Ảnh minh họa. Bài học từ 'cá chuối' - Cũng bởi đắm đuối vì con mà các nàng “cá chuối” cứ phi như tên bắn từ bếp, ra chợ, đến trường học, vào công sở rồi lại vào bếp, ra chợ, đến trường học… để rút cục bị stress nặng và thậm chí đổ bệnh. Dưới đây là chuyện một “cá chuối” sau lần suýt “ tử nạn” đã biết cách sống chậm ra sao, biết sẻ chia gánh nặng thế nào “Cá chuối” suýt…tử nạn Tôi quỵ xuống trước cửa phòng tắm mà vẫn cố gượng dậy lết vào bếp. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến lúc đó là món mì ống trộn phô mai cho hai nhóc. Chị gái tôi đỡ tôi dậy rồi cuống cuồng gọi 115… “Em không đi đâu. Bọn trẻ còn chưa ăn tối…Không sao đâu, thỉnh thoảng em vẫn thế…”, tôi thều thào. Phải, tôi làm sao có thể ốm được, tôi còn cả núi việc và bao nhiêu người đang trông chờ vào tôi, cả hai đứa con đang đói ngấu, cả đám khách hàng… Tôi ước gì mọi thứ lại ổn thỏa và cuộc sống diễn ra như trước. Ai ngờ, đó chính là ngày tôi buộc phải sống khác đi… Cha mẹ rất dễ stress vì áp lực công việc và con cái. (Ảnh minh họa). Cả chục năm nay, tôi vẫn bị xỉu hoài, nhưng tôi cứ lờ đi. Cuối cùng, khi đến gặp bác sĩ (một cách miễn cưỡng sau khi bị chị gái đẩy lên xe cấp cứu) tôi mới té ngửa là mình bị rối loạn nhịp tim và phải dùng máy tạo nhịp. Bác sĩ bảo đó là bởi tôi bị stress suốt một thời gian dài và cơ thể suy nhược nặng. Vậy là, mới 35 tuổi, đang phải nuôi hai con nhỏ mà tôi lại phải mang căn bệnh “tiểu thơ” đáng ghét này Việc điều trị cơ bản thì nhanh thôi. Trong vòng 24 tiếng người ta đã lắp xong cho tôi máy tạo nhịp, sau 48 tiếng tôi đã có thể ra viện và sáu tuần sau, bác sĩ bảo tim tôi đã “ngon lành như mới”. Nhưng việc làm quen với cuộc sống của một “tiểu thơ” có trái tim “mong manh” thì phải mất một thời gian dài… Có thể nói đau ốm là cái gì đó rất xa xỉ đối với một người mẹ như tôi. Trong suy nghĩ của tôi, làm mẹ nghĩa là phải bật dậy bất cứ lúc nào, phải gạt bỏ bản thân, phải lao đi như tên bắn và khi cần còn phải hy sinh như loài cá chuối (nhảy lên bờ giả chết để kiến bu vào làm mồi cho con!). Hẳn là tôi sẽ còn xả thân tiếp như thế nếu tôi không phải nhập viện lần thứ hai. Bác sĩ bảo: nhịp tim của tôi có thể ổn nhờ máy tạo nhịp nhưng nếu tôi không chịu giữ gìn thì máy móc cũng bất lực. Tóm lại tình hình chỉ có thể cải thiện nếu tôi chịu nghỉ ngơi, bớt tham công tiếc việc. Và những bài học hữu ích Vốn là tuýp phụ nữ của gia đình, là người mẹ đắm đuối vì con, nhưng hai lần nhập viện liên tục đã buộc tôi phải xét lại định nghĩa làm mẹ của mình. Vâng, dù bạn có đảm đang thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng không thể quán xuyến mọi việc trong nhà khi mà bạn đau ốm. Đành phải gạt bớt việc đi nếu không muốn bị nó đè bẹp. Tôi đã làm như thế và tôi ngạc nhiên nhận thấy rằng: mọi thứ vẫn ổn và tôi hóa ra cũng chẳng phải là nhân vật không-thể-thiếu trong nhà như tôi vẫn tưởng. Điều này có thể làm chân dung “mẹ ưu tú” của tôi méo mó đi chút xíu, nhưng nó giúp tôi có thể quên đi số điện thoại 115 và đặc biệt là giúp tôi biết làm mẹ theo cách khôn ngoan hơn. Bệnh “tiểu thơ” đáng ghét hóa ra cũng dạy tôi được những bài học thật hữu ích… Cùng du lịch là 'bí kíp' hạnh phúc của các gia đình. (Ảnh minh họa). Bài học 1: Tự hạ “điểm chuẩn” Không được phép vung 120% sức lực ra mà “đảm việc nhà” nữa nên tôi đã tận dụng tối đa sự trợ giúp của các loại máy giặt, lò vi ba, máy rửa bát, nồi đa năng… Tôi cũng chẳng ngại chia sẻ việc nhà với chồng con nữa. Tôi khoán cho chồng lau nhà, xếp quần áo, giao cho con gái nhặt rau, để con trai xúc cơm lấy…Và điều quan trọng nhất là tôi đã tự xác định phải hạ thấp yêu cầu đối với những công việc trên. Ừ thì giặt máy đôi khi không sạch bằng tay, ừ thì nồi đa năng lắm lúc khiến rau quá nhừ, tủ quần áo chồng xếp hơi lộn xộn, rau con