THIÊN 29: SƯ TRUYỀN Hoàng Đế nói: "Ta nghe nói các bậc tiên sư có những điều chỉ giữ trong Tâm mà không sáng tác ra bằng sách vở, ta mong được nghe để gìn giữ, rồi bắt chước để thực hiện nó; Trên ta dùng nó để trị dân, dưới dùng để trị bản thân mình, làm sao cho trăm họ không bị bệnh, trên dưới được hòa thuận thân mến nhau, đức trạch trôi chảy xuống dưới con cháu không còn lo âu, truyền đến đời sau không có lúc nào dứt, Ta có thể nghe những điều ấy không ?" [1]. Kỳ Bá đáp : "Thật là câu hỏi sâu xa lắm vậy, Ôi ! Phép trị dân hay tự trị cho mình, phép trị chỗ khác hay chỗ này, phép trị việc nhỏ, hoặc việc lớn, phép trị quốc hay trị gia, chưa bao giờ trị theo phép nghịch mà có thể trị được vậy[2]. Ôi ! Duy chỉ có phép trị theo phép thuận mà thôi vậy, thuận ở đây không phải chỉ nói đến mạch Âm Dương để rồi luận về thuận nghịch của khí mà thôi đâu mà ta phải suy ra rằng trăm họ nhân dân đều mong muốn làm thuận được cái chí của mình nữa"[2]. Hoàng Đế hỏi: "Vậy phải hiểu thuận như thế nào ?"[3]. Kỳ Bá đáp : "Khi vào nước người ta thì phải hỏi (cho biết được) phong tục của người ta, khi vào nhà người ta thì phải hỏi (cho biết được) những điều kiêng kỵ của người ta, khi lên đến chỗ đường thì phải hỏi (cho biết được) cái lễ của người ta, khi đến với bệnh nhân thì phải hỏi (cho biết được) những điều thay đổi nghịch thuận của người ta"[4]. Hoàng Đế hỏi: "Phải thay đổi như thế nào để thích nghi với bệnh nhân ?"[5]. Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Nếu nhiệt ở trung (giữa) là bệnh tiêu đơn, vậy phải thích nghi bằng hàn, nếu bệnh thuộc hàn ở giữa, vậy nên thích nghi bằng nhiệt[6[. Nếu trong Vị bị nhiệt thì tiêu cốc khí, khiến cho người bệnh Tâm không an, thường hay đói[7]. Nếu vùng da phía trên rốn bị nhiệt thì trong ruột (trường) cũng nhiệt, tiêu ra phân vàng mà nát ra[8]. Nếu vùng da dưới rốn bị hàn thì trong Vị cũng hàn, như vậy sẽ bị phúc trướng[9]. Trong ruột bị hàn thì ruột sôi và tiêu chảy (xôn tiết)[10]. Trong Vị bị hàn, trong ruột bị nhiệt thì bị chướng mà thêm tiêu chảy[11]. Trong Vị bị nhiệt trong ruột bị hàn thì mau bị đói, vùng thiếu phúc đau và trướng"[12]. Hoàng Đế hỏi: "Nếu Vị muốn uống lạnh mà Trường muốn uống nóng, cả hai nghịch nhau, việc thích nghi phải thế nào ?[13] . Vả lại, các bậc vương công, đại nhân, các bậc quân ưa (những thức ăn thịt) có máu, tất cả họ đều sống rất là kiêu sa, phóng túng, ham muốn khinh người, nhưng không thể nào cấm được, nếu cấm thì nghịch lại cái chí của họ, còn nếu thuận theo họ thì càng làm cho bệnh của họ nặng thêm, và nên thích nghi như thế nào ? Phép trị phải làm gì trước ?"[14] Kỳ Bá đáp : "Tình của con người, không ai không ham sống và sợ chết, vậy ta nên báo cho họ biết bằng những hư bại của họ, nói cho họ biết những điều tốt của họ, dẫn dắt họ bằng những con đường thích nghi, mở ra cho họ thấy những điều khổ của ho,.nNhư vậy, cho dù họ là những người không biết cái Đạo (dưỡng sinh) là gì, họ lại dám không nghe theo hay sao ?"[15]. Hoàng Đế hỏi: "Phép trị phải thế nào ?"[16]. Kỳ Bá đáp : "Mùa xuân hạ, trước hết phải trị phần tiêu, sau đó mới trị phần bản; mùa thu đông, trước hết phải trị phần bản, sau đó mới trị phần tiêu"[17]. Hoàng Đế hỏi: "Thích nghi trường hợp nghịch lại, phải làm sao ?"