1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Câu chuyện dung dị về cà phê Việt ppsx

5 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 144,05 KB

Nội dung

Câu chuyện dung dị về cà phê Việt Sở dĩ mà chúng ta có cả một văn hóa cà phê cũng vì sự hâm mộ nồng nhiệt của các tín đồ cà phê Việt, bao gồm cả người pha chế lẫn người thưởng thức; mỗi sáng không bắt đầu bằng một ly cà phê thì có cảm giác như ngày cũ chưa kết thúc, ngày mới vẫn chưa đến. Không yêu sao được những giọt cà phê sóng sánh, đậm, đắng, và vị thơm nồng đọng lại rất lâu trên đầu lưỡi? Cà phê Việt là như thế, giản dị, khiêm nhường nhưng đầy hấp lực. webtretho_coffee'_500 Ảnh: Inmagine Nhắc đến cà phê, Việt Nam có một vị trí khá khiêm tốn so với các cường quốc cà phê như Ý, Pháp, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ…. Nguyên nhân của sự thiệt thòi này là do cà phê Việt Nam: Sinh sau đẻ muộn, nhưng… Việt Nam không phải là cái nôi của cây cà phê; lịch sử cà phê Việt còn rất trẻ, chỉ vừa trên 100 năm. Ethiopia mới chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Tương truyền, những người chăn dê đã phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn phải những quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Tò mò, họ đã hái vài trái ăn thử và cũng trải nhiệm những giây phút tỉnh táo kéo dài bất thường. Những trái màu đỏ ấy chính là cà phê; nói vui thì có thể gọi dê là “ông tổ” cà phê. Từ sau phát hiện này, cà phê như cơn lốc quét qua mọi châu lục, bành trướng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới và thấm sâu vào các nền văn hóa. Khối lượng cà phê tiêu thụ ở nước ta không cao nhưng cà phê Việt tự hào là nước sản xuất thứ 2 trên thế giới chỉ sau Brazil. Cà phê là một trong những mặt hàng thương mại quan trọng nhất thế giới, ảnh hưởng đến ngành sản xuất của trên 70 quốc gia và trên 2,5 tỉ người tiêu thụ, tương đương với 1/3 dân số thế giới không thể cưỡng lại được hấp lực của thứ nước đắng này. Hãy tưởng tượng nếu một ngày “cậu bé” Việt Nam “bỏ rơi” cà phê, thế giới liệu có còn được tỉnh táo? Nguyên liệu và công cụ giản dị và bình dân, nhưng… webtretho_coffee_lythuytinh_500 Ảnh: Inmagine Người Việt Nam uống cà phê rất bình dân, không có những chiếc máy pha chế đắt tiền, không có cả những chiếc ly sứ cầu kỳ, sang trọng. Bên cạnh mỗi cái ly cà phê bằng thủy tinh, không giữ nhiệt tốt bằng ly gốm sứ chỉ có một cái phin nhôm nho nhỏ. Liệu có bao nhiêu người hiểu được cái khôn trong cái khó của anh nhà nghèo? Phin nhôm rẻ và mỏng manh là thế nhưng giữ nhiệt rất tốt với thiết kế hình phễu nên nén được bột cà phê chặt, những lỗ chảy cà phê vừa đều vừa khít hơn những phin inox đắt tiền hơn (do nhôm mềm hơn nên dễ dập lỗ theo ý muốn). Bạn có biết một ly cà phê ngon đạt tiêu chuẩn nhất sẽ chảy với tốt độ 60 giọt mỗi phút. Trong khi đó, theo cơ quan y tế quốc gia Vương quốc Anh, nhịp tim lý tưởng của người lớn trưởng thành là 60-100 nhịp/phút. Những chiếc ly thủy tinh cho phép người uống cái quyền được ngắm nhìn những giọt cà phê tí tách rơi xuống đáy ly và cảm nhận sự đồng điệu với nhịp đập của một con tim. Đây chính là nghệ thuật trong cà phê phin mà không phải đồng tiền nào cũng có thể mua được. Khiêm tốn trong cách pha chế, nhưng… Trong hàng trăm cách pha chế, cà phê Việt Nam chỉ khiêm tốn “góp vốn” với số lượng đếm được trên đầu ngón tay bao gồm cà phê đen, cà phê sữa, cà phê đá, và một vài biến tấu như bạc xỉu, cà phê trứng… nhưng cách thưởng thức thì vô cùng linh động. Người ta thưởng thức cà phê trong khi làm việc, khi gặp gỡ, bàn chuyện cùng đối tác, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân…, có thể uống trong quán, ở nhà, ngoài vệ đường… Bên ly cà phê, người uống nhâm nhi và suy tư; và chính sự hưởng thụ ấy sẽ khơi nguồn sáng tạo, tiếp thêm năng lượng chứ không phải chất caffein gây nghiện. webtretho_phin-ca-phe_230 Ảnh: Internet Bí quyết pha chế ly cà phê chỉ có ở Việt Nam Để có được những giọt cà phê sóng sánh, đậm, đắng, và vị thơm nồng đọng lại trên đầu lưỡi đúng gu cà phê Việt, người pha chế phải đặt cả tấm lòng vào từng động tác nhỏ. - Dùng muỗng trộn thật đều bột cà phê trong hũ lên vì cà phê để lâu ngày, các hạt mịn hơn sẽ rơi xuống đáy hũ. - Đợi nước sôi, cho 25gr (khoảng 2 muỗng súp), khép 2 đầu ngón tay lại, vừa vỗ nhẹ vừa xoay tròn thân phin cho tới khi bột cà phê kết thành một mặt phẳng, tạo điều kiện để áp lực nước có thể xuyên qua các hạt cà phê theo chiều thẳng đứng, nén ra những giọt cà phê với hương vị thuần khiết nhất. - Bề mặt bột cà phê đã đều và phẳng, đặt tấm chặn lên, ấn nhẹ và xoay nhẹ một góc 90 độ cho thật khít. - Dùng ngón tay gạt nhẹ dưới đáy phin của thân để loại hết các bột cà phê lún phún mắc bên ngoài phin, chực rơi vào ly. - Tiếp theo, không thể bỏ qua công đoạn gọi là bước làm cà phê thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Theo các chuyên gia, cà phê cũng có sức sống như con người, cũng bị ốm vì sốc nhiệt. Chuẩn bị 20ml nước sôi; 10ml đổ vào nắp phin đặt ngửa, 10ml rưới theo vòng tròn vào cà phê. Đặt thân phin lên nắp có nước sôi; như vậy, cà phê sẽ được ủ nước sôi đều cả trên lẫn dưới. Mất 10 giây, cà phê sẽ hút sạch nước ấm và sẵn sàng cho những thay đổi lớn. - Lắp trọn vẹn bộ