Khám phá bí ẩn xuân dược phòng the Văn hóa phòng the thời phong kiến Trung Hoa đặc biệt nổi tiếng với các loại xuân dược - những phương thuốc hỗ trợ cho việc ân ái. Dựa trên tài liệu y văn cổ, người ta biết được rằng, xuân dược rất được ưa chuộng và coi trọng trong đời sống cung đình. Ðã có nhiều ông vua chết vì lạm dụng thái quá những loại dược chất này. Cho đến nay, nhiều loại xuân dược được ưa chuộng thời đó vẫn còn bị bao phủ bởi bức màn cực kỳ huyền bí mà y học hiện đại đang dần tìm cách làm rõ. Phương thuốc “dĩ nhân” có “bổ nhân”? Theo y học cổ truyền phương Đông, từ xưa đến nay, con người vẫn tin tưởng rằng một số loại thức ăn, nước uống (huyết nhục của động vật, côn trùng, cây cỏ, nhất là rượu) có khả năng đặc biệt là làm tăng ham muốn tính dục, trợ giúp người ta kéo dài thú vui chăn gối. Các danh tác như Kinh yêu đương (Kama Sutra, thế kỷ 4 trước Công nguyên, Ấn Độ), Tố nữ kinh (thế kỷ 1-3, Trung Quốc), Vườn thơm (Hương viên, thế kỷ 16, Ả rập) đều dành một số trang viết về xuân dược. Theo đó, có rất nhiều loài động vật, thực vật và một số khoáng vật trong thiên nhiên có thể dùng để chế tạo ra xuân dược. Đặc biệt hơn cả, có những loại xuân dược được chế tác theo nguyên tắc “dĩ nhân bổ nhân” - nghĩa là dùng những thứ lấy từ cơ thể con người để bồi bổ cho con người như hồng diên (kinh nguyệt phụ nữ), thu thủy (tinh dịch đàn ông) hay tử hà sa nhau (nhau thai bà đẻ) Trong số này phải kể đến một thứ được phong là “thần dược” mang tên “tiếp mệnh thần đan” mà nguyên liệu chính để chế ra nó là hồng diên. Theo sử sách còn ghi chép lại, “tiếp mệnh thần đan” bắt đầu được suy tôn như một “thần dược” từ thời nhà Minh. Vào những năm Gia Tĩnh triều Minh, có một người là Đào Trọng Văn đã dâng lên Minh Thế Tông Chu Hậu Thông một loại xuân dược và nói rằng uống vào sẽ trẻ lại, sẽ được trường sinh. Đào Trọng Văn là một tiến sĩ đã từng học qua thuật phù thủy. Sau khi dâng thuốc, ông được thăng chức rất cao, ban thưởng rất hậu và giữ lại trong cung hằng ngày cùng nhà vua luyện phép tu tiên và chế xuân dược. Minh Thế Tông khi đó đã ngoài 50 tuổi, thế mà sau khi uống thuốc của họ Đào đã có thể mây mưa với cung tần mỹ nữ liên tục tùy theo ý muốn, cả ngày lẫn đêm. Từ đó, Minh Thế Tông càng sao nhãng công việc triều chính, thậm chí còn làm rối loạn cả trật tự hậu cung. Luật thời đó ghi rõ, cung nữ sau khi được nhà vua ngự hạnh, sáng hôm sau sẽ phải tới báo danh để tạ ơn và sẽ được nhà vua ban cho danh hiệu. Nhưng Thế Tông đã ngự hạnh loạn xạ, không kể ngày đêm nên việc tạ ơn và ban thưởng không sao thực hiện được. Thế Tông đã sử dụng rất nhiều xuân dược nhưng cuối cùng cũng chẳng được trường sinh, ông đã qua đời khi 59 tuổi do ngộ độc thuốc. Sau khi Thế Tông qua đời, con là Mục Tông lên kế vị, theo gót cha cũng trở thành một ông vua hoang dâm vô độ dưới sự trợ giúp của “tiếp mệnh thần đan”. Mục Tông chỉ làm vua được 6 năm và cuối cùng cũng chết do lạm dụng xuân dược khi mới 36 tuổi. Hoàng đế Minh Thế Tông sử dụng xuân dược nhưng chỉ thọ 59 tuổi. Bí mật của thần dược Giới y dược học thời bấy giờ rất nhiều người tin vào tác dụng thần kỳ của hồng diên. Sử liệu ghi chép rằng, từ khi Đào Trọng Văn dâng “tiếp mệnh thần đan” lên Thế Tông, nó ngay lập tức được coi là thần dược. Không những thế, sau khi biết được bí mật của “tiếp mệnh thần đan” nằm ở tinh chất hồng diên - được chế xuất từ máu kinh của con gái thì tinh chất này đã trở thành thứ dược liệu chính để chế ra đủ loại xuân dược khác. Có những phương sĩ và thầy thuốc nhờ chế được “thần dược” từ hồng diên đã thăng quan tiến chức, phát tài rất nhanh. Các sách y học và dưỡng sinh thời đó cũng thường đề cập tới phương pháp khai thác, bào chế và hết lời ca ngợi tác dụng của thứ dược liệu này. Như sách Nhiếp sinh chúng diệu phương của Trương Thời Triệt nhà Minh viết: Dùng máu kinh của con gái khỏe mạnh, mới hành kinh lần đầu là tốt nhất. Để phục vụ cho việc chế thuốc và hành lạc, năm Gia Tĩnh thứ 31, nhà vua đã lệnh tuyển vào cung 300 thiếu nữ từ 8 đến 14 tuổi, sau đó năm Gia Tĩnh thứ 34 lại tuyển thêm 160 thiếu nữ dưới 10 tuổi. Sau khi lấy được hồng diên còn phải trải qua quá trình bào chế hết sức tinh vi và phức tạp nữa mới có thể chế ra “tiếp mệnh thần đan”. Cách chế xuân dược của họ Đào được tiến hành đại thể như sau: Lấy hồng diên cho vào một dụng cụ bằng bạc, thêm nước ô mai, sắc 7 lần cho cô đặc, lại cho thêm bột sữa, thần sa, nhựa thông và một số tá dược trộn đều. Sau đó lại luyện tiếp trong lò theo phương pháp “tiên thiên đan diên” mới trở thành “tiếp mệnh thần đan” được. Còn về tác dụng, sách Nhiếp sinh chúng diệu phương viết: “Thuốc này mỗi năm chỉ cần uống 1-2 lần, hoặc 3-5 năm uống 2-3 lần là đã đủ để tiếp thêm “sinh lực” cho đàn ông, nó khiến khí huyết và tinh thần sung mãn khác thường. Có dùng hàng trăm ngàn loại thảo dược cũng không bằng 1-2 lần sử dụng hồng diên”. Tuy được một số nhà luyện đan và nhà dưỡng sinh suy tôn hết mức nhưng trên thực tế có lẽ tác dụng của “tiếp mệnh thần đan” lại không được thần kỳ như mong đợi. Vì thế mà tới thời nhà Thanh, chẳng thấy còn mấy ai dùng hay để ý tới loại thần dược này nữa. Đối với hồng diên, Lý Thời Trân - nhà dược học nổi tiếng cuối thời Minh đã có một thái độ hết sức trái ngược. Trong sách Bản thảo cương mục, ông đã viết, đại thể: Kinh nguyệt là thứ không sạch sẽ, bị bọn phương sĩ dùng tà thuật để tô vẽ, coi đó là loại thần dược bí truyền. Nhiều kẻ ngu muội đã tin theo những điều vô căn cứ đó nên mới đưa thứ uế trọc này vào người, làm cho âm dương khí huyết bị tổn thương, sinh ra đủ thứ tật bệnh… đâu có biết rằng, đó là thứ người quân tử cần phải tránh xa… Các nghiên cứu về sau cũng đã khẳng định, trong hồng diên cũng như kinh huyết của phụ nữ không chứa các chất có tác dụng hồi xuân cũng như những chất đặc biệt có tác dụng để chữa bệnh. Vì vậy, trong các sách thuốc của Đông y hiện đại không còn thấy đề cập đến hồng diên nữa . Khám phá bí ẩn xuân dược phòng the Văn hóa phòng the thời phong kiến Trung Hoa đặc biệt nổi tiếng với các loại xuân dược - những phương thuốc hỗ trợ cho. về xuân dược. Theo đó, có rất nhiều loài động vật, thực vật và một số khoáng vật trong thiên nhiên có thể dùng để chế tạo ra xuân dược. Đặc biệt hơn cả, có những loại xuân dược được chế tác theo. cuối cùng cũng chết do lạm dụng xuân dược khi mới 36 tuổi. Hoàng đế Minh Thế Tông sử dụng xuân dược nhưng chỉ thọ 59 tuổi. Bí mật của thần dược Giới y dược học thời bấy giờ rất nhiều