Trẻ thường khó thở khi bị mềm sụn thanh quản. (Ảnh minh họa). Trẻ sơ sinh bị mềm sụn thanh quản - Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ 4 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ bị sớm hơn hoặc muộn hơn. Con mình được gần 3 tuần tuổi, theo chẩn đoán của các bác sĩ bệnh viện Nhi thì con mình bị mềm sụn thanh quản. Cháu thở rít, thở khò khè nhưng không khó thở, ngủ yên và môi hồng. Mặc dù theo thông tin mình được biết thì căn bệnh này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần, nhưng mình vẫn rất lo. Mềm sụn thanh quản là khiếm khuyết bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hiểu một cách đơn giản thì cấu trúc sụn thanh quản ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên các mô sụn bị ép và sa vào đường thở dẫn đến hiện tượng bé thở có tiếng rít, khò khè. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú, sặc sữa… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời.(Ảnh minh họa). Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ 4 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ bị sớm hơn hoặc muộn hơn. Có trên 99% sẽ dần dần tự khỏi mà không cần điều trị, đa số sẽ hết khò khè khi được 2 tuổi. Tiếng khò khè sẽ tăng trong 6 tháng đầu sau sinh vì lượng khí trẻ hít thở sẽ tăng theo tuổi. Sau tuổi đó tiếng khò khè không tăng nữa và giảm dần rồi biến mất. Trẻ sẽ được khuyến cáo phẫu thuật nếu điều này khiến trẻ khó bú, kém tăng cân và phát triển. Sau đây là một số lưu ý khi con bạn bị mềm sụn thanh quản: • Luôn giữ phòng ngủ của trẻ thoáng khí và sạch sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn. • Không nên cho trẻ nằm ngửa vì dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở khiến trẻ thở khò khè hơn. Với trẻ nhũ nhi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất. • Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa phải với sức bú của trẻ. • Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ nên bạn phải bôi kem dưỡng da vùng môi để tránh hiện tượng khô, nứt nẻ. Trước khi đi ngủ bạn luôn phải làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để trẻ hạn chế thở bằng miệng. • Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này. • Luôn khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú, sặc sữa… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời. . Trẻ thường khó thở khi bị mềm sụn thanh quản. (Ảnh minh họa). Trẻ sơ sinh bị mềm sụn thanh quản - Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ 4 –. sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần, nhưng mình vẫn rất lo. Mềm sụn thanh quản là khiếm khuyết bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hiểu một cách đơn giản thì cấu trúc sụn thanh quản ở trẻ nhỏ chưa hoàn. bạn bị mềm sụn thanh quản: • Luôn giữ phòng ngủ của trẻ thoáng khí và sạch sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn. • Không nên cho trẻ nằm ngửa vì dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản