Tế bào gốc và cuộc chiến với bệnh bạch cầu Một cuộc nghiên cứu về trường hợp của hai em gái song sinh giống hệt nhau đã đưa tới một sự hiểu biết mới về nguyên nhân gây nên chứng bệnh bạch cầu ở trẻ em và từ đây có thể đi tới một cuộc cách mạng trong điều trị – và có thể cả việc phòng ngừa căn bệnh quái ác này – căn bệnh gây tử vong rất cao. Mắc bệnh bạch cầu ngay từ trong bụng mẹ Hai chị em song sinh Olivia và Isabella Murphy đều ở tuổi lên 4, đến từ Bromley thuộc hạt Kent (Anh), từ trường hợp của hai em bé đã cung cấp cho ngành khoa học thế giới một cái nhìn sâu sắc đáng kinh ngạc về bản chất tự nhiên của căn bệnh bạch cầu bởi vì diễn biến căn bệnh, khi mà cả hai chị em đều bị bệnh bạch cầu nhưng chỉ bé Olivia là có mức độ tiến triển căn bệnh nặng nhất. Các nhà khoa học tin rằng những phát hiện mới mẻ sẽ giúp ích cho họ hiểu biết thêm về nguyên nhân cơ chế bệnh sinh và các giải pháp điều trị bệnh tốt hơn với ít nghiêm trọng và ít gây ra các biến chứng hơn. Nó cũng có thể giúp đỡ trong việc tìm kiếm những nguyên nhân cuối cùng trong việc hình thành căn bệnh này. Trong khi với kết quả chẩn đoán mới nhất là khoảng 500 trẻ em mắc phải căn bệnh này mỗi năm ở Anh. Olivia và Isabella chia sẻ cùng một gen đột biến cho các tế bào tạo máu ở tủy xương, gen đột biến này đã hình thành trong suốt thời gian hai em gái chỉ là những bào thai nằm trong tử cung của người mẹ, mặt khác, cả cha mẹ của các em cũng có những đột biến tương tự. Tuy nhiên, oái oăm thay chỉ có mỗi bé Olivia đã phát triển bệnh bạch cầu bởi vì bé đã không có được sự may mắn về một đột biến thứ hai sau khi các bé lọt lòng, thường là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư. Các nhà khoa học tin rằng, hiện tượng đột biến trong tử cung – đã xảy ra tại một trong những bào thai nhưng nó đã chuyển sang cho cơ thể người khác thông qua hệ thống tuần hoàn các tế bào máu – khiến cho cả hai em gái song sinh khi vừa lọt lòng đều chứa những tế bào gốc tiền ung thư trong máu của họ, là nguyên nhân cảnh báo họ mắc bệnh bạch cầu. Chị em sinh đôi Olivia và Issabella Murphy. Chống chọi bệnh tật GS. Mel Greaves công tác ở Viện nghiên cứu Ung thư Sutton, Surrey (Anh) phát biểu: “Chúng tôi nghi ngờ rằng những tế bào này có thể “đào tẩu” với các đợt hoá trị liệu thông thường” và là nguyên nhân gây tái phát cả trong và sau khi điều trị”. Bé Olivia đã thành công khi trải qua việc điều trị chứng bệnh bạch cầu và căn bệnh đã thuyên giảm. Tuy nhiên, bé đã bị mù một mắt do chứng nhiễm trùng mắt gây ra sau thời gian điều trị hoá trị liệu đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Mẹ của hai chị em song sinh Olivia và Isabella, bà Sarah, năm nay đã 35 tuổi nói rằng, công tác chữa trị cho chứng bệnh quái ác của bé Olivia đã ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của cơ thể bé, tóc của bé đang ngày càng bị xoăn lại, nhưng cũng từ đây, các nhà nghiên cứu đã xác định ra những dấu hiệu mới mẻ về các tế bào máu tiền ung thư. Bà Sarah lo nghĩ rất nhiều cho cô con gái bé bỏng Isabella. Mang nặng tâm sự của một người mẹ, bà Sarah nói: “Căn bệnh của bé Olivia hầu như đã trở nên rõ ràng cũng giúp chúng tôi biết chắc rằng con mình đã bị mắc bệnh bạch cầu… nhưng bé Isabella vẫn còn có những chặng đường khó khăn cần phải vượt qua. Các bác sĩ nói rằng, các tế bào tiền ung thư có thể sẽ chết đi nhưng rõ ràng là đang có một cái giá treo cổ lơ lửng ngay trên đầu gia đình của chúng tôi. Mọi việc xem ra hãy còn rất khó khăn nhưng vợ chồng chúng tôi sẽ không đầu hàng số phận, chúng tôi muốn mình luôn đem lại một cái nhìn lạc quan đối với căn bệnh của các con. Một đứa con mắc bệnh đã khốn khổ rồi nhưng vợ chồng chúng tôi đang đứng trước nguy cơ sẽ có tới 2 đứa con bị mắc bệnh nan y, nhưng nếu muốn gia đình luôn hạnh phúc, chúng tôi cố gắng không nghĩ nhiều đến bệnh tật của các con”. GS. Greaves, người cùng nghiên cứu với GS. Tariq Enver công tác tại Viện Y học phân tử thuộc Hội đồng Nghiên cứu y khoa tại Trường đại học Oxford (Anh) nói rằng, hiện tượng đột biến gen tìm thấy ở các tế bào gốc tiền ung thư của hai chị em song sinh Olivia và Isabella Murphy gây ra bởi sự kết hợp của 2 gen lần lượt được gọi là TEL và AML- 1. Khi các nhà khoa học tiến hành lai cấy 2 gen TEL-AML-1 vào trong các tế bào đồng thời chèn thêm các tế bào đột biến này vào cơ thể các con chuột thí nghiệm, các tế bào đột biến đã tự đổi mới bản thân chúng với tủy xương của động vật, hình thái này tương tự như đã hình thành ở những trẻ em như trong trường hợp của cặp chị em sinh đôi Olivia và Isabella. GS. Tariq Enver đưa ra lời giải thích: “Cuộc nghiên cứu này đã đem đến một ý nghĩa rằng, hiện tại chúng tôi có thể kiểm tra xem việc điều trị căn bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em có thể tương quan với sự biến mất hoặc tồn tại của các tế bào gốc của căn bệnh bạch cầu. Mục tiêu kế tiếp của chúng tôi là nhắm vào cả tế bào gốc tiền bạch cầu và bản thân các tế bào gốc ung thư với các loại thuốc mới hoặc thuốc đang sử dụng để điều trị căn bệnh bạch cầu, tránh hiện tượng suy nhược và thường có những tác dụng phụ nguy hiểm từ các phương pháp điều trị hiện hành”. Ông Bruce Morland, một chuyên gia về ung thư ở trẻ em công tác tại Bệnh viện Nhi đồng Birmingham (Anh) nói rằng, cuộc nghiên cứu đã đem đến cho các nhà khoa học một bước tiếp cận gần hơn với “chiếc chén Thánh” trong việc xác định các tế bào gốc của bệnh bạch cầu. Ông Morland nói: “Bằng cách xác định các tế bào gốc của bệnh bạch cầu, khi nó là hy vọng cuối cùng của các bác sĩ nhằm giúp cho các bệnh nhân tiếp cận với phương pháp điều trị mới mẻ, hạn chế tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm so với các liệu pháp hoá trị liệu thông thường”. . tương quan với sự biến mất hoặc tồn tại của các tế bào gốc của căn bệnh bạch cầu. Mục tiêu kế tiếp của chúng tôi là nhắm vào cả tế bào gốc tiền bạch cầu và bản thân các tế bào gốc ung thư với các. Tế bào gốc và cuộc chiến với bệnh bạch cầu Một cuộc nghiên cứu về trường hợp của hai em gái song sinh giống hệt nhau đã đưa tới một sự hiểu biết mới về nguyên nhân gây nên chứng bệnh bạch. cấy 2 gen TEL-AML-1 vào trong các tế bào đồng thời chèn thêm các tế bào đột biến này vào cơ thể các con chuột thí nghiệm, các tế bào đột biến đã tự đổi mới bản thân chúng với tủy xương của động