Bệnh cảm xúc - Khám phá mới của y học pot

5 324 1
Bệnh cảm xúc - Khám phá mới của y học pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh cảm xúc - Khám phá mới của y học Không phải là sự "vô cảm" theo nghĩa bóng mà người ta vẫn dùng để nói tới những hành vi dửng dưng trước những sự kiện bất thường của đời sống ở một số người ích kỷ. Mà là một sự vô cảm trong tận tâm can, vô cảm vì đã mất hẳn đi một chức năng cảm xúc của não bộ. Đây thực sự là một căn bệnh với đầy đủ những triệu chứng, tác hại, nó khiến người mắc không biết phải cư xử với vạn vật xung quanh theo cách nào, như thể một người chẳng biết sáng ra, mình phải thức dậy, đánh răng rửa mặt để làm gì, hay người khác lại chẳng biết phân biệt ai tốt, ai xấu, nên yêu ai, ghét ai Không cảm xúc - Con người là cái máy lưu trữ Lý trí đã từ lâu được xem là thành tựu cao nhất của con người, ngược lại tình cảm lại bị coi là khó tin cậy được. Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu não nhận ra rằng, xúc cảm cũng có trí tuệ riêng của nó và có tầm quan trọng sống còn, nếu không có nó, con người chẳng khác gì cái máy tính điện tử chỉ biết lưu trữ thông tin mà chẳng có ai điều khiển. Ông Elliot Smith từng là một doanh nhân, một hôm bỗng cảm thấy những cơn nhức đầu và khó khăn trong việc tập trung tư tưởng. Triệu chứng cứ ngày một nặng. Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện ngay sau trán ông có một khối ung thư. Họ cắt béng đi khối u cùng một phần của thùy trán, phần phía trước của vỏ não. Cuộc phẫu thuật thành công bước đầu, ông Smith khỏe mạnh, nhịp tim, nhịp phổi đều đặn bình thường. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, người ta mới nhận ra một điều khủng khiếp rằng ông Smith nay không còn là ông Smith xưa kia nữa. Sáng trở dậy, ông chẳng thiết tha gì cái việc bước xuống giường, người nhà phải thúc giục ông. Tiếp theo là các công việc vệ sinh cá nhân thường nhật, gia đình cũng phải giục ông mới làm. Dường như ông không cảm nhận được lợi ích của những hành động đó mà chỉ bắt buộc phải thực hiện nó như một cái máy. Cho đến lúc ông phải ngồi trầm tư mặc tưởng tới hàng tiếng đồng hồ mà vẫn chưa quyết định nổi sẽ phân loại giấy tờ, công văn theo tập nào, như thế nào, thì người ta buộc phải để ông ngồi chơi xơi nước ở nhà. Ông bị sa thải, bà vợ cũng chẳng chịu nổi ông chồng "không phân biệt phải trái, trắng đen" cũng bỏ mà đi. Cuối cùng ông lẫn lộn, bất lực trong cuộc sống và phải được anh chị em chăm sóc. Nhà thần kinh học người Bồ Đào Nha, Antonio R. Damasio hiện là chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chứng mất ngôn ngữ ở Boston, chuyên nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở thần kinh cho những cảm xúc đã chỉ ra rằng tình cảm đóng một vai trò trung tâm trong nhận thức xã hội. Antonio R. Damasio đã tiếp xúc với ông Elliot Smith và khẳng định ông này không hề có bất cứ vấn đề nào về trí nhớ, và trí thông minh của ông cũng trên mức trung bình. Chỉ sau nhiều lần nói chuyện và khám nghiệm, nhà thần kinh học mới biết rằng ông Smith không phải thiếu trí thông minh hay kiến thức mà thiếu một thứ khác và đó có thể là nguyên nhân cho thái độ cư xử phi lý của ông: sự vô cảm. Nguy cơ của "không biết sợ" Các nhà thần kinh học hiện đại đã kết luận rằng, tình cảm không phải là sơ đẳng mà tình cảm có trí tuệ dưới hình thức riêng của nó. Chúng ta sẽ không hoàn hảo nếu như không có chúng. Hay nói ngắn gọn hơn: Không có cảm xúc thì con người không phải là con người, mà là những cái máy lưu trữ thông tin. Cảm xúc của chúng ta giống như một cái la bàn. Chúng là tập hợp của toàn bộ những kinh nghiệm, chỉ cho ta cách phải cư xử theo hướng nào là đúng đắn, nên hay không. Chúng cho ta cảm nhận được cái gì là tốt và cái gì là xấu, như ngọn đèn pha đưa đường dẫn lối cho mỗi con người đi trong đường hầm của cuộc sống. Thường chúng ta chỉ nhận thức được chức năng của cảm xúc khi chúng bất thình lình không tồn tại nữa. Ví dụ như bà Barbara Miller, vì một bệnh di truyền mà không hề biết lo sợ. Bà lúc nào cũng vui vẻ và sốt sắng, ngay với người hoàn toàn xa lạ và vì thế thường hay bị lợi dụng. Bà Miller mất tính hoài nghi - đức tính giữ cho chúng ta không hoàn toàn tin tưởng vào tất cả mọi người xa lạ. Được khám nghiệm tốt nhất là cảm tính sợ hãi. Nhà nghiên cứu não người Mỹ Joseph E. LeDoux đã khám phá được 2 "con đường sợ hãi" trong đầu. Một đường rất nhanh nhưng không chính xác, chủ yếu thông qua tiềm thức. Nó làm cho chúng ta giật bắn người và lùi lại khi gặp một vật giống như một con rắn trên đường đi. Thông tin của thị giác được truyền qua vùng não thalamus về hạch hạnh nhân, nơi tiết hormon gây stress như adrenaline đặt cơ thể vào tình trạng báo động. Đồng thời, vùng thalamus gửi thông tin thị giác qua một đường thứ hai về phần vỏ não thị giác, nơi phân tích có ý thức hình ảnh một cách chính xác hơn nhưng cần thời gian lâu hơn. Nếu như xác định đấy chỉ là một cành cây, vỏ não sẽ thông báo đến hạch hạnh nhân để chấm dứt báo động. Ví dụ về con rắn chỉ ra cho chúng ta thấy cảm xúc là gì và chúng hoạt động như thế nào. Như vậy, không chỉ những gì chúng ta suy nghĩ, mà cảm xúc cũng đóng vai trò quyết định với sự sống còn. Không một sự kiện, không một va chạm tiếp xúc, không một loại âm nhạc nào còn có ý nghĩa về cảm xúc cho những người mắc bệnh vô cảm nữa. Họ chỉ cần mẫn ghi nhận như chiếc máy tính vẫn lưu trữ các dữ liệu vào ổ cứng mà chẳng cần biết đó là tài liệu mật hay chỉ là thứ thông tin bỏ đi. Với những người mắc phải bệnh này thì đó quả là sự thật cay đắng: họ sống mà chẳng khác gì cỗ máy. Tất nhiên, họ cũng chẳng nhận ra điều này. . Bệnh cảm xúc - Khám phá mới của y học Không phải là sự "vô cảm& quot; theo nghĩa bóng mà người ta vẫn dùng để nói tới những hành vi dửng dưng trước những sự kiện bất thường của đời. một số người ích kỷ. Mà là một sự vô cảm trong tận tâm can, vô cảm vì đã mất hẳn đi một chức năng cảm xúc của não bộ. Đ y thực sự là một căn bệnh với đ y đủ những triệu chứng, tác hại, nó khiến. là thành tựu cao nhất của con người, ngược lại tình cảm lại bị coi là khó tin c y được. Nhưng mới đ y, các nhà nghiên cứu não nhận ra rằng, xúc cảm cũng có trí tuệ riêng của nó và có tầm quan

Ngày đăng: 13/08/2014, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan