THIÊN 60: NGỌC BẢN Hoàng Đế hỏi: "Ta cho rằng cây kim nhỏ chỉ là 1 vật nhỏ, thầy lại nói rằng tác dụng của cây kim trên hợp với Trời, dưới hợp với Đất, giữa hợp với con người, Ta cho rằng thầy đã khen tác dụng của cây kim 1 cách quá đáng chăng ! Ta mong được nghe thầy giải thích về lý do nào như thế ?”[1]. Kỳ Bá đáp : "Có vật nào to hơn trời không ? Nay nếu muốn tìm vật nào to hơn cây kim, thì duy chỉ cần 5 loại binh khí là được[2]. Những loại binh khí này là dùng vào việc giết người, chứ không như những cây kim có thể cứu sống mạng người[3]. Vả lại, con người được xem là qúy trọng nhất trong Trời Đất, họ lại không thể tham vào Trời Đất hay sao ? Ôi ! Phép trị dân cũng giống như sử dụng cây kim chữa bệnh vậy[4]. Khi chúng ta so sánh giữa cây kim châm và năm loại binh khí, biết cái nào (kim và binh khí) nhỏ hơn cái nào ?”[5]. Hoàng Đế hỏi: "Có loại bệnh, bắt đầu bởi việc vui giận không lường, ăn uống không điều độ, Âm khí bất túc, Dương khí hữu dư, doanh khí không vận hành, phát ra thành chứng ung thư[6]. Âm Dương bất thông, hai loại nhiệt nội và ngoại cùng đánh nhau sẽ sinh ra mủ, loại bệnh ung thư này có thể dùng tiêu châm để chữa trị được không ?”[7]. Kỳ Bá đáp : "Khi mà tà khí đi sâu vào để gây thành bệnh rồi, thì cho dù có bậc thánh nhân cũng không thể hóa trừ nó, tức là làm thế nào để cho tà khí không thể lưu lại được[8]. Ví như 2 đoàn quân sức mạnh ngang nhau, cờ sí phất phới trước mặt nhau, gươm giáo lấp lánh bầy ra ở giữa cánh đồng, đó không phải mưu lược trong 1 ngày mà có được[9]. Trong 1 nước, lệnh của vua nếu có thể khiến cho người dân thi hành lệnh vua cấm chỉ các binh sĩ dùng gươm giáo gây ra nạn tai, đó không phải do sự giáo dục trong 1 ngày, trong 1 phút chốc mà được vậy[9]. Ôi ! Nay đến như cuộc sống cẩu thả khiến cho thân hình bị phải bệnh ung thư bị máu mủ tụ lại, đó không phải là do những người này sống tách xa với cái đạo dưỡng sinh hay sao ?[10] Ôi ! sự sinh ra của ung thư, sự thành hình của máu mủ không từ trên Trời rơi xuống, cũng không từ dưới đất chui lên, mà do ở sự tích chứa dần dần để sinh ra vậy[11]. Vì thế bậc thánh nhân biết lo liệu khi ung thư và máu mủ chưa thành hình, còn kẻ ngu thì sẽ chỉ thấy và biết được khi ung thư và máu mủ đã thành hình vậy”[12]. Hoàng Đế hỏi: " Khi ung thư đã thành hình rồi thì nó không cho chúng ta biết được, khi mủ đã tụ thành rồi thì nó không cho ta thấy được, vậy phải làm sao ?”[13]. Kỳ Bá đáp : "Khi mủ đã thành, mười người sẽ chết hết chín, vì thế bậc thánh nhân không để cho nó thành, bằng cách nêu rõ các phương ngăn ngừa và chữa trị hay nhất, viết lại trên thẻ tre và luạ, giúp cho những người tài năng dựa vào đó để tiếp nối, để truyền lại cho hậu thế, không bao giờ thất truyền, giúp cho những người không thấy và không biết cái nguy của bệnh này”[14]. Hoàng Đế hỏi: "Khi đã thành mủ và máu thì mới biết là gặp việc tử vong chăng ? Không thể dùng tiểu châm để trị được ư ?”