1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng hợp một số bài tập hóa học hay và khó của lâm minh dũng

4 1,6K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

NHỮNG BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ NHẤT CỦA LÂM MINH DŨNG Trong kỳ thi tuyển sinh 2014, sẽ có những trường tổ chức ra đề tuyển sinh riêng. Điều này dẫn đến khả năng xuất hiện những bài tập rất khó (khó hơn nhiều so với bài tập của Bộ). Nhu cầu học tập không ngừng tăng khiến chúng ta phải không ngừng tư duy, đổi mới và sáng tạo. Trong quá trình học tập trên diễn đàn http:forum.dayhoahoc.com, với sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, tôi đã tự biên tập tài liệu này. Vì chỉ là một học sinh bình thường, trình độ còn hạn chế nên tài liệu sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên tôi cũng hy vọng độc giả sẽ tìm được phần nào đó tâm huyết của tôi trong bộ tài liệu này. Hy vọng với tài liệu này, các bạn sẽ có thêm những ý tưởng mới và phát triển nó phù hợp với nhu cầu học tập của mình. Câu 1: Thực hiện phản ứng đề hiđrat hóa m gam hỗn hợp X gồm hai ancol A và B với H2SO4 đặc ở 170oC với hiệu suất 60% thì thu được hỗn hợp Y, tách bỏ các chất vô cơ thu được 11,96 gam hỗn hợp anken và ancol dư. Còn khi thực hiện phản ứng đề hiđrat hóa m gam hỗn hợp X trên với H2SO4 đặc ở 140oC với hiệu suất 80% thì thu được 13,04 gam hỗn hợp các ete và ancol dư. Giá trị của m là: A. 17,9 B. 15,74 C. 16,72 D. 15,2 Câu 2: Hỗn hợp X gồm H2 và một hidrocacbon A có tỉ lệ mol tương ứng là 5:2 được đựng trong một bình kín. Nung X với Ni cho đến khi phản ứng cộng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí Y. Để áp suất trong bình trở lại như ban đầu, người ta thêm vào bình một lượng H2 thu được hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z so với X là 4945. Biết các khí được đo ở cùng nhiệt độ, dYA< 1. Công thức phân tử của A là: A. C2H4 B. C4H8 C. C3H4 D. C4H6 Câu 3: Hỗn hợp X gồm 0,05 mol một ancol no, đơn chức, mạch hở và a mol hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 0,335 mol khí oxi thu được 0,25 mol CO2. Thực hiện phản ứng este hóa X thu được 5,14 gam hỗn hợp chất hữu cơ. Hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 80% B. 40% C. 33,33% D. 75%

NHỮNG BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ NHẤT CỦA LÂM MINH DŨNG Trong kỳ thi tuyển sinh 2014, sẽ có những trường tổ chức ra đề tuyển sinh riêng. Điều này dẫn đến khả năng xuất hiện những bài tập rất khó (khó hơn nhiều so với bài tập của Bộ). Nhu cầu học tập không ngừng tăng khiến chúng ta phải không ngừng tư duy, đổi mới và sáng tạo. Trong quá trình học tập trên diễn đàn http://forum.dayhoahoc.com, với sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, tôi đã tự biên tập tài liệu này. Vì chỉ là một học sinh bình thường, trình độ còn hạn chế nên tài liệu sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên tôi cũng hy vọng độc giả sẽ tìm được phần nào đó tâm huyết của tôi trong bộ tài liệu này. Hy vọng với tài liệu này, các bạn sẽ có thêm những ý tưởng mới và phát triển nó phù hợp với nhu cầu học tập của mình. Câu 1: Thực hiện phản ứng đề hiđrat hóa m gam hỗn hợp X gồm hai ancol A và B với H 2 SO 4 đặc ở 170 o C với hiệu suất 60% thì thu được hỗn hợp Y, tách bỏ các chất vô cơ thu được 11,96 gam hỗn hợp anken và ancol dư. Còn khi thực hiện phản ứng đề hiđrat hóa m gam hỗn hợp X trên với H 2 SO 4 đặc ở 140 o C với hiệu suất 80% thì thu được 13,04 gam hỗn hợp các ete và ancol dư. Giá trị của m là: A. 17,9 B. 15,74 C. 16,72 D. 15,2 Câu 2: Hỗn hợp X gồm H 2 và một hidrocacbon A có tỉ lệ mol tương ứng là 5:2 được đựng trong một bình kín. Nung X với Ni cho đến khi phản ứng cộng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp khí Y. Để áp suất trong bình trở lại như ban đầu, người ta thêm vào bình một lượng H 2 thu được hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z so với X là 49/45. Biết các khí được đo ở cùng nhiệt độ, d Y/A < 1. Công thức phân tử của A là: A. C 2 H 4 B. C 4 H 8 C. C 3 H 4 D. C 4 H 6 Câu 3: Hỗn hợp X gồm 0,05 mol một ancol no, đơn chức, mạch hở và a mol hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 0,335 mol khí oxi thu được 0,25 mol CO 2 . Thực hiện phản ứng este hóa X thu được 5,14 gam hỗn hợp chất hữu cơ. Hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 80% B. 40% C. 33,33% D. 75% Câu 4: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ A và B cùng chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử. 0,07 mol X có khả năng phản ứng với lượng dư AgNO 3 /NH 3 tạo ra 23,76 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol X trong oxi dư thu được 7,92 gam CO 2 và 2,52 gam H 2 O. Tỉ khối hơi của X so với hidro là: A. 30 B. 27,14 C. 34,57 D. 28,86 Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một peptit X no, mạch hở bằng oxi vừa đủ thì thu được H 2 O, N 2 và 5,6 lít CO 2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch có chứa 1,8 gam NaOH và KOH thu được dung dịch chứa (m + 1,62) gam chất tan gồm Na + , K + , OH - và H 2 N-R-COO - (R là gốc hiđrocacbon mạch hở). Phân tử khối của X là: A. 283 B. 482 C. 513 D. 267 Câu 6: Hóa hơi hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin trong đó X đơn chức, Y đa chức (đều no, mạch hở, số mol Y lớn hơn số mol X) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 14 gam nitơ khi đo cùng điều kiện. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO 2 /HCl dư thì thu được 17,92 lít khí thoát ra (ở đktc) và 30,6 gam hỗn hợp chất hữu cơ là hai ancol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của X trong hỗn hợp đầu là: A. 40,48% B. 36,37% C. 39,6% D. 63,71% Câu 7: Hỗn hợp X gồm 0,5 mol CuS, FeS, FeS 2 . Đốt cháy hoàn toàn X trong V lít khí oxi thu được hỗn hợp rắn Y và (V-7,28) lít hỗn hợp khí Z. Hòa tan hoàn toàn Y trong HCl vừa đủ không thấy có khí thoát ra thu được dung dịch T. Cho từ từ đến dư dung dịch AgNO 3 vào T, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam rắn. (Các khí đo ở đktc). Giá trị của m là: A. 186,55 B. 191,95 C. 129,15 D. 134,55 Câu 8: X là peptit tạo bởi một alpha-aminoaxit duy nhất cùng dãy đồng đẳng với Glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần V lít khí oxi (đktc) thu được 15,3 gam nước và thể tích CO 2 thu được nhỏ hơn 22,4 lít (đktc). X là: A. Đipeptit B. Tripeptit C. Tetrapeptit D. Pentapeptit Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một amino axit no, mạch hở, phân tử chỉ chứa 1 nhóm -COOH bằng oxi vừa đủ thu được 20,9 (g) hỗn hợp hơi T. Thể tích của T bằng thể tích của 22,4 (g) oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đưa T về đktc thu được V lít khí Z. Giá trị của V là: A. 6,72 B. 7,84 C. 8,96 D. 8,4 Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 (g) hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic X (no, đơn, hở) và Y (no, 2 chức, mạch hở) thu được 15,4 gam CO 2 . Biết M Y - M X = 44. CTPT của Y là: A. C 2 H 2 O 4 B. C 3 H 4 O 4 C. C 4 H 6 O 4 D. C 4 H 4 O 4 Câu 11: (Biến thể đề Vinh lần I - 2014) Nhỏ từ từ 135 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na 2 CO 3 nồng độ x mol/l và K 2 CO 3 nồng độ y mol/l thu được 0,672 lít CO 2 (đktc) và dung dịch X. Nếu nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na 2 CO 3 nồng độ y mol/l và K 2 CO 3 nồng độ 2x mol/l thì thu được dung dịch Y và 1,12 lít CO 2 (đktc). Biết khi thêm dung dịch HCl vào X hoặc Y đều thấy có khí thoát ra. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,45 và 0,6 B. 0,6 và 0,45 C. 0,4 và 0,5 D. 0,5 và 0,4 Câu 12: Hỗn hợp A gồm một ancol X, một axit cacboxylic Y và một este Z (tạo thành từ phản ứng este hóa giữa X và Y). 0,14 mol A có khả năng phản ứng vừa đủ với 0,1 mol Na hoặc 0,1 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol A trong oxi dư rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch M chứa Ca(OH) 2 dư thì thu được 26 gam kết tủa và dung dịch N. Khối lượng của N nhẹ hơn khối lượng của M là bao nhiêu gam? A. 8,28 B.12,06 C. 6,48 D. 9,16 Câu 13: Hỗn hợp A gồm một ancol X, một axit cacboxylic Y và một este Z (tạo thành từ phản ứng este hóa giữa X và Y). 0,07 mol A có khả năng phản ứng vừa đủ với 1,84 gam Na hoặc 100 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol A cần vừa đủ V lít khí oxi (ở đktc) thu được 3,584 lít CO 2 (ở đktc). Giá trị của V là: A. 3,136 B. 2,576 C. 5,152 D. 6,496 Câu 14: Một công ty Trung Quốc sản xuất một loại bóng bay độc hại bằng cách trộn hỗn hợp khí X gồm A lít 4 He và B lít 20 Ne trong một lò kín nhưng vào một ngày hai khí này bị hết. Người ta tiến hành thay thế chúng bằng hỗn hợp H 2 và N 2 . Người ta bơm A lít khí hiđro vào lò, sau đó bơm 2B lít N 2 vào thì được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với X là 1,55. Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và A > B. Để có được hỗn hợp X nhái thì cần: A. Rút ra từ Y 2B lít N 2 B. Thêm vào Y 2B lít N 2 C. Rút ra từ Y B lít khí N 2 D. Thêm vào Y B lít khí N 2 Câu 15: A là một chất khí vô cơ có tỉ khối hơi so với hiđro là a. Một hỗn hợp X gồm O 2 dư và CH 4 có tỉ khối hơi so với heli là a/2. Châm tia lửa vào X cho phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về đktc thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với NH 3 là a/15. Chất nào sao đây thỏa mãn điều kiện của A? A. N 2 B. He C. NO D. NH 3 Giải câu 14: Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất nên quan hệ về thể tích chính là quan hệ về số mol. M Y = 1,55M X . <=> (28*2B + 2*A) : (A + 2B) = 1,55*(4*A + 20*B) : (A + B). <=> 4,2A 2 - 14,6AB + 6B 2 = 0. Giải pt này ta được: Hoặc: A = 3B. Hoặc: 21A = 10B (Loại vì không thỏa mãn A > B). => M X' = M X = (4*3 + 20)/4 = 8 (g/mol). Đến đây có thể dùng đường chéo hoặc: gọi C là thể tích N 2 trong X'. Thể tích H 2 vẫn là A. (28C + 2A) = 8*(A + C). => C = 3A/10 = 9B/10. => Cần bớt ra 11B/10 lít khí N 2 . Đáp án C. Câu 16: (Biến thể đề Vinh lần I - 2014) Cho m gam hỗn hợp A gồm C 3 H 6 , C 2 H 2 , C 4 H 10 và H 2 . Đun nóng A với Ni, phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp B. B có thể phản ứng tối đa 150 ml dung dịch Br 2 1M. Nếu đốt cháy hoàn toàn A và hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 79,65 gam. Nếu lấy 5,6 lít A (đktc) thì phản ứng vừa đủ với 4,48 lít H 2 ở cùng điều kiện. Giá trị của m là A. 8,55 gam. B. 7,875 gam. C. 21 gam. D. 7,156 gam. Giải *Nhận định đặc điểm chung: Nếu chọn 1 mol mỗi chất ta có: C 2 H 2 : k = 2, C = 2. C 3 H 6 : k = 1, C = 3. C 4 H 10 : k = 0, C = 4. (đơn vị mol). => n k + n C = 4n hidrocacbon <=> n k = 4n hidrocacbon - n C (*) *Lập phương trình: Ta biểu diễn mol nước của hidrocacbon khi đốt cháy như sau: n H2O = n C + n hidrocacbon - n k = 2n C - 3n hidrocacbon (thế k từ (*)). Gọi số mol hidrocacbon trong A là x, số mol hidro là y, số mol C trong A là z, ta có: 4x - y - z = 0,15 (1) (4x - z)/(x + y) = 4,48/5,6 (2) (197 - 44)z - 18(2z - 3x + y) = 79,65 (3) Giải (1), (2) và (3), ta được: x = 0,225; y = 0,15; z = 0,6. m = 2*(2*0,6 - 3*0,225) + 12*(0,6) + 2*(0,15) = 8,55 (gam). => A. Giải câu 7: Quy hỗn hợp về Cu có x mol, Fe có y mol, S, thì: S + O 2 > SO 2 (không thay đổi thể tích V). x + y = 0,5 x + 1,5y = 2*7,28/22,4 => x = 0,2, y = 0,3. => m = 143,5*(0,2*2 + 0,3*3) = 186,55 gam. Giải câu 11: 0,1x+0,1y=0,135-0,03=0,105 0,1y+0,2x=0,2-0,05=0,195 =>x=0,45 và y=0,6 (thành viên Khachduy994) Tác giả: Lâm Minh Dũng http://forum.dayhoahoc.com/members/lamminhdung.55074/ P/S: Mọi người có thể phổ biến, nâng cấp, in ấn tài liệu này phục vụ cho học tập và giảng dạy nhưng xin hãy kèm theo bản quyền tác giả. Tôn trọng thành quả của người khác cũng là một cách để phát triển, nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân mình. . NHỮNG BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ NHẤT CỦA LÂM MINH DŨNG Trong kỳ thi tuyển sinh 2014, sẽ có những trường tổ chức ra đề tuyển sinh riêng. Điều này dẫn đến khả năng xuất hiện những bài tập rất khó (khó hơn. là: A. 0,45 và 0,6 B. 0,6 và 0,45 C. 0,4 và 0,5 D. 0,5 và 0,4 Câu 12: Hỗn hợp A gồm một ancol X, một axit cacboxylic Y và một este Z (tạo thành từ phản ứng este hóa giữa X và Y). 0,14 mol A có khả. rất khó (khó hơn nhiều so với bài tập của Bộ). Nhu cầu học tập không ngừng tăng khiến chúng ta phải không ngừng tư duy, đổi mới và sáng tạo. Trong quá trình học tập trên diễn đàn http://forum.dayhoahoc.com,

Ngày đăng: 13/08/2014, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w