Cho trẻ bú bình là vấn để nan giải khi lần đầu làm mẹ. (Ảnh minh họa). 8 điều chị em nên biết khi cho trẻ bú bình - Lần đầu làm mẹ, việc cho bé bú bình đúng cách và an toàn là cả một vấn đề nan giải. Dưới đây là 8 điều bạn cần biết khi cho bé bú bình. 1. Bú bình = Liên kết Nếu bạn cho rằng, bú bình sẽ khiến tình cảm giữa mẹ với mẹ nhạt đi, thì không hẳn thế. Tất cả những tiếp xúc, va chạm nhẹ nhàng hay những lời nói êm dịu mẹ dành cho bé đều có tác dụng nhất định tăng mối liên kết keo sơn giữa mẹ và bé. Tình cảm mẹ và bé vẫn keo sơn khi bé tập bú bình. (Ảnh minh họa). 2. Nếu bé khóc, hãy trấn an bé trước khi cho ăn Bé thường dùng tiếng khóc làm ‘ám hiệu’ cho cha mẹ khi bé đói. Vì vậy, bạn không nên mất bình tĩnh hay bối rối khi nghe thấy tiếng khóc của bé. Dầu cho bé đang rất đói và miệng há rất to, thì bạn cũng nên đút cho bé ăn một cách từ từ. 3. Chọn một không gian yên tĩnh Không gian không quá sáng và yên tĩnh giúp bé tập trung bú bình hơn, do vậy, việc hấp thụ các dưỡng chất của bé cũng tốt hơn. Vì vậy, nếu bạn cho bé ăn ở nhà thì tốt nhất bạn nên tắt tivi, không trả lời điện thoại hay trò chuyện quá rôm rả, tránh khiến bé sao nhãng khi ăn. 4. Nói ‘không’ với lò vi sóng Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa cho bé, vì sự phân phối sức nóng trong lò vi sóng không đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá, có thể khiến bé phỏng miệng khi bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm. (Ảnh minh họa). 5. Khi bé ợ hơi Nếu bé cố ngước lên đẻ trớ hay ợ thì chưa hẳn đây là biểu hiện phản ứng dị ứng, vì rất có thẻ bé nuốt phải một lượng không khí quá nhiều. Trong trường hợp này người mẹ nên: * Đặt bé lên vai, lấy một tay đỡ mông bé, giữ bé ở tư thế thẳng đứng, chân duỗi thẳng, đó là tư thế ợ hơi tốt nhất, dùng tay còn lại vỗ lưng hoặc xoa lưng cho bé. * Cho bé ngồi vào lòng của bạn, dùng cánh tay ôm bé, để bé chồm người về phía trước một chút, bụng bé dựa vào cánh tay của bạn. Tư thế này có thể ép nhẹ bụng em bé, giúp đẩy hơi ra, dùng bàn tay kia vỗ lưng hoặc vuốt lưng cho bé. * Đặt em bé nằm sấp trên lòng bạn, một tay giữ chắc bé, tay kia vỗ lưng hoặc xoa lưng cho bé. 6. Bé ngưng bú khi no Bé sơ sinh rất giỏi để có thể tự điều chỉnh sự ăn uống của mình. Vì thế, nếu bé có tín hiệu nói “không” với chai sữa bằng cách quay đầu đi nơi khác khi thấy bạn cầm bình sữa tiến lại gần hoặc liên tục không uống hết bình sữa thì bạn cũng đừng ép bé. 7. Cân đối lượng sữa và nước Pha sai lượng sữa và nước sẽ khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng của bé gặp rắc rối. Vì thế cần làm theo hướng dẫn đã ghi trên vỏ hộp sữa và dùng nước không florua để pha sữa. Quá nhiều khoáng chất có thể làm mất màu răng của bé. Chỉ pha lượng sữa vừa đủ cho một lần ăn. Không nên pha sẵn rồi trữ kể cả trong tủ lạnh. 8. Không cho bé bú trước khi ngủ Ngay cả khi răng bé chưa phát triển thì việc cho bé bú sữa bột hoặc uống nước trái cây trước khi ngủ tiềm ẩn nhiều vấn đề không tốt cho răng. Do đó, cha mẹ trẻ dù cưng chiều trẻ đến đâu cũng chỉ nên cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ chậm nhất là khi trẻ được 12 hay 18 tháng tuổi. . Cho trẻ bú bình là vấn để nan giải khi lần đầu làm mẹ. (Ảnh minh họa). 8 điều chị em nên biết khi cho trẻ bú bình - Lần đầu làm mẹ, việc cho bé bú bình đúng cách và an. an toàn là cả một vấn đề nan giải. Dưới đây là 8 điều bạn cần biết khi cho bé bú bình. 1. Bú bình = Liên kết Nếu bạn cho rằng, bú bình sẽ khi n tình cảm giữa mẹ với mẹ nhạt đi, thì không. cây trước khi ngủ tiềm ẩn nhiều vấn đề không tốt cho răng. Do đó, cha mẹ trẻ dù cưng chiều trẻ đến đâu cũng chỉ nên cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ chậm nhất là khi trẻ được 12 hay 18 tháng