Bước đột phá trong điều trị ung thư Từ trước tới nay, mỗi khi ai đó mắc bệnh “máu trắng”, người bệnh rất tuyệt vọng. Nhưng hiện tại, đang có một phương pháp chữa lành căn bệnh bạch cầu và những bệnh ung thư khác, đó là việc cấy ghép tế bào T trong một bước đột phá y học quan trọng gọi là “Huấn luyện hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư”. Cách đây 1 năm, khi đợt hoá trị liệu tạm ngừng sau một thời gian dài đấu tranh chống lại căn bệnh bạch cầu của mình, William Ludwig đã đăng ký để trở thành bệnh nhân đầu tiên được điều trị trong một đợt thử nghiệm táo bạo tại Trường đại học Pennsylvania. Ông Ludwig, khi đó 65 tuổi, sống ở Bridgeton, bang New Jersey. Trước đó Ludwig cảm thấy cuộc sống của mình đang dần tuột khỏi tầm tay và từng nhen nhóm một suy nghĩ hơi cực đoan là ông chẳng còn gì để mất vì đã mắc căn bệnh quái ác. Các bác sĩ đã lấy ra hàng tỷ tế bào T từ Ludwig - một loại tế bào bạch huyết chống lại các virut và các khối u sau đó trao cho chúng những gen mới xây dựng một chương trình các tế bào có thể tấn công bệnh ung thư bạch cầu. Kế đó những tế bào chuyển đổi được bơm nhỏ giọt vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Lúc đầu, chẳng có chuyện gì xảy ra. Nhưng 10 ngày sau đó Ludwig bắt đầu run lên, cảm giác ớn lạnh tràn ngập khắp cơ thể. Nhiệt độ cơ thể của ông tăng vọt. Huyết áp giảm dần. Bệnh nhân trở bệnh nặng và các bác sĩ buộc phải tức tốc đưa Ludwig vào phòng điều trị đặc biệt, các bác sĩ còn cảnh báo rằng bệnh nhân có thể chết bất kỳ lúc nào. Vậy mà, vài tuần sau đó, các cơn sốt của bệnh nhân Ludwig dần biến mất hẳn. Đặc biệt, không tìm thấy tế bào bạch cầu hiện diện ở bất kỳ ngóc ngách nào của cơ thể - không có tế bào bạch cầu ở máu hay tủy xương của bệnh nhân, cũng không có bất kỳ vết sưng phồng thông qua việc chụp CT. Tiến sĩ Carl June kiểm tra lại hình hài của các tế bào tại phòng thí nghiệm ở Philadelphia. Một năm sau đó, có vẻ như bệnh bạch cầu của Ludwig đã thuyên giảm hoàn toàn. Trước đó, có nhiều ngày ông không thể nhấc mình ra khỏi giường; nhưng hiện tại ông đã có thể đánh gôn khá thoải mái. Ludwig hạnh phúc nói: “Cuộc sống tươi đẹp lại trở về với tôi”. Các bác sĩ từng không tin chắc rằng bệnh bạch cầu của Ludwig có thể được chữa khỏi - còn quá sớm để nói điều đó - họ cũng không tuyên bố chiến thắng căn bệnh bạch cầu trên cơ sở của thí nghiệm này khi mà chỉ có 3 bệnh nhân được mời điều trị. Các bác sĩ nói, cho đến nay việc điều trị này vẫn còn mang tính chất thử nghiệm, chưa từng áp dụng đại trà. Nhưng các nhà khoa học nói rằng ca điều trị đặc biệt đã giúp chữa lành bệnh cho Ludwig, báo cáo được đăng tải gần đây trong tờ Tạp chí Y học và Khoa học tịnh tiến y học New England, có thể biểu hiện một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển ra các liệu pháp gen hiệu quả trong việc chống căn bệnh ung thư. Và không chỉ áp dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, mà những căn bệnh ung thư khác cũng có cách tiếp cận để chữa trị, đáng chú ý là bệnh nhân nhiễm HIV-1 virut gây bệnh AIDS. Xét về bản chất, nhóm nghiên cứu đang sử dụng liệu pháp gen để thực hiện một cái gì đó mà các nhà nghiên cứu đang hy vọng sẽ làm trong các thập kỷ tiếp theo: huấn luyện ra một hệ thống miễn dịch riêng ở con người có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Hai bệnh nhân khác cũng đã trải qua ca thử nghiệm này. Một bệnh nhân trong số đó đã giảm bệnh phân nửa nhưng không thuyên giảm hoàn toàn. Một bệnh nhân khác đã thuyên giảm hoàn toàn. Cả 3 bệnh nhân đều mắc phải căn bệnh bạch cầu mạn tính và họ đều đã thử qua hầu hết các đợt chữa bệnh bằng hoá trị liệu từ trước đó nhưng không thành công. Thông thường, hy vọng duy nhất trong việc chữa lành những căn bệnh như vậy là bằng cách cấy ghép tủy xương, nhưng những bệnh nhân này lại không phù hợp cho việc điều trị đó. Những chuyên gia khác trong lĩnh vực này nói rằng, những kết quả trên là một bước tiến lớn. “Đó là bước đột phá vẻ vang”, dẫn lời của TS. Walter J. Urba từ Trung tâm Ung thư Providence và Viện Nghiên cứu Earle A. Chiles ở Portland, bang Oregon (Mỹ). TS. Walter J. Urba gọi sự phục hồi của 3 bệnh nhân trên là một kỳ tích, đáng chú ý và quan trọng. Riêng TS. Carl June gọi những kỹ thuật trên là “một vụ mùa bội thu thông tin từ cuộc cách mạng sinh học phân tử trong vòng hơn 2 thập niên qua”. . việc điều trị đó. Những chuyên gia khác trong lĩnh vực này nói rằng, những kết quả trên là một bước tiến lớn. “Đó là bước đột phá vẻ vang”, dẫn lời của TS. Walter J. Urba từ Trung tâm Ung thư. những bệnh ung thư khác, đó là việc cấy ghép tế bào T trong một bước đột phá y học quan trọng gọi là “Huấn luyện hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư . Cách đây 1 năm, khi đợt hoá trị liệu. Bước đột phá trong điều trị ung thư Từ trước tới nay, mỗi khi ai đó mắc bệnh “máu trắng”, người bệnh rất tuyệt vọng. Nhưng hiện tại, đang có một phương pháp chữa lành căn