[15]. Kỳ Bá đáp : "Dùng tiểu châm để châm vào nơi vết nhỏ, công lao ít, dùng đại châm để châm vào nơi vết lớn, tai hại xảy ra nhiều hơn[16]. Cho nên nếu đã thành mủ và máu, chỉ nên dùng biếm thạch và phi châm để châm lấy máu mủ là tốt nhất”[17]. Hoàng Đế hỏi: "Bệnh ung thư có những chuyển biến ác liệt, như vậy chúng ta hoàn toàn không có cách chữa trị hay sao ?”[18]. Kỳ Bá đáp : "Vấn đề này, phải dựa vào sự nghịch thuận của bệnh để quyết định”[19]. Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe về vấn đề thuận nghịch”[20]. Kỳ Bá đáp : "Vì tạng phủ bị nội thương, ung thư biểu hiện bằng 5 nghịch chứng: tròng trắng mắt hiện lên màu xanh, tròng đen mắt thu nhỏ lại, đó là nghịch chứng thứ nhất[21]. Uống thuốc vào ói trở ra, đó là nghịch chứng thứ hai[22]; Vùng bụng đau, khát nước dữ dội, đó là nghịch chứng thứ ba[23]; Vai và cổ gáy xoay trở bất tiện, đó là nghịch chứng thứ tư[24]; Tiếng nói bị tắt, sắc diện hiện lên mầu thoát huyết, đó là nghịch chứng thứ năm[25]. Trừ 5 nghịch chứng trên, còn lại đều gọi là thuận”[26]. Hoàng Đế hỏi: "Các loại bệnh khác cũng đều có nghịch chứng và thuận chứng, ta có thể nghe thầy giải thích được không ?”[27]. Kỳ Bá đáp : "Bụng bị trướng, thân hình nhiệt, mạch đại, đó là nghịch chứng thứ nhất[27]; Bụng bị kêu sôi mà đầy, tứ chi bị lạnh và tiêu chảy, mạch đại, đó là nghịch chứng thứ hai[28]; Ra máu mũi không ngừng, mạch đại, đó là nghịch chứng thứ ba[29]; Ho mà tiểu ramáu, hình thể cơ nhục héo gầy, mạch tiểu mà hữu lực, đó là nghịch chứng thứ tư[30]; Ho mà hình thể cơ nhục héo gầy, thân hình phát nhiệt, mạch tiểu mà tật (sác), đó là nghịch chứng thứ năm[31]. Những nghịch chứng như vậy sẽ phải chết trong vòng không quá 15 ngày[32]. Dưới đây là ngũ thịnh cấp chứng, chết gấp: bụng to mà phát trướng, tứ chi lạnh buốt, hình thể cơ nhục bị héo gầy, tiêu chảy không ngừng, đó là nghịch chứng thứ nhất[33]; Bụng bị trướng và tiêu ra máu, mạch đại, có lúc ngưng, đó là nghịch chứng thứ hai[34]; Ho và tiểu tiện ra máu, cơ nhục thoát gầy, mạch bác (chân tạng bị kiệt), đó là nghịch chứng thứ ba[35]; Nôn ra máu, ngực bị đầy và dẫn ra đến sau lưng, mạch tiểu và tật (sác), đó là nghịch chứng thứ tư[36]; Ho và ói, bụng trướng, thêm chứng xôn tiết, mạch tuyệt, đó là nghịch chứng thứ năm[37]. Như vậy, chỉ trong khoảng 1 ngày là chết[38]. Người thầy khéo nếu không xét cho kỹ những trường hợp như trên để rồi châm 1 cách cẩu thả, gọi là nghịch trị vậy”[39]. Hoàng Đế hỏi: "Thầy đã nói về tác dụng của cây kim thật tuyệt vời, nó có thể phối hợp với Thiên Địa, trên tình được Thiên văn, dưới đo được Địa kỷ, bên trong phân biệt được ngũ tạng, bên ngoài ứng với lục phủ, kinh mạch có 28 hội, tất cả đều có vận hành tuần hoàn của nó[40]. Có người cho rằng cây kim chỉ có thể giết người đang sống, mà không thể cứu được người sắp chết, Thầy có thể chống lại ý kiến đó không ?”[41]. Kỳ Bá đáp : "Nếu phép châm mà không đúng thì sẽ giết chết người đang sống, chứ không thể cứu được người sắp chết”[42]. Hoàng Đế nói: "Ta nghe như vậy, trong lòng bất nhân (bất nhẫn) quá, Tuy nhiên, ta mong được nghe giải thích về cái đạo của việc châm, khiến cho người thầy thực hiện cẩu thả làm hại người khác”[43]. Kỳ Bá đáp : "Đây là 1 cái đạo rất rõ ràng, rất tất nhiên, người không khéo dụng châm sẽ ví như đao kiếm có thể giết người, như uống rượu thì sẽ say vậy, Ta không cần phải chẩn đoán, xét rõ mà cũng có thể biết được”[44]. Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe cho rốt ráo”[45]. Kỳ Bá đáp : "Tinh khí của con người bẩm thụ từ cốc khí[46]. Nơi mà cốc khí rót vào là Vị[47]. Vị là biển của khí huyết[48]. Khí bốc lên từ biển sẽ thành mây, tỏa rộng đều trong thiên hạ[49]. Con đường mà khí huyết xuất ra từ Vị gọi là kinh toại[50]. Kinh toại chính là đại lạc của ngũ tạng, lục phủ[51]. Nay nếu ta áp dụng phương pháp nghênh để đoạt (đón) chân khí để tả sai lầm thì Vị khí sẽ bị tuyệt”[52]. Hoàng Đế hỏi: "Thượng kinh (Thủ) và Hạ kinh (Túc) có con số về huyệt cấm châm không ?”[53]. Kỳ Bá đáp : "Nếu ta dùng phép nghênh nhi đoạt chi (tả) để châm huyệt Ngũ Lý thì tạng khí đi nửa đường đã tuyệt[54]. Châm năm lần đến thì khỏi bệnh, nếu 1 châm tả nhầm 5 lần thì 1 tạng khí sẽ bị kiệt tận[55]. Vì thế mỗi tạng 5 lần sẽ bị kiệt, 5 huyệt nhân cho 5 lần gồm 25 lần thì làm kiệt cả các du huyệt[56]. Ta gọi đây là châm tả nhầm lẫn đã đoạt mất đi Thiên khí, nếu không phải là tuyệt mệnh thì cũng làm giảm tuổi thọ vậy”[57]. Hoàng Đế nói: " Ta mong được nghe cho rốt ráo”[58]. Kỳ Bá đáp : "Châm cạn như người dòm vào cửa (không vào sâu bên trong) thì người bệnh sẽ chết khi về đến nhà, châm sâu như người đi vào sâu trong nhà, người bệnh sẽ chết ngay giữa nhà thầy thuốc”[59]. Hoàng Đế nói: "Những phương mà thầy nói ra thật khéo ! Cái Đạo mà thầy nêu lên thật sáng sủa ! Tôi xin được ghi vào sách Ngọc bản, xem như những bảo vật quan trọng, truyền lại cho hậu thế, xem như tài liệu về thích cấm, khiến cho người dân đừng phạm phải”[60] . THIÊN 60: NGỌC BẢN Hoàng Đế hỏi: "Ta cho rằng c y kim nhỏ chỉ là 1 vật nhỏ, th y lại nói rằng tác dụng của c y kim trên hợp với Trời, dưới hợp với. bệnh sẽ chết ngay giữa nhà th y thuốc”[59]. Hoàng Đế nói: "Những phương mà th y nói ra thật khéo ! Cái Đạo mà th y nêu lên thật sáng sủa ! Tôi xin được ghi vào sách Ngọc bản, xem như những. cách cẩu thả, gọi là nghịch trị v y [39]. Hoàng Đế hỏi: "Th y đã nói về tác dụng của c y kim thật tuyệt vời, nó có thể phối hợp với Thiên Địa, trên tình được Thiên văn, dưới đo được Địa kỷ,