[18]. Kỳ Bá đáp : "Thích nghi trường hợp này, phải: việc ăn uống, mặc quần áo cũng phải thích nghi với độ nóng lạnh, nếu lạnh thì đừng để lạnh căm căm, nếu nóng đừng để ra mồ hôi, trong lúc ăn uống, nóng đừng nóng phừng phừng, lạnh đừng lạnh buốt buốt, việc nóng lạnh cốt ở giữ được mức trung hòa, nhờ đó mà duy trì được nguyên khí, không để cho tà khí tấn công"[19]. Hoàng Đế hỏi: "Thiên ‘Bản Tạng’ dựa vào thân hình, chi và tiết, sự cứng mềm của cơ nhục để biết được sự lớn nhỏ của ngũ tạng và lục phủ, nay đối với các bậc vương công, đại nhân, bậc vua chúa lâm triều tức vị, mà ta đặt vấn đề này, ai có thể sờ mó, day ấn để rồi sau đó trả lời cho được ?"[20]. Kỳ Bá đáp : "Thân hình, tay chân và các đốt xương bàn tay chân là những nơi che đậy tạng phủ, nó không dễ nhận thấy được như khi ta quan sát gương mặt"[21]. Hoàng Đế hỏi: "Khí của ngũ tạng có thể nhìn thấy được ở gương mặt, điều đó ta đã biết rồi, nhưng qua tay chân và các đốt xương bàn tay chân để có thể biết và nhận thấy thì như thế nào ?"[22]. Kỳ Bá đáp : "Trong ngũ tạng và lục phủ thì Phế đóng vai trò cái nắp đậy, cứ nhìn nơi vai to hoặc độ lõm vào của vùng yết hầu để biết được hình trạng của Phế biểu lộ ra ngoài"[23]. Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! "[24]. Kỳ Bá đáp : "Trong lục phủ ngũ tạng, Tâm đóng vai quân chủ, Khuyết bồn đóng vai đường đi, xương đầu của xương lồng ngực dư ra để biểu lộ nơi xương Cưu vĩ"[25]. Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! "[26]. Kỳ Bá đáp : "Can đóng vai tướng quân, xông pha ra ngoài, muốn biết mức kiên cố của nó, nên xem mắt lớn hay nhỏ"[27]. Hoàng Đế nói: "Đúng thay !"[28]. Kỳ Bá đáp : "Tỳ đóng vai chủ về bảo vệ, nó đón nhận thức ăn, cứ nhìn sự yêu ghét (tốt xấu) của môi lưỡi để biết được việc lành dữ "[29]. Hoàng Đế nói: "Đúng thay !"[30]. Kỳ Bá đáp : "Thận đóng vai nghe việc bên ngoài, nó nghe được chuyện ở xa, cứ nhìn sự yêu ghét của tai để biết được tính của nó"[31]. Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! Ta mong được nghe về sự biểu hiện của lục phủ"[32]. Kỳ Bá đáp : “Trong lục phủ, Vị đóng vai biển cả, xương mình rộng, cổ to, ngực rộng, người như vậy sẽ ăn được nhiều ngũ cốc[33]. Mũi hít sâu mà dài, nó biểu hiện được tình trạng của Đại trường[34]. Môi dầy, Nhân trung dài, biểu hiện được tình trạng của Tiểu trường[35]. Vùng mí dưới mắt no đầy và to thì Đởm mới có sự cứng rắn[36]. Hai lỗ của mũi nằm bên ngoài, nhờ nó mà Bàng quang được thông tiết ra ngoài[37]. Khi hít khí vào là đi từ giữa sống mũi, nhờ vậy mà vai trò của Tam tiêu được kín đáo[38]. Trên đây là những trường hợp biểu hiện được vai trò của lục phủ, Khi nào ba vùng trên dưới được bình đẳng thì ngũ tạng được an và vận hành được tốt”[39]. . THIÊN 29: SƯ TRUYỀN Hoàng Đế nói: "Ta nghe nói các bậc tiên sư có những điều chỉ giữ trong Tâm mà không sáng tác ra bằng sách vở, ta mong được nghe để gìn. dân hay tự trị cho mình, phép trị chỗ khác hay chỗ n y, phép trị việc nhỏ, hoặc việc lớn, phép trị quốc hay trị gia, chưa bao giờ trị theo phép nghịch mà có thể trị được v y[ 2]. Ôi ! Duy chỉ. trôi ch y xuống dưới con cháu không còn lo âu, truyền đến đời sau không có lúc nào dứt, Ta có thể nghe những điều y không ?" [1]. Kỳ Bá đáp : "Thật là câu hỏi sâu xa lắm v y, Ôi !