gái nhặt còn lẫn lá sâu Nhưng điều quan trọng là tôi không quỵ ngã mà mọi việc vẫn được giải quyết. Một khi bạn đã học được cách hạ “điểm chuẩn” thì bạn sẽ trở nên sáng suốt hơn trong việc xác định việc gì mình phải trực tiếp làm và việc gì có thể chuyển giao cho người khác. Bài học 2: Chấp nhận “phá cách” Còn nhớ, mỗi lần buộc phải để chồng tiếp quản vai nội tướng (vì phải đi đâu xa đôi ngày), tôi không chỉ chất đầy tủ các loại thịt cá rau quả mà còn dán khắp nhà những tờ nhắc việc. Tờ thì nhắc chiều thứ sáu con gái học tiếng Anh đấy, tờ thì dặn con trai thích trứng rán để nguyên hơn là xắt miếng, tờ lại lưu ý phải cho con tắm sớm để đầu kịp khô khi đi ngủ… Thực ra chồng tôi vẫn có thể thu xếp mọi chuyện theo cách của anh ấy mà không cần đến những “chỉ thị” kia, và bọn trẻ cũng chẳng để ý đến ba chúng có làm đúng những gì mẹ dặn dò hay không. Thậm chí chúng còn khoái sự “phá cách” của ba. Vậy thì tại sao tôi phải tốn công “nhắc vở” chứ? Những ngày dưỡng bệnh, nhiều khi tôi chẳng còn biết bữa sáng bọn nhóc ăn gì, cũng chẳng rõ bộ đồ đến trường của chúng có phẳng phiu không và chúng có tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày không. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng: mấy chuyện này thực ra cũng chẳng quá quan trọng, phiên phiến đi rồi cũng ổn thôi. Chấp nhận “phiên phiến” không chỉ giúp tôi được nghỉ ngơi mà còn giúp cho mọi người trong nhà linh hoạt hơn, biết tuỳ cơ ứng biến chứ không cứng nhắc như trước. Bài học 3: Biết trì hoãn và chối từ Không được phép “bao đồng” nữa nên tôi phải rà soát lại việc nào cần làm ngay và việc nào có thể trì hoãn. Kết cục tôi nhận thấy việc cần làm ngay cũng ít thôi, còn những việc chưa-làm-cũng-chẳng-chết-ai mới chiếm phần đa. Một khi đã cắt xén bớt list công việc cần làm, tôi được rảnh rang hơn để có thể chợp mắt buổi trưa, ngâm bồn buổi tối hay đi gặp bác sĩ. Cũng nhằm mục đích giành nhiều thời gian hơn cho bản thân, thay vì nhiệt tình hết mình với các vụ cưới hỏi, giỗ chạp, sinh nhật như trước, tôi đã học được thói quen từ chối bớt. Mà cũng không phải xin lỗi hay giải thích dài dòng, chỉ đơn giản là “Tớ bận mất rồi!” hoặc “Tớ đang ốm”.Còn thích lý do cụ thể thì bịa rằng: “Trưa chủ chật bên họ nhà tớ cũng có đám cưới” hay “Hôm đó tớ mắc họp rồi”. Bài học 4: Ủng hộ fast-food Khi mà cuộc sống cuốn bạn đi với tốc độ tên lửa thì ngoài việc chế biến tốc hành những món ăn đơn giản tại gia, bạn có thể nhờ cậy đến gà của KFC, BBQ, pizza của Al Fresco… Hãy bỏ ngoài tai những lời chế giễu rằng các bà mẹ lười biếng đã giúp cho ngành công nghiệp fast-food phát đạt hay những cảnh báo rằng con cái bạn khéo mà phát phì… Khi mà bạn mệt mỏi đến mức không thể nấu nổi bữa cơm cho tử tế thì dùng fast-food còn tốt hơn là cứ cố đấm ăn xôi. Bài học 5: Nào ta cùng “cúp cua”! Mẫn cán một cách điên rồ và cầu toàn một cách thái quá đã khiến tôi stress. Cho nên giờ đây tôi sẵn sàng cáo ốm hoặc cho bọn nhóc “cúp cua” để cả nhà có thể cùng nhau du hí. Chẳng hạn nhân dịp đoàn thanh niên ở công ty tổ chức đi chơi xa, tôi sẽ xin cho con nghỉ học để đi cùng. Những lúc đó, tôi gạt hết công việc sang một bên (không điện thoại, không e-mail, không laptop) để hoàn toàn vui thú cùng gia đình. . họa. Bài học từ 'cá chuối' - Cũng bởi đắm đuối vì con mà các nàng “cá chuối” cứ phi như tên bắn từ bếp, ra chợ, đến trường học, vào công sở rồi lại vào bếp, ra chợ, đến trường học . đáng ghét hóa ra cũng dạy tôi được những bài học thật hữu ích… Cùng du lịch là 'bí kíp' hạnh phúc của các gia đình. (Ảnh minh họa). Bài học 1: Tự hạ “điểm chuẩn” Không được phép. khi bạn đã học được cách hạ “điểm chuẩn” thì bạn sẽ trở nên sáng suốt hơn trong việc xác định việc gì mình phải trực tiếp làm và việc gì có thể chuyển giao cho người khác. Bài học 2: Chấp