SUC KHOE pps

7 73 0
SUC KHOE pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ăn uống tốt cho gan Những người bị suy giảm chức năng gan trên da thường xuyên xuất hiện mụn, tiêu hóa không tốt. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi khám, chúng ta có thể kết hợp cách ăn uống để tốt hơn cho gan. Trong cơ thể, lá gan góp phần vào việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa thực phẩm, tiết ra nhiều chất khác nhau mà mật là chất quan trọng nhất. Chính nhờ có hai lá gan mà các loại dầu, mỡ được đồng hóa trong cơ thể. Để gan luôn khỏe mạnh, bạn cần lưu ý cách ăn uống như sau: Nên tiêu thụ Uống đủ nước: Gan có nhiệm vụ lọc máu, giữ lại dưỡng chất và thải các chất bã qua đường nước tiểu. Để giúp gan hoạt động tốt, hãy uống tối thiểu 1,5 lít nước/ngày (nước suối và nước khoáng sẽ tốt hơn). Cung cấp đường chậm cho cơ thể: Khi hoạt động co rút, các cơ cần năng lượng dùng ngay và gan đáp ứng yêu cầu này bằng cách đưa glycogene, loại đường tích trữ trong gan, đến các cơ. Thiếu glycogene các cơ dễ bị chuột rút, kiệt sức Vì vậy, bạn cần tiêu thụ các chất đường chậm (chất bột) giúp gan dự trữ glycogene. Hạn chế tiêu thụ Chất béo không làm gan hoạt động nhiều, không tiết đủ mật dẫn đến làm tiêu hóa chậm, gây ợ, đầy hơi táo bón, hơi thở có mùi Các món chiên xào, có nhiều kem tươi cũng làm tiêu hóa kém. Các chất đường nhanh như: đường ngọt, kẹo sẽ làm yếu hoạt động của gan. Chất cồn vửa phải. Khi uống rượu, gan tiết ra loại enzyme để trung hòa rượu, cũng như vậy với các độc tố khác mà bạn ăn vào như: chất bảo quản, phẩm màu hóa học Khi cơ thể hấp thu quá liều, việc sản xuất các enzyme của gan bị suy yếu. Rượu và các độc tố khác có thể làm tổn thương cơ thể như: xơ gan, viêm thận Ngoài ra, khi bạn bị mệt mỏi bất thường kèm theo sốt, ăn kém ngon, đau bụng, ói mửa, vàng da, vàng trong mắt, nước tiểu có màu vàng sậm là những triệu chứng của viêm gan A. Khác với viêm gan B và C, viêm gan A không phải là bệnh lý trầm trọng và có thể chữa khỏi ngay khi phát hiện bệnh. Tốt nhất, bạn nên xét nghiệm chức năng gan định kỳ cứ 6 tháng/lần. Cà chua Cà chua có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, bổ gan, chứa các vitamin A, B1, C, PP, can-xi, phốt pho, sắt Theo nghiên cứu, cà chua có công dụng phân giải chất béo, trợ giúp cho quá trình tiêu hóa, vitamin C trong cà chua có hiệu quả bảo vệ gan. Vì vậy, người mắc bệnh gan nên dùng cà chua làm hoa quả để ăn, cũng có thể ăn kèm trong bữa ăn thường xuyên. Lưu ý, người có tỳ vị lạnh không nên ăn cà chua sống. Với người viêm gan mạn tính thì dùng 250g cà chua, rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ trong điều trị và giúp cơ thể nhanh hồi phục. Ngó sen Ngó sen tươi có công hiệu thanh nhiệt, sinh tân dịch, mát máu, thông ứ. Ngó sen chín có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bổ huyết, trị tả. Ngó sen chứa các thành phần tinh bột, protein, aspartic, vitamin C Người mắc bệnh gan xuất hiện triệu chứng về máu như xuất huyết đường tiêu hóa, hoặc xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng thì có thể uống nước ép ngó sen, có tác dụng cầm máu. Cũng có thể dùng bột ngó sen chế biến thành món canh ăn chính hoặc ăn kèm, có công hiệu kiện tỳ khai vị. Cá chạch Cá chạch có chứa các thành phần protein, a-xít béo, can-xi, sắt, vitamin B1, B2 Dùng 150g cá chạch nấu canh ăn, có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, thường dùng để hỗ trợ trong chữa bệnh viêm gan mạn tính, hoàng đản, gan tỳ sưng to. Dùng cá chạch thường xuyên có thể trợ giúp trong quá trình chữa bệnh ung thư gan. Cá chạch có công dụng khôi phục chức năng của gan khá nhanh, đối với chức năng của gan thuộc loại viêm gan kéo dài và viêm gan mạn tính, cũng có tác dụng cải thiện rõ rệt. Dưa hấu Dưa hấu tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp, có thể chữa rất nhiều bệnh nhiệt, người xưa gọi là “Thiên nhiên bạch hổ thang”. Hàm lượng đường, vitamin trong dưa hấu rất phong phú, có thể thanh nhiệt lợi thấp, làm cho nhiệt thoát ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Chất muối vô cơ trong nước ép dưa hấu và vỏ dưa hấu có tác dụng lợi tiểu; chất đường có tác dụng hạ huyết áp; nó có công dụng chuyển hóa protein người bị viêm gan, là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh viêm gan hữu hiệu. Sò huyết Sò huyết có công dụng dưỡng âm, tiêu đờm, lại có thể giải rượu, bảo vệ gan. Đồng thời nó là một thực phẩm có tính thanh lọc và bổ sung dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhưng ít chất béo - trong 100g thịt sò chứa 10,8g protein, nhưng chỉ chứa 1,6g chất béo, hàm lượng cholesterol chỉ có 239 mg (bằng 1/7 lòng đỏ trứng gà). Vì vậy nó rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. Giải độc cho gan Nhiều nguyên nhân gây bệnh cho gan đã được biết, trong đó có nguyên nhân từ việc sử dụng rượu bia quá nhiều. Khi tế bào gan đã bị tổn thương, các chức năng gan không hoạt động được bình thường sẽ tác động nguy hại đến sức khỏe. Nếu các chất độc không được đào thải ra ngoài nhanh chóng sẽ tích lại trong cơ thể và gây ngộ độc. Do vậy phòng bệnh là cách tốt nhất cho những người thường xuyên tiếp xúc với các nguy cơ cao gây bệnh cho gan. Thức ăn là nguồn mà mọi người có thể tiếp cận nhiều và nhanh trong bữa ăn hằng ngày, một vài loại đặc hiệu trong chúng có thể giúp gan thải bỏ được chất độc và hỗ trợ chức năng gan trong cuộc sống cơ bản hằng ngày. Khi có được lá gan tốt sẽ giúp chúng ta luôn cảm nhận được sự khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Các thực phẩm tốt cho gan bao gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất là nhóm thực phẩm thúc đẩy các tiến trình loại bỏ độc tố của gan, và nhóm thứ hai là nhóm chứa các chất chống oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ gan trong tiến trình loại bỏ độc tố thâm nhập. Danh mục các thực phẩm hàng đầu trong nhóm mười thực phẩm đã được công nhận là rất tốt đối với gan bao gồm: Tỏi và hành: tỏi chứa allicin là chất rất cần thiết cho gan trong việc loại bỏ độc tố hiệu quả. Các loại rau cải (bông cải trắng và bông cải xanh broccoli, bắp cải): những loại rau này chứa chất khử độc tố của gan. Ngoài ra chúng còn chứa glucosinolates là chất có thể giúp gan sản xuất ra các enzyme cần thiết cho quá trình loại bỏ độc tố thâm nhập. Vắt chanh tươi vào nước nóng: uống nước chanh nóng vào mỗi buổi sáng sẽ giúp làm sạch gan và đẩy mạnh quá trình loại bỏ độc tố. Nước chanh cũng giúp sản xuất dịch mật, làm sạch bao tử, ruột và kích thích quá trình bài xuất chất độc ra khỏi cơ thể. Các loại trái có chứa chất chống oxy hóa cao: nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết thứ tự các loại trái có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao: mận, nho, các loại trái mọng nước, cam, bưởi hồng, dưa đỏ, táo và lê. Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan từ các gốc tự do được sinh ra một cách tự nhiên trong quá trình loại bỏ độc tố. Táo: chứa pectin có thể kết hợp với kim loại nặng trong cơ thể (đặc biệt ở ruột kết) và giúp quá trình bài tiết. Việc này làm giảm gánh nặng cho gan và tăng cường khả năng khử độc. Actisô: làm tăng quá trình sản sinh dịch mật. Một trong những công việc của dịch mật là loại bỏ độc tố thông qua đại tiện và ức chế nhóm vi khuẩn gây hại. Các loại rau có vị đắng (bồ công anh, rau diếp quăn, cải đắng, mướp đắng): vị đắng của các loại rau này giúp kích thích sự vận chuyển của dịch mật trong gan. Các thực phẩm tốt cho gan còn được biết là cà rốt, nho, mật ong, lá trà do có nhiều chất polyphenols, đường và vitamine C có tác dụng tốt trong quá trình bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể và có khả năng loại trừ các tế bào ung thư. Ngoài ra nguồn thức ăn có chứa chất đạm (như thịt cá) đầy đủ sẽ giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng từ hệ thống miễn dịch. Cơ thể có hệ thống miễn dịch tốt khi được cung cấp đầy đủ acid amin cần thiết để tổng hợp nên kháng thể. Khi quá trình tổng hợp chất đạm trong cơ thể bị suy giảm thì khả năng giải độc của gan cũng giảm. 2 món thịt nên tránh với người bệnh gan Thịt mỡ So với thịt nạc, thịt mỡ chứa tới 90,8% chất mỡ động vật, chỉ có 2,2% chất protein. Người bị viêm gan nếu hấp thụ quá nhiều mỡ, có thể làm cho bệnh tình trở nên xấu đi ở mức độ khác nhau, thường gặp nhất là xuất hiện chứng "gan nhiễm mỡ". Vì vậy, người viêm gan nên kiêng ăn thịt mỡ. Thịt dê Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Nguyên nhân là thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều có thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, bệnh tình nặng thêm. Y học hiện đại chứng minh, sau khi hấp thụ nhiều protein và chất béo, gan của người mắc bệnh viêm gan sẽ không thể hoàn thành chức năng trao đổi chất, như quá trình phân giải, hấp thụ một cách hữu hiệu. Từ đó càng tăng thêm gánh nặng cho gan, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Thịt dê là thực phẩm giàu chất protein và mỡ, vì vậy người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không nên ăn. Dinh dưỡng ngừa gan nhiễm mỡ Ăn uống kết hợp vận động Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất trong việc phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Mỗi ngày ăn đa dạng từ 20 - 30 loại thực phẩm. Ăn uống có chừng mực, không ăn quá nhiều cùng một loại thực phẩm. Tăng cường ăn nhiều cá và các loại thực phẩm gần với thiên nhiên: thực phẩm khô, ít chế biến, còn tươi. Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá béo và bổ như bơ, lòng đỏ trứng, gan và óc và các thứ cay, nóng: gừng, tiêu, ớt, rượu, cà phê và trà đặc. Những loại thức ăn có tác dụng giảm mỡ tốt như dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua, rau ngót, cần tây, diếp cá. Ngoài ra mỗi người cần tăng cường lượng rau và trái cây (tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi/ngày). Rượu, thuốc lá gây độc cho gan nên ngưng lại để gan hoạt động hiệu quả hơn. Vận động, tập thể dục thường xuyên. Một tuần tập năm ngày, mỗi ngày trên 30 phút sẽ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa. Một số thực phẩm khuyên dùng Gan có chức năng dự trữ đường, sắt và các chất khoáng, tạo yếu tố đông máu, sản xuất mật cần cho tiêu hoá. Gan còn chuyển biến và thoái biến rượu, thuốc. Ngoài ra còn tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá. Vì vậy, nên chọn các loại thực phẩm mang lại hiệu quả bổ trợ cho gan. Nhộng tằm làm giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan thường dành để chế biến các món ăn hoặc tán thành bột để uống. Lá trà dùng để giải trừ các chất béo, tăng tính đàn hồi thành mạch, phòng chống tích tụ mỡ gan. Nấm hương cùng với bắp trái, rau cần sẽ cải thiện chức năng tế bào gan. Một số loại rau: cải xanh, cải cúc, rau muống, dưa gang, dưa chuột, măng, bí đao, mướp, cà rốt tốt cho những người thừa cân. Các loại dầu và thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu mè, đậu phộng có tác dụng làm mát gan và bổ sung các chất bão hoà mỡ. Đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ Thừa cân béo phì; tiểu đường loại 2; nghiện rượu; suy dinh dưỡng, thiếu protein, giảm cân quá nhanh; biến chứng của giai đoạn mang thai; sử dụng hoá chất và thuốc độc cho gan Uống để tốt cho tim Nhiều nghiên cứu cho thấy một trái tim khỏe mạnh phụ thuộc khá nhiều vào các loại thực phẩm và thức uống bạn dùng mỗi ngày. Mỗi khi khát nước, bạn hãy nghĩ tới Nước dâu ép Các loại nước ép từ họ hàng nhà dâu như dâu tây, dâu tằm rất tốt cho sức khỏe. Trong loại quả này chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất như ka-li, na-tri, sắt Những thức uống từ dâu tây làm tăng sức đề kháng, thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp mạch máu lưu thông tốt, hạn chế các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, dâu tằm còn có tác dụng bổ thận, huyết Mỗi ngày, uống một ly nước ép dâu sẽ tốt cho sức khỏe. Nước cam ép Công dụng đầu tiên của nước cam là giúp hạ huyết áp. Mỗi ngày, uống hai ly nước cam sẽ bổ sung cho cơ thể lượng vitamin C và E đáng kể, loại nước ép này đưa huyết áp trở lại trạng thái bình thường và ổn định chỉ sau bốn tuần. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, nước cam còn cung cấp a-xít folic, giúp giảm homocysteine. Đây là chất thường gây viêm nhiễm, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nước lựu ép Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung khoảng 300ml nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng máu huyết lưu thông. Trong quả lựu chứa hàm lượng các chất chống ô-xy hóa cao gấp ba lần so với trà xanh. Loại quả này giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư và các bệnh về tim mạch. Nếu chúng ta dùng liên tục trong ba tháng, lượng máu điều hòa khắp cơ thể lên đến 17%. Nước ca cao Loại thức uống này giúp cải thiện sự lưu chuyển máu. Đặc biệt, ca cao đen chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, có lợi cho tim mạch, đồng thời giúp phòng chống tình trạng tắc nghẽn động mạch. Vì thế, khi pha ca cao nóng, bạn nên chọn loại đen. Lưu ý: Không nên cho thêm sữa. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chất chống ô-xy hóa kết hợp với sữa sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ hết chất dinh dưỡng. Ly rượu vang nhỏ Theo các nghiên cứu, mỗi ngày uống đều đặn một ly rượu vang nhỏ sẽ tốt cho quá trình thúc đẩy sự sản xuất cholesterol HDL có lợi. Đồng thời, chúng còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đến 40%. Theo Ngọc Phúc Giảm choáng váng sau khi bị say rượu Khi say mọi thứ đều chao đảo quay cuồng trước mắt bạn. Ai cũng có vẻ thích thú trước những cơn đau đầu của bạn, những hình ảnh của buổi tối hôm trước cứ dồn dập hiện về trong đầu bạn. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm giảm sự choáng váng sau khi say này của bạn, tuy nhiên chưa chắc nó sẽ hết hoàn toàn. Bước 1: Chuẩn bị - Một quả chuối - Nước lọc - Nước ép hoa quả - Không khí trong lành - Một gạc đá hoặc đậu đông lạnh Bước 2: Uống nước Mất nước là một trong những triêu chứng chính của cơn say xỉn, vì vậy bổ sung nguồn cung cấp nước cho cơ thể là một ý kiến tốt. Hãy thử cho thêm một thìa muối và 4-5 thìa đường trên mỗi lít nước. Khuấy đều dung dịch. Có thể thử cách khác, sử dụng đồ uống thể thao không chứa cafein và các chất ga. Bước 3 : Ăn một trái chuối Ăn nói chung là một việc tốt để bổ sung các chất electrolyte bị mất nhưng chuối còn bổ sung thêm cả các chất Kali bị mất sau khi bạn nôn ra ngoài sau một đêm uống nhiều rượu. Bước 4: Hít thở không khí Cố gắng tăng nhanh tốc độ trao đổi chất bằng một chút vận động. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ loại thải các chất cồn của cơ thể bạn. Bước 5: Thử dùng một miếng gạc lạnh Có hai cách để làm một miếng gạc lạnh, hoặc dùng khăn ướt, hoặc dùng một túi đá. - Để làm một gạc lạnh, sử dụng một chiếc khăn hoặc một mảnh vải được nhúng vào nước lạnh, bỏ ra ngoài và gấp thành miếng gạc. - Để giữ cho miếng gạc luôn lạnh, liên tục nhúng nó vào nước lạnh sau mỗi vài phút và lặp lại qua trình. Thực hiện việc này trong ít nhất 10 phút. - Một cách khác, bạn có thể dùng túi đá chườm hoặc một túi đậu đông lạnh. Tuy nhiên không nên dùng túi đá chườm nhiều hơn 10 phút. Bước 6: Uống nước ép trái cây Nước ép trái cây rất tốt vì nó chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng, những thứ đã bị loại bỏ khỏi cơ thể do tác động của cồn. Hãy nhớ rằng không có liệu pháp vàng nào để chữa chứng say xỉn trừ việc bạn hãy uống ít rượu đi. Điều đó chắc chắn là hiệu quả hơn.

Ngày đăng: 14/08/2014, 05:21

Mục lục

    Uống để tốt cho tim

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan