Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
231 KB
Nội dung
Chương I: Đại cương về thị trường chứng khoán Đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa " (trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) đòi hỏi phải có nguồn lực lớn mà cụ thể là huy động được nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Phát triển thị trường chứng khoán, tìm ra các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn vốn hiện nay. Do yêu cầu phát triển của xã hội, do sự thương lượng, trao đổi hàng hóa , do nhu cầu về vốn ngày càng tăng và mong muốn tìm kiếm lợi nhuận… yêu cầu cần có nhiều thị trường mở ra để mọi người có thể giao dịch, trao đổi thuận lợi với nhau. Chính vì vậy TTCK đã ra đời góp phần đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy việc trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán đối với mỗi người đang trở thành nhu cầu thiết yếu. 1. Khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán 1.1 Khái niệm về chứng khoán Chứng khoán là hàng hóa trên thị trường chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu và một số loại khác như: quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư… 1.2 Khái niệm thị trường chứng khoán Hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thị trường chứng khoán Quan điểm thứ nhất cho rằng: TTCK và thị trường vốn là một chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản. Nếu xét về mặt nội dung thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ 2 của đa số các nhà kinh tế cho rằng:” TTCK được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó thị trường chứng khoán chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. => Nói tóm lại: TTCK là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như: chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh- hợp đồng tương lai, quyền lựa chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền. TTCK là thị trường vốn dài hạn tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn tới môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác TTCK là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và các lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với gía trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế. 2.Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán a. Qúa trình hình thành Giữa thế kỉ 15 ở phương tây, tại những thành phố trung tâm buôn bán, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để bàn bạc về việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa, ngoại tệ và giá khoán động sản. Những cuộc bàn bạc này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người gia tăng, rồi hình thành một “ khu chợ riêng”. Tại những cuộc bàn bạc này, họ trao đổi, thương lượng nhưng chỉ là những lời nói miệng với nhau, không có hàng hóa, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ, hàng mẫu nào trong tay cả. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các “hợp đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay và những hợp đồng cho tương lai trong 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sau mới thực hiện. Cuối thế kỉ 15 “ khu chợ riêng” trở thành một “thị trường”. Ở đó họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đó được sửa đổi hoàn chỉnh thành quy tắccó giá trị bắt buộc chung. Giao lưu kinh tế ngày càng phát triển, những phiên chợ cách nhau cả tháng không còn phù hợp, họ đã rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Phiên chợ riêng được diễn ra đầu tiên vao năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges( bỉ). Tại đó có một bảng hiệu hình 3 túi da với một tiếng Pháp “Bourse” tức là “ mậu dịch trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Mậu dịch trường là một bảng hiệu chung, ba túi da tượng trưng cho 3 nội dung của “Mậu dịch trường” , Mậu dịch trường hàng hóa, Mậu dịch trường ngoại tệ và Mậu dịch trường giá khoán động sản. Vào năm 1547, thành phố Bruges mất đi sự phồn vinh do eo biển Even bị cát lấp, tàu bè ra vào khó khăn, “Mậu dịch trường” ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers, một hải cảng lớn của Bỉ thời đó. Mậu dịch trường Auvers phát triển rất nhanh. Giữa thế kỉ 16, viên quan đại thần tài chính Anh quốc Theomes Gresham đến đây thị sát và sau đó đã thiết lập một “Mậu dịch trường” tại London, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các “Mậu dịch trường” khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức, Bắc Âu. Sau một thời gian hoạt động thị trường đã chứng tỏ được khả năng không đáp ứng được yêu cầu của cả 3 giao dịch khác nhau. Vì thế, thị trường hàng hóa được tách ra thành các khu thương mại, thị trường ngoại tệ được tách ra và phát triển thành thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán dộng sản trở thành thị trường chứng khoán. b.Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Đã trải qua 2 đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các thị trường chứng khoán lớn ở Mỹ, Tây âu, Bắc âu, Nhật Bản bị sụp đổ chỉ trong vài giờ “vào ngày thứ 5 đen tối” 29/10/1929 và “ ngày thứ 2 đen tối” 19/10/1987 . Song trải qua các cuộc khủng hoảng, cuối cùng thị trường chứng khoán lại được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện nay, do các biến động lớn trong nền kinh tế thế giới, do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và mong muốn của Chính Phủ các nước trong việc tăng cường vai trò của thị trường chứng khoán đối với đời sống kinh tế, thị trường chứng khoán đã được tạo mọi điều kiện phát triển. Các chính sách của chính phủ các nước đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thể hiện: Thứ nhất, Chính Phủ các nước đã cải cách mạnh mẽ hệ thống thuế nhằm kích thích tiết kiệm và đầu tư.Đồng thời với các chính sách khuyến khích phát triển, Chính Phủ các nước cũng tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của thị trường. UB chứng khoán- cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được thành lập. Thứ 2, một loạt các công cụ tài chính mới được tạo ra nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của nhà phát hành và các nhà đầu tư. Hàng loạt các công cụ phòng vệ cũng xuất hiện như các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kì hạn… Thứ 3, các nước tiến hành thành lập các thị trường giao dịch qua quầy với các yêu cầu niêm yết chặt chẽ hơn nhằm tạo điều kiện cho các công ty mới và các doanh nghiệp có tầm cỡ trung bình có thể tham gia thị trường. Thứ 4, TTCK đã có sự đổi mới mạnh mẽ về kỹ thuật. các thị trường được tin học hóa triệt để, đồng thời với các cải cách về nghiệp vụ giao dịch, nghiệp vụ lưu kí và thanh toán,… đã làm giảm chi phí trung gian, giảm thời gian và tăng khối lượng giao dịch qua thị trường. Thứ 5, thành lập thị trường các công cụ dẫn suất. Năm 1986 , Pháp thành lập thị trường MATIF và đến 1987 thành lập thêm thị trườngMONEF. Các thị trường này được thành lập tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế và các nhà kinh doanh chứng khoán có khả năng phòng ngừa các rủi ro liên quan đến biến động về giá cổ phiêu về lãi suất và tỷ giá hối đoái Thứ 6, đẩy mạnh sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính năm 1987. Thứ 7, sự hiện đại hóa thị trường vay nợ của chính phủ tạo điều kiện cho Nhà Nước có thể tăng cường huy động các nguồn tài chính trên thị trường với các chi phí thấp, tránh nguy cơ lạm dụng phát hành để tài trợ cho Ngân sách và tạo điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ. Với những cải cách đó TTCK đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, một thực thể không thể thiếu được đối với nền kinh tế hiện đại. 1.3.1.bản chất của TTCK Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ người phát hành, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy xét về mặt hình thức , thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán , trao đổi , chuyển nhượng các loại chứng khoán đó, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán , nhưng xét về mặt bản chất thì : Thị trường chứng khoán là nơi tập trung phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho nhưng ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sằng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản king doanh. Thị trường chứng khoán là định chế tài chính trực tiếp : cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia thị trường một cách trực tiếp. Ngược với cách tài trợ gián tiếp thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn có khi có đủ điều kiện về môi trường tài chính pháp lý,… sẽ trực tiếp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn thông qua thị trường chứng khoán , một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ những người có vốn sang những người cần vốn theo nguyên tắc đầu tư. Với việc đầu tư qua các trung gian tài chính các chủ thể đầu tư không thể theo dõi , kiểm tra, quản lý vốn đầu tư của họ, do đó làm cho quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau, làm giảm động lực tiềm năng trong quản lý. Trái lại việc đầu tư qua thị trường chứng khoán , kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn , nâng cao tiềm năng quản lý. Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ . Các chứng khoán mua bán trên thị trường chứng khoán có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên thị trường chứng khoán theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như là một tư bản hàng hóa. Có thể nói, thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản , là hinh thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa. Thị trường chứng khoán cũng gắn với loại hình tài chính ngắn hạn. Những người có chứng khoán có thể mua bán chứng khoán tại bất kỳ thời điểm nào trên thị trường chứng khoán ,nên các chứng khoán trung và dài hạn cũng trở thành đói tượng đầu tư ngắn hạn. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các loại giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over-The Counter Market), ở thị trường giao ngay hay thị trường có kỳ hạn.Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Thị trường chứng khoán không giống các loại thị trường hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của thị trường chứng khoán là loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữi về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị, và giá trị sử dụng.Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư.Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bản chất chung nhất là thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư ,mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa . Mặt khác thị trường chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố : kinh tế vĩ mô, tinh hình của từng ngành , từng công ty riêng lẻ… Thị trường chứng khoán là biểu tượng của sự phát triển các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất trong các nền kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán là bộ phận tất yếu của thị trường tài chính và là bộ phận quan trọng nhất của thị trường vốn. 1.3.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán : 1.Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau: a-Nguyên tắc công khai Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai hoá. Thông tin về các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty phát hành, số lượng chứng khoán và giá cả của từng loại chứng khoán đều được thông báo công khai trên thị trường. Khi kết thúc một cuộc giao dịch, số lượng mua bán và giá cả thống nhất lập tức được thông báo ngay. Nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua bán chứng khoán không bị "hớ" trong mua bán chứng khoán. b-Nguyên tắc trung gian mua bán chứng khoán Hoạt động mua bán chứng khoán không phải trực tiếp diễn ra giữa những người muốn mua và bán, chứng khoán thực hiện mà do các nhà trung gian môi giới thực hiện. Đây là nguyên tắc trung gian căn bản cho tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo cho các loại chứng khoán là chứng khoán thực và thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn hợp pháp và phát triển, bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Vì những nhà đầu tư không thể xét đoán một cách nhanh chóng và chính xác giá trị thực sự của từng loại chứng khoán và cũng không dự đoán được chính xác xu hướng biến động của nó. Vì vậy nếu người môi giới có thái độ không khách quan trong hoạt động trung gian sẽ gây thiệt haị cho các nhà đầu tư. Xét về tính chất kinh doanh, môi giới chứng khoán có 2 loại: Môi giới chứng khoán và thương gia chứng khoán. Môi giới chứng khoán chỉ thương lượng mua bán chứng khoán theo lệnh của khách hàng và ăn hoa hồng. Thương gia chứng khoán còn gọi là người kinh doanh chứng khoán. Nói chung các công ty môi giới chứng khoán tại các thị trường chứng khoán đều đồng thời thực hiện 2 nghiệp vụ là người môi giới vừa là người kinh doanh nhưng tại thị trường chứng khoán New York, London từ lâu người ta đã phân biệt 2 loại môi giới này và có luật lệ không chỉ hoạt động của thương gia chứng khoán. c. Nguyên tắc định giá của mua bán chứng khoán. Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán do các nhà môi giới đưa ra. Mỗi nhà môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại từng thời điểm tuỳ theo sự xét đoán, kinh nghiệm và kỹ thuật dựa trên lượng cung cầu loại chứng khoán đó trên thị trường. d.nguyên tắc tập trung: Có nghĩa là tập trung tất cả các đơn đặt hàng đơn chào bán vào sở giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực hợp lý Tất cả các nguyên tắc trên đều được thể hiện bằng văn bản pháp quy từ luật đến qui chế, điều lệ của mỗi thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua chứng khoán và của các thành viên trên thị trường chứng khoán. 2. Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán: - Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính; - Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu; - Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn. 1.4 Chức năng,vai trò và những mặt hạn chế của thị trường chứng khoán 1.4.1 chức năng của thị trường chứng khoán - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phat hành, số tiền nhà rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng xản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một thị trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. - Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. - Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một một cách tổnghợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. - Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biều của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 1.4.2 Vai trò của thị trường chứng khoán a.tập trung tích tụ vốn cho thị trường Quy mô thị thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ,vững chắc,từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng ,đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.trong suốt thời kì từ năm 2000-2005,vốn hóa thị trường chỉ đạt dưới 1% GDP.Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt lên 22.7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng 43,7% năm 2007.Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước,chỉ số giá chứng khoán đã liên tục sụt giảm trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%,xuống còn 18%.khi nền kinh tế trong nước bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II năm 2009 chỉ số giá chứng khoán bắt đầu tăng trở lại cùng với các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng.Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Ước tính tới năm 2010 sẽ đạt 40-50% GDP Hoạt động phát hành huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây.Trong năm 2006,có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổ phoeeus và tới năm 2007 hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ khi có 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại được đăng kí với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động đạt gần 50000 tỷ VND.trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trường chứng khoán tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14300 tỷ đồng thông qua 100 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạo điều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán,đặc biệt là phát hành cổ phiếu.Tổng số vốn phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50% so với 2008 đạt 21,724% tỷ đồng Trong 5 năm trở lại đây,lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán đạt khoảng 300000 tỷ đồng,riêng năm 2007,tổng giá trị vốn huy động qua thị trường chứng khoán đạt 127000 tỷ đồng đã góp phần quan trọng giúp chính phủ và các doanh nghiệp huy đọng vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triên,mở rộng sản xuất kinh doanh,làm cho nền kinh tế ít hụ thuộc vào tín dụng ngân hàng b.Vai trò tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng nhu cầ về quản lý chuyên nghiệp cũng tăng theo.Bởi việc nắm giữ vốn không đi đôi với năng lực quản lý.Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa, tiết kiệm vốn và chất xám.Một trong những biểu hiện của vai trò này có thể thấy thông qua quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Việt nam Trong những năm trước thời kì đổi mới cũng như nhiều năm về sau này việc hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả.Một trong những nguyên nhân là do nhà nước vừa là người sở hữu vừa là người quản lý các doanh nghiệp nhà nước mà không có sự giám sát từ bên ngoài.Chúng ta nói rằng nhà nước sở hữu nhà nước quản lý nhưng thực chất nhà nước cử ra những cá nhân làm việc này.động cơ nào giúp DNNN tìm kiếm lợi nhuận, động cơ nào giúp DNNN làm ăn uy tin,minh bạch trong tài chính….hoàn toàn không có.chính vì nhập nhằng giữa quản lý và sở hữu,đồng thời nguồn vốn lại từ ngân sách nhà nước,chính vì thế mà việc thất thoát vốn,tham nhũng,sử dụng vốn không hiệu quả dang là thực trạng đáng buồn của doanh nghiệp nhà nước ở việt nam.Rất nhiều DNNN vẫn thường sống sót sau thời gian dài làm ăn thua lỗ Việc thị trường chứng khoán ra đời đã tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.Từ đó góp phần minh bạch hóa thực hiện việc giám sat từ bên ngoài đối với các hoạt động của chúng.tính đến cuối năm 2009, Việt Nam đã cổ phần hóa được 4000 doanh nghiệp nhà nước,trong đó nhà nước vẫn nắm 53% vốn điều lệ.Đã có nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa như:Vietcombank, Viettinbank, Bảo Việt góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển hơn đồng thời góp phần tăng quy mô hàng hóa của thị trường phát triển.Tuy tiến trình cổ phần hóa DNNN vẫn còn nhiều bất cập thế nhưng nhìn về mặt tích cực việc này sẽ làm tăng hiệu quả của cácDNNN c.thực hiện tái phân phối công bằng hơn Vai trò này được hiểu là thị trường buộc các tập doàn gia đình phát hành chứng khoán ra công chúng giải tỏa sự tập trung vốn cho phát triển kinh tế Gia đình trị khép kín sẽ dẫn đến quản trị yếu kém thiếu minh bạch không đủ niềm tin đối với người bên ngoài,trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm kinh doanh yếu,nguồn lực hạn chế không tập trung và tích tụ nhữngn nguyên nhân dẫn đến kém phát triển Gia đình trị đến cổ phần hóa 1/3 số công ty trong dnh sách S&P 500(500 công ty có giá trị vốn hóa cổ phần lớn nhất của mỹ) và hơn 40% trong hơn 250 công ty lớn nhất ở pháp và Đức là những công ty gia đình.Con số này đủ để nói lên sự thành công của mô hình công ty gia đình ngay trong thời đại mới Tuy nhiên để đạt đến vị thế đó các công ty này phải đối mặt với nhiều thách thức.Chưa tới 30% trong số đó tồn tại được đến thế hệ thứ 3.Và để thành công lâu dài,các ông chủ công ty gia đình phải đồng thời đạt được 2 mục tiêu vốn rất khó song hành:đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất và tiếp tục giữ quyền sở hữu công ty Ở châu Á,điển hình là hàn quốc một số tập đoàn lớn vẫn nằm trong sự kiểm soát của gia đình như samsung của gia đình lee, Hyundai thuộc về tộc Chung, LG là họ nhà Koo.Tuy nhiên theo các nhà phân tích phương tây các công ty gia đình muốn lớn mạnh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì cần phải lột xác trong đó có việc giảm bớt vai trò của quản trị gia đình và mở rộng quyền sở hữu cổ phần cho các đối tác bên ngoài Tại Việt Nam rất hiếm công ty gia đình tồn tại qua thế hệ thứ 3.Sự chuyển giao công ty theo hình thức cha truyền con nối cũng chỉ mới bắt đầu ở thế hệ thứ 2, như gốm xứ Minh Long,Nệm Liên Á còn lại khi đứng trước xứ mệnh đưa doanh nghiệp tăng trưởng hầu hết các nhà sáng lập đều chọn hình thức chuyển đổi cổ phần để gọi vốn và tăng hiệu quả quản lý Công ty Minh phúc và công ty Giấy sài gòn,gỗ đức thành là 3 là trường hợp đã trải qua thời kì chuyển đổi cổ phần với nhiều thách thức.câu chuyện 3 cong ty này cho thấy việc chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh doanh rất khả quan như tốc độ tăng trưởng được cải thiện,quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn,phần lớn được nhận vốn từ các quỹ đầu tư và có triển vọng niêm yết trên thị trường chứng khoán.tuy nhiên mỗi công ty đều gặp những vấn đề khó giải quyết đó cũng là thách thức chung cho các công ty gia đình trong quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần [...]... thứ ba sau ngày giao dịch (T+3) Hiện nay, Nhật Bản có 8 sở giao dịch chứng khoán theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Sapporo, Niigata, Tokyo, Nagoya, Kyoto, Osaka là SGDCK mang tính “quốc gia”, giao dịch chiếm tới 98,1% tổng giá trị giao dịch chứng khoán trên TTCK Nhật Bản Bên cạnh các SGDCK, tại Nhật Bản còn có các TTCK phi tập trung, tiêu biểu đó là Nhật Bản có hai thị trường OTC cùng hoạt động đồng... 1.6.1.2 Thị Trường Chứng Khoán Nhật Bản Thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn dài hạn cho Chính phủ và các công ty Nói đến thị trường chứng khoán Nhật bản trước hết phải kể đến Sở giao dịch chứng khoán Tokyo ( Tokyo Stock Exchange – TSE ) bởi vì Sở giao dịch chứng khoán Tokyo ra đời sớm nhất, là thị trường trường lớn nhất tạ Nhật Bản về số lượng chứng khoán lưu... ra, nếu nền kinh tế Việt Nam chủ yếu có 4 kênh đầu tư: TTCK, thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường bất động sản và thị trường tiền tệ thì trong thời gian qua, sự ảm đạm của TTCK dường như cũng chưa ảnh hưởng nhiều tới các thị trường còn lại, nếu có, thì cũng chỉ như sự ảnh hưởng của một hàng hóa này tới một hàng hóa thay thế khác Nhìn vào TTCK, chưa thấy được bức tranh khái quát của toàn bộ... như ở các trung tâm giao dịch chứng khoán Các quy định của TTCK không được áp dụng bên ngoài các trung tâm giao dịch chứng khoán có tổ chức, và do vậy, ủy ban CKNN không có khả năng quản lý TTCK không chính thức Thiếu một hệ thống báo cáo và công bố thông tin giao dịch minh bạch, vấn đề giá cả trở nên không rõ ràng Năng lực tài chính, chuyên môn và năng lực hoạt động của các nhà môi giới không được... có thể nói TTCK đã tạo ra một kênh huy động vốn khá tiềm năng cho Chính Phủ, cung cấp lượng vốn đáng kể cho việc đầu tư cũng như thực hiện các chính sách tiền tệ của một nước f Một trong những vai trò của TTCK làcung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kì kinh doanh trong tương lai (hay nói cách khác là hàn thử biểu của nền kinh tế Tuy nhiên khi xem xét vấn đề này cần nhận thức một điều là TTCK Việt... đưa ra là: TTCK Việt Nam chỉ được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế khi đo lường được”sức khỏe” của toàn bộ nềnkinh tế, chỉ số của thị trường phải thể hiện chu kì phát triển của nền kinh tế, từ đó tạo mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa TTCK và thị trường tài chính Nó phải đáp ứng đủ 3 yếu tố chính sau: Quy tụ đầy đủ dữ liệu tiêu biểu của mọi ngành nghề Một trong những yếu tố bắt buộc để TTCK Việt... niêm yết trên thị trường Kosdaq phải đáp ứng một số tieeu chí cơ bản như mức vốn điều lệ, tỷ lệ phát hành ra công chúng… tuy nhiên, việc đấu giá được thực hiện theo phương thức đấu lệnh tập trung tương tự như sở giao dịch 1.6.1.4 Thị trường chứng khoán Thái Lan TTCK Thái Lan là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất châu Á TTCK Thái Lan ban đầu được các công ty tư nhân thành lập (vào tháng... tế thế giới, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêng biệt: Thành lập 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) ở TP HCM và Hà Nội, sau đó khi thị trường đã phát triển thì sẽ chuyển sang sàn giao dịch chứng khoán Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK tại TP HCM... góp phần tăng trường kinh tế, gia tăng thu nhập cho người dân 1.4.3 Những mặt hạn chế của thị trường chứng khoán Hạn chế của TTCK Việt Nam 1 Xuất phát điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam thấp Hình thành từ việc cổ phần hoá các DNNN, các công ty có cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam chủ yếu do Nhà nước nắm cổ phần chi phối và vì vậy, hoạt động của các công ty này ảnh hưởng đáng kể về tính chất... chứ chưa phải là đầu tư vốn cho nền kinh tế” Theo đánh giá của các chuyên gia, TTCK không chính thức bắt đầu hình thành tự phát không có sự quản lý một vài năm trước khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp HCM đi vào hoạt động năm 2000 Nguồn cổ phiếu chính được giao dịch trên thị trường không có sự quản lý của cơ quan quản lý TTCK là ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, . nhất cho rằng: TTCK và thị trường vốn là một chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản. Nếu xét về mặt nội dung thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong. của thị trường tư bản. Quan điểm thứ 2 của đa số các nhà kinh tế cho rằng:” TTCK được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường. tiền tệ. Với những cải cách đó TTCK đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, một thực thể không thể thiếu được đối với nền kinh tế hiện đại. 1.3.1 .bản chất của TTCK Thị trường chứng khoán trong