Rất nhiều bé mắc chứng đái dầm ban đêm. (Ảnh minh họa). 'Hiến kế' nhỏ trị đái dầm cho trẻ - Những bé thường xuyên đái dầm ban đêm dễ bị suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức và trí tuệ. Nhưng nếu được điều trị kịp thời, trí thông minh của các em sẽ được hồi phục như thường. Việc thường xuyên đái dầm sẽ khiến trẻ thiếu tự tin và ngày càng ngượng ngùng, nhút nhát trước người lớn. Cách tốt nhất để chữa được tật này là nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ. Uống quá nhiều nước lúc nửa đêm là nguyên nhân khiến trẻ đái dầm. (Ảnh minh họa). Cách chữa tật đái dầm Song song với việc giúp đỡ trẻ thoát khỏi các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, các cha mẹ có thể thực hiện các phương pháp dưới đây để hạn chế tình trạng “ướt đẫm giường” mỗi sáng bé thức dậy: - Hạn chế uống nước vào buổi tối. Không cho trẻ uống bất cứ loại nước gì 2 tiếng trước khi đi ngủ. - Trước khi đi ngủ, nên cho bé đi vệ sinh. - Giải thích cho trẻ biết là cần phải thức dậy đi vệ sinh vào đêm khi thấy có nhu cầu. Thay vì chỉ tập trung quan tâm làm sao cho bé không đái dầm, bố mẹ hãy giúp con hiểu tầm quan trọng của việc dậy đi vệ sinh hàng đêm. - Đảm bảo trẻ đi vệ sinh ban đêm được dễ dàng, nên đặt đèn chiếu sáng ở nhà vệ sinh. Nếu trẻ sợ bóng tối, bạn có thể đặt bô trong phòng. - Trao phần thưởng cho trẻ nếu con không đái dầm. Bạn hãy lập một chiếc bảng nhỏ và để trẻ tự đánh dấu những ngày bé giữ được giường khô, nếu bé đạt được một số ngày nhất định, bạn hãy nhớ tặng bé một món quà khuyến khích nhé! - Xem xét việc sử dụng bỉm vào ban đêm. Nhiều người tin rằng, bạn không nên dùng bỉm cho con ở nhà vì điều đó sẽ khiến bé ỉ lại, lười dậy vào bạn đêm và lười sử dụng nhà vệ sinh. Nếu trẻ có tật đái dầm đêm, hãy kiên nhẫn giúp con. (Ảnh minh họa). Ngoài ra, một số món ăn dưới đây cũng giúp chữa đái dầm cho bé rất hiệu quả - Cháo nhân sâm: Gạo tẻ 100g, rang cho nở, sau dùng lửa nhỏ hầm nhừ. Lấy 10g nhân sâm thái lát mỏng cho vào hầm tiếp là được. Mỗi ngày cho ăn 1 lần, nên sử dụng thường xuyên. - Cháo mễ nhân, bong bóng cá: Bong bóng cá 30g, mễ nhân 30g, hành gừng, xì dầu vừa đủ. Cho bong bóng cá và mễ nhân nấu thành cháo, trước khi bắc xuống cho bột gừng, xì dầu, dầu vừng, đun sôi là được. Cho ăn ngày 1 lần, cần ăn 10-15 ngày. - Đậu đen hầm thịt chó: Thịt chó 150g, đậu đen 20g, hai thứ trên cho vào nồi đun lửa to cho sôi, hớt bọt cho sạch, hạ lửa riu riu để đến nhừ, cho muối hoặc đường vào chia ra cho trẻ ăn hết trong ngày. 15 ngày là một liệu trình. - Cháo cật dê: Bạch quả 10-15 g, cật dê 1 quả, thịt dê 50 g, gạo nếp 50 g, hành 1 củ nhỏ. Gạo nếp và bạch quả vo sạch, nấu với 3/4 lít nước cho đến khi cháo rền. Chẻ dọc quả cật, lột sạch tuyến mỡ tanh, cắt nhỏ. Hành tím và thịt dê bằm nhỏ. Cháo nhừ, cho hành tím, cật dê, thịt dê vào nấu vừa chín, nêm muối cho vừa miệng. Ăn vào buổi sáng và buổi chiều. - Nhục quế hầm gan gà: Bột nhục quế 3g, gan gà trống 2 bộ. Cho gan gà vào trong bát có nắp đậy, sau đó rắc bột nhục quế lên gan gà và đậy nắp bát lại cho vào nồi đun cách thủy cho đến khi chín là được. Cho trẻ ăn hết. Cần ăn 10-15 ngày. . Rất nhiều bé mắc chứng đái dầm ban đêm. (Ảnh minh họa). 'Hiến kế' nhỏ trị đái dầm cho trẻ - Những bé thường xuyên đái dầm ban đêm dễ bị suy giảm trí nhớ, khả năng. cũng giúp chữa đái dầm cho bé rất hiệu quả - Cháo nhân sâm: Gạo tẻ 100g, rang cho nở, sau dùng lửa nhỏ hầm nhừ. Lấy 10g nhân sâm thái lát mỏng cho vào hầm tiếp là được. Mỗi ngày cho ăn 1 lần,. bóng tối, bạn có thể đặt bô trong phòng. - Trao phần thưởng cho trẻ nếu con không đái dầm. Bạn hãy lập một chiếc bảng nhỏ và để trẻ tự đánh dấu những ngày bé giữ được giường khô, nếu bé đạt