối với mối liên hệ của Thần học và những Nhân chứng của Lời. Trong chương 3 chúng ta sẽ bàn đến điểm này. Nhưng trong mối liên hệ của Thần học với chính Lời thì những khái niệm này vẫn chưa đủ. Vấn đề ở đây không phải chỉ là vấn đề sự suy tư và phát biểu của con người nhằm để trả lời cho Lời (như trong dạng Giải nghĩa) phải có và phải qui phục luật lệ của Lời, nhưng sự suy tư và phát biểu của con người trước hết phải được Lời Thượng Đế tác động tạo nên để trả lời cho Lời thì mới tồn tại và trở thành hiện thực. Nếu không có tiến trình tác động của Lời thì chẳng những không có Thần học đích thực mà cũng sẽ không có Thần học Tin Lành. Thần học trước tiên không có bổn phận phải diễn dịch, phân tích, giải nghĩa Lời đó. Thần học sẽ diễn dịch khi liên hệ với những Nhân chứng của Lời. Nhưng trong mối liên hệ với chính Lời Thượng Đế thì Thần học không có bổn phận diễn dịch. Sự trả lời của Thần học chỉ có thể sống còn khi Thần học xác nhận và truyền bá Lời là Lời đã được tuyên phán, được lắng nghe và ưu tiên hơn tất cả mọi sự diễn dịch. Đây chính là hành động Thần học cơ bản bao hàm và mở đầu cho tất cả mọi hành động khác. “Omnis recta cognitio Dei ab oboedientia nascitur”, “Toàn bộ nhận thức đích thực về Thượng Đế phát xuất từ sự vâng phục” (Calvin). Lời chẳng những đã sắp xếp Thần học và không để cho Thần học diễn dịch mình, nhưng còn đặt cơ bản cho Thần học và cấu trúc Thần học, kêu gọi Thần học từ không ra có, từ chết đến sống. Lời đó chính là Lời Thượng Đế. Vị trí của Thần học đối diện trực tiếp với Lời này; đó là vị trí mà Thần học phải tự khám phá cho mình và luôn luôn tự đặt mình vào [...]... liều lĩnh trình bày vị trí của Thần học Tin Lành, tất cả đều có nội dung hoàn toàn Thần học, chỉ được Thần học bảo chứng, chỉ có ý nghĩa và chỉ có thể được hiểu trong phương diện Thần học mà thôi Thần học là gì? Dựa theo những quan điểm về vị trí của Thần học đã được trình bày, ta chỉ có thể định nghĩa Thần học về phương diện Thần học mà thôi: Thần học là khoa học đi tìm sự nhận biết về Lời Thượng... phải có mặt tại hiện trường, mà Thần học Tin Lành thì không có mặt tại hiện trường 3 Vị trí của Thần học Tin lành cũng không bao giờ có thể cao hơn vị trí của những Nhân Chứng Thánh Kinh được Nhà Thần học có thể có thiên văn học, địa lý học, động vật học, tâm lý học, sinh lý học và các khoa học tương tự tốt hơn những khoa học của những Nhân Chứng Thánh Kinh Nhưng nhà Thần học không được đối diện với họ... những công tác khác thay vì cho Thần học Nếu Thần học là và luôn luôn muốn trở thành một khoa học khiêm tốn, tự do, phê bình khách quan và vui mừng thì bước đầu của toàn bộ các nhận thức, nghiên cứu và suy tư Thần học - và nhất là bước đầu của mỗi một Lời Thần học - phải là một sự ngạc nhiên đặc biệt Nếu thiếu ngạc nhiên, toàn bộ công tác Thần học, kể cả Thần học của nhà Thần học trứ danh nhất, cũng sẽ... bối trực tiếp) từng suy tư và phát biểu Sự kiện này là một việc bình thường, vì Thần học là một khoa học sống động Tuy nhiên Thần học nên giữ liên hệ với Thần học của quá khứ vì cớ chính cộng đồng tín hữu - may mắn hoặc không may mắn và nhất là vì cớ chính Thần học cũng xuất thân từ Thần học của quá khứ Và như vậy Thần học sẽ - vì credo ut intelligam - chú ý lắng nghe chính các bậc tiền bối, sẽ nhiệt... tinh thần nghiêm túc chứ không phải chỉ để dẫn nhập vào Lời Chứng trong Tân ước, vì: Novum testamentum in Vetere latet, Vetus in Novo patet, Tân ước được giữ kín trong Cựu, Cựu ước được mạc khải trong Tân Nếu Thần học sao lãng nhận thức này, nếu Thần học chỉ muốn làm Thần học hướng về Tân ước từ một căn phòng trống rỗng thì Thần học sẽ luôn luôn còn bị bịnh ung thư xương tuỷ đe doạ Tuy nhiên, Thần học. .. Chúa Cứu Thế Giê-xu Kết quả và sự đồng nhất của bản thể này là Logos mà Thần học phải lắng nghe, phải đề cập đến Nếu thực hiện điều này Thần học sẽ chiếm và giữ được vị trí của mình Thần học sẽ là - nếu diễn đạt theo lối diễn đạt đặc biệt của Phao-lô - logike latreia Thần học là - Thần học cũng là, không phải chỉ một mình Thần học mà thôi nhưng cùng với những công tác khác trong Hội thánh - một "công... thấy Thần học thực sự đang lơ lững trong không khí Quyền năng đó là Quyền năng - Thần học sinh tồn trong Quyền năng đó - ẩn khuất trong những quan điểm của chúng ta về Lời, những Nhân chứng và cộng đồng tín hữu Dĩ nhiên chúng ta sẽ không nói rằng: Quyền năng đó - trong những quan điểm Thần học của chúng ta về vị trí của Thần học - do chúng ta, do chính Thần học giả định trong một quan điểm Thần học. .. nghĩa là Thần học tưởng mình có bổn phận phải và có thể tự bảo vệ Nhưng như thế là Thần học đã bán quyền trưởng nam để đổi lấy món ăn phạn-đậu Thần học chỉ có thể làm việc, nhưng không thể bảo vệ việc làm của mình Thần học chỉ có thể công tác tốt nếu Thần học từ khước tất cả những giả định bảo vệ từ bên ngoài cũng như từ bên trong Điều mà ta tự giả định thì rõ ràng là ta đã có Nếu như Thần học giả định... tiết lộ cho Thần học nhiều điểm khác, chắc chắn cũng là những điểm hay, đẹp, tốt và thật Nhưng về phương diện đề tài và vấn đề là những yếu tố làm Thần học trở thành Thần học thì dù muốn dù không Thần học cũng phải căn cứ vào Thánh Kinh 6 Trong Thánh Kinh Thần học không đối diện với một Lời Chứng đơn âm, nhưng với một Lời Chứng rất đa âm về Công lao và Lời Thượng Đế Tất cả những điều Thần học phải nghe... mình cho Thần học thì người đó sẽ hiến mình từ đầu đến cuối cho phép lạ - tức là cho những sự kiện xảy ra trong hiện tại và trong tác động của những sự việc hoàn toàn mâu thuẫn Thần học không chỉ là nhưng cũng cần phải là luận lý về phép lạ Nếu Thần học hổ thẹn vì không thể sắp xếp đối tượng của mình vào đâu, nếu Thần học từ khước đối diện với vấn đề mà phép lạ đặt ra thì Thần học sẽ hết là Thần học Những . lục cá nguyệt đó được in thành quyển sách này. Hi vọng những ai than phiền rằng bộ "Giáo lý Hội Thánh" quá dày sẽ không than phiền quyển sách này quá mỏng. Vì không thể giảng dạy một. vòng một tiếng đồng hồ mỗi tuần, tôi lợi dụng cơ hội để trình bày ngắn gọn tất cả những gì tôi mong mỏi, học hỏi và chủ trương trong bộ môn Thần học Tin Lành qua năm năm làm sinh viên, mười. dạng của những Nhân Chứng Thánh Kinh, của những điều kiện tâm lý, xã hội và văn hoá của những ước mong và quan điểm của họ, của ngôn ngữ và Thần học đặc biệt của họ. Cơ bản của sự khác biệt đó

Ngày đăng: 14/08/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w