1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 8: BẢN THẦN ppsx

4 358 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 111,12 KB

Nội dung

THIÊN 8: BẢN THẦN Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: Phàm các phép châm, trước hết ắt phải dựa vào cái “gốc”, đó là ‘thần’ [1]. Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ tạng ‘tàng chứa’ [2]. Nếu sự sống đến mức dâm dật làm cho tạng khí bị phân ly sẽ đưa đến tình trạng tinh khí bị thất, hồn phách bay xa, chí ý bị hoảng loạn, trí lự rời khỏi thân, nguyên nhân nào đã gây nên như thế ? Trời đất bắt tội ư ? Lỗi ở con người ư ? [3] Thế nào gọi là đức khí sinh ra tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trí, lự ? Xin được hỏi nguyên nhân của vấn đề” [4]. Kỳ Bá đáp : “Cái của Trời ‘ở nơi’ ta, gọi là ‘đức’, cái của Đất ‘ở nơi’ ta gọi là ‘khí’ [5]. Cái ‘thiên đức’ lưu hành xuống dưới, cái ‘địa khí’ giao lên trên mà tạo thành sự ‘sinh (hóa)’ vậy[6]. Cho nên cái mà, khi sự sống bắt đầu có thì nó đã có, gọi là ‘tinh’[7]. Hai ‘tinh’ đánh nhau gọi là ‘thần’[8]. Tùy theo ‘thần’ vãng lai gọi là ‘hồn’ [9]. Cùng với tinh khí ‘xuất nhập’ gọi là ‘phách’ [10]. Đóng vai trò xử trí tròn vẹn với sự vật gọi là ‘Tâm’[11]. Cái ‘tâm’ ‘chứa, nhớ’ gọi là ‘ý’[12]. Nơi ‘gìn giữ’ cái ‘ý’ gọi là ‘chí’[13]. Nhân có cái ‘chí’ mà có thể ‘gìn giữ’ hoặc ‘biến hóa’ gọi là ‘tư’[14]. Nhân có cái ‘tư’ mà chúng ta có thể ‘vươn cái tinh’ của chúng ta để ‘thích nghi’ với sự vật gọi là ‘trí’[15]. Cho nên, bậc ‘trí’ khi ‘dưỡng sinh’, ắt phải thuận với tứ thời và thích ứng được với hàn thử, phải hòa được sự hỉ nộ để ở yên , phải “tiết (chế)” được với Âm Dương để điều hòa được với cương nhu[16]. Được vậy thì tà khí không đến (để tấn công), chúng ta sẽ sống 1 cuộc sống trường sinh” [17]. Cho nên, người hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương ‘thần’[18]. Thần bị tổn ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ, lưu dâm không ngừng[19]. Người hay bi ai thì bên trong sẽ bị ‘động’, khí bị kiệt, bị tuyệt mà mất dần sức sống[20]. Người thường hỉ lạc thì thần bị sợ hãi và tán đi chứ không giữ lại được[21]. Người hay ưu sầu sẽ làm cho khí bị bế tắc không vận hành được [22]. Người hay thịnh nộ thì sẽ bị mê hoặc và bất trị (loạn) [23]. Người hay khủng cụ thì thần bị sợ hãi mà phóng túng không thu về được [24]. Khi nào Tâm hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương thần[25]. Thần bị ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ rồi tự mất, làm cho các bắp thịt bị teo (phá), gầy thoát, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông[26]. Khi nào Tỳ bị sầu ưu mà không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘ý’, ‘ý’ bị ‘thương’ sẽ làm cho (nơi lồng ngực) bị phiền loạn, tứ chi không cử động được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông[27]. Khi nào Can bị bi ai mà bên trong bị ‘động’ thì sẽ làm thương tổn đến hồn, hồn bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, bị vong (quên) không còn ‘tinh’, không còn ‘tinh’ thì tà khí vọng hành bất chính, (người này) sẽ bị chứng âm súc (teo bộ phận sinh dục) và gân co quắp, xương sườn hai bên hông sẽ không nổi lên, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa thu[28]. Khi nào Phế bị hỉ lạc đến vô vực thì sẽ làm thương tổn đến phách, phách bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, khi bị cuồng thì ‘ý’ sẽ làm cho (người bệnh) thấy cạnh mình không có ai khác, bì cách bị nhăn nheo, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa hạ[29]. Khi nào Thận bị thịnh nộ không ngừng thì sẽ làm thương đến ‘chí’, ‘chí’ bị thương sẽ làm người ta hay quên những gì mình đã nói, cột sống thắt lưng làm cho không thể cúi ngửa, co duỗi được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa qúy hạ [30]. Khi nào bị khủng và cụ đến không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘tinh’, tinh bị thương thì cốt bị ê ẩm, nuy quyết, tinh thường bị xuất ra[31]. Cho nên, ngũ tạng chủ về tàng tinh, chúng ta không thể làm thương đến nó, nếu làm thương thì (ngũ tạng) sẽ bị thất thủ (không còn được bảo vệ) đưa đến âm khí bị hư [32]. Âm khí bị hư thì không còn khí, không còn khí thì sẽ chết [33]. Cho nên, người dụng châm phải quan sát bệnh thái của người bệnh, nhằm để biết sự còn mất của ‘tinh, thần, hồn, phách’, nắm cho thành cái ý đắc thất [34]. Nếu ngũ tạng khí đã bị thương, thì việc châm trị sẽ không thành công được [35]. Can tàng huyết, huyết xá ( chứa) hồn, khi Can khí hư thì hay khủng, thực thì hay nộ [36]. Tỳ tàng doanh, doanh chứa ý, khi Tỳ hư thì làm cho tứ chi không làm việc được nữa, ngũ tạng sẽ bất an, thực thì bụng bị trướng, đường tiểu bị bất lợi [37]. Tâm tàng mạch, mạch chứa thần, khi Tâm khí hư thì hay bi, thực thì hay cười không thôi[38]. Phế tàng khí, khí chứa phách, khi Phế hư thì mũi bị nghẹt, bất lợi (không thông), ngắn hơi, thực thì hơi thở gấp mà âm thanh to, ngực bị đầy, phải ngước lên để thở [39]. Thận tàng tinh, tinh chứa chí, khi Thận khí hư thì bệnh quyết, thực thì bị bệnh trướng [40]. Khi ngũ tạng bất an, ắt phải thẩm sát bệnh hình của ngũ tạng để biết được sự hư thự . THIÊN 8: BẢN THẦN Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: Phàm các phép châm, trước hết ắt phải dựa vào cái “gốc”, đó là thần [1]. Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ. người hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương thần [18]. Thần bị tổn ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ, lưu dâm không ngừng[19]. Người hay bi ai thì bên trong sẽ bị ‘động’, khí bị kiệt, bị tuyệt mà mất. và bất trị (loạn) [23]. Người hay khủng cụ thì thần bị sợ hãi mà phóng túng không thu về được [24]. Khi nào Tâm hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương thần[ 25]. Thần bị ‘thương’ sẽ bị khủng và

Ngày đăng: 13/08/2014, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN