Thiên mười: NGŨ TẠNG SINH THÀNH Tâm, hợp với mạch, vinh ra ở sắc, nó chủ ở Thận (1). Phế, hợp với bì (da), vinh ra ở lông, nó chủ ở Tâm (2) Can, hợp với Tâm, vinh ra ở trảo (các móng tay chân), nó chủ ở Phế (3). Tỳ hợp với Nhục (thịt), vinh ra ở môi, nó chủ ở Can (4) Thận, hợp với Cốt (xương), vinh ra ở tóc, nó chủ ở Tỳ (5) Cho nên, ăn nhiều vị mặn (hàm) thì mạch đọng xít mà sắc biến (6). Ăn nhiều vị đắng (khổ) thì bì khô mà mao rụng (7). Ăn nhiều vị cay (tân) thì cân cập (rút, khó co duỗi) mà trảo khô (8). Aên nhiều vị chua (toan) thì thịt (nhục) xúc (chùn) lại, mà môi rộp lên (9). Ăn nhiều vị ngọt (cam) thì xương đau mà tóc rụng. (10) Đó là sự bị thương của năm Tạng do năm vị gây nên (1) (11). Cho nên: Tâm ưa vị khổ, Phế ưa vị tân, Tỳ ưa vị cam. Can ưa vị toan, Thận ưa vị hàm (12) . Đó là cái ‘hợp’ của năm vị đối với năm Tạng, do đó mới nuôi khí của năm Tạng (1) (13). Phàm sắc hiện ra mặt: xanh bợt như sắc cỏ héo, thì chết, vàng bệch như sắc chỉ xác, thì chết, đen kịt như sắc bồ hóng, thì chết, đỏ sẫm như sắc máu đọng, thì chết, trắng bợt như sắc sương khô, thì chế. Đó là năm sắc hiện ra triệu chứng chết (13). Sắc xanh như màu lông chim trả (bói cá), sắc đỏ như màu mào gà, sắc vàng như màu dưới bụng cua, sắc trắng như màu mỡ đông, sắc đen như màu lông quạ Đều sống. Đó là 5 sắc hiện ra cái triệu chứng sống (14). Sinh ra ở Tâm, muốn được như lụa bọc ‘chu’ (đỏ thẫm) sinh ra ở Phế, muốn được như lụa bọc ‘hồng’ (đỏ nhạt, phớt); sinh ra ở Can, muốn được như lụa bọc ‘cam’ (đỏ tía), sinh ra ở Tỳ, muốn được như lụa bọc hạt quát lâu (đỏ vàng), sinh ra ở Thận, muốn được như lụa bọc ‘tử’ (tía hắt, hơi có màu đen). Đó là chân khí của năm Tạng ‘vinh’ ra ngoài sắc mặt (15). Sắc, Vị ứng với năm Tạng: Trắng, ứng với Phế, vị tần, đỏ, ứng với tâm, vị khổ vàng, ứng với Tỳ, vị ngọt; xanh ứng với Can, vị toan, đen, ứng với Thận, vị mặn (16). Cho nên. trắng ứng với bì; đỏ ứng với mạch; xanh ứng với cân (gân); vàng ứng với thịt; đen ứng với xương (17). Bao các mạch, đều dồn lên mắt (1); bao các tủy, đều dồn lại óc (óc là bể của tủy); bao các gân, đều dồn vào khớp (khớp xương), bao các huyết đều dồn vào Tâm; bao các khí đều dồn lên Phế Đó là sự tuần hoàn sớm tối của ‘bốn chi, tám khí’ (18). Người ta, khi nằm thì huyết dồn về Can. Can nhờ huyết nên hay trông; chân nhờ huyết nên hay đi; tay nhờ huyết nên hay nắm; ngón tay nhờ huyết nên hay cầm (19). Nằm, dậy, ra ngoài, bị gió thổi, huyết tụ ở bì phu. Thành chứng Tý (vít lấp tê đau); tụ ở mạch lạc thành chứng sáp (huyết không lưu thông), tụ ở chân thành chứng quyết (giá lạnh). Ba chứng đó, đều do huyết lẩn đi không trở lại được nơi cốt không mà gây nên (20). Ở con người, có đại cốc 12 phận, tiểu khê 354 nơi, là 12 Du Đó đều là nơi hội tụ của Vệ khí (21). Tà khí ‘khách’ ở đó, có thể dùng chÂm thạch cho tiết bỏ đi (22). Bắt đầu chẩn bệnh, phải xét rõ Âm dương kinh khí của 5 Tạng để đoán bệnh (23). Muốn biết bệnh bắt đầu từ kinh nào, phải lấy kinh khí của 5 Tạng làm căn bản (24). Phàm: nhức đầu, đau trán là do dưới hư trên thực, lỗi tại Túc Thiếu Âm Cự dương, quá lắm thì vào Thận (25). Chóng mặt choáng váng, mắt mờ, tai điếc; là do dưới thực trên hư, lỗi tại Túc Thiếu dương quyết Âm, quá lắm thì vào Can (26). Bụng đầy anh ách, suốt tới Chi cách, dưới quyệt, trên mạo (chóng mặt) lỗi tại Túc Thái Âm, Dương minh (27). Khái thấu hơi nghẽn, trong ‘hung’ quyết nghịch, lỗi tại Thủ Dương minh Thái Âm (28). Tâm phiền đầu nhức, bệnh ở trong cách, lỗi tại Thủ Cự Dương Thiếu Âm (29). Về mạch: Có đại, tiểu hoạt, sắc, phù, trầm, có thể chia rõ, cái tượng của năm tạng, có thể lấy loại để suy, năm tạng hợp với năm Âm, có thể lấy ý để biết, năm sắc hiện ra nét mặt, có thể lấy mắt để trông. Người ta nếu hay đem hợp cả sắc với mạch thì về phép chữa bệnh có thể vẹn toàn (1) (30). ‘Xích’ mạch hiện đến, thấy suyễn và kiên, ấy là có tích khí ở trong, do bị hại về sự ăn, bệnh đó gọi là Tâm tý. Nếu bệnh mắc bởi ngoại dÂm, thì cũng bởi nghĩ khiến cho Tâm hư, nên tà khí mới có thể phạm vào được . ‘Bạch’ mạch hiện đến, suyễn mà phù, đó là trên hư dưới thực, sẽ thành chứng kinh, bởi có tích khí ở trong Hung (33). Nếu suyễn mà hư, thì gọi là phế tý hàn nhiệt. Bệnh này gây nên bởi say rượu mà nhập phòng (3) (34). ‘Thanh’ mạch hiện đến, trường mà bựt mạnh ở tả hữu, đó là bởi có tích khí ở Tâm hạ và hai bên sườn gọi là Can tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, với chứng sán giống nhau, hoặc lưng đau chân lạnh và đầu nhức (4) (35). ‘Hoàng’ mạch hiện đến, đại mà hư, có tích khí ở trong bụng gọi là quyết sán, cùng một chứng trạng với đàn bà giống nhau. Bệnh này gây nên bởi tứ chi có mồ hôi mà gặp gió. (5) (36). ‘Hắc’ mạnh hiện đến, trên kiêm mà đại, đó là vì có tích khí ở tiểu phúc với tiền Âm, gọi là chứng thận tý. Chứng này gây nên bởi tắm gội nước lạnh mà đi nằm ngay (6) (37). Phàm xét những mạch Cơ kinh thuộc về ngũ sắc. Mặt vàng, mắt xanh; mặt vàng, mắt đỏ; mặt vàng, mắt trắng; mặt vàng, mắt đen đều không chết (38). Nếu mặt xanh, mắt đỏ; mặt đỏ, mắt trắng; mặt xanh, mắt đen; mặt đen, mắt trắng; mặt đỏ, mắt xanh đều chết (1) (39) . nằm thì huyết dồn về Can. Can nhờ huyết nên hay trông; chân nhờ huyết nên hay đi; tay nhờ huyết nên hay nắm; ngón tay nhờ huyết nên hay cầm (19). Nằm, d y, ra ngoài, bị gió thổi, huyết tụ ở. chia rõ, cái tượng của năm tạng, có thể l y loại để suy, năm tạng hợp với năm Âm, có thể l y ý để biết, năm sắc hiện ra nét mặt, có thể l y mắt để trông. Người ta nếu hay đem hợp cả sắc với mạch. mạch hiện đến, suyễn mà phù, đó là trên hư dưới thực, sẽ thành chứng kinh, bởi có tích khí ở trong Hung (33). Nếu suyễn mà hư, thì gọi là phế tý hàn nhiệt. Bệnh n y g y nên bởi say rượu mà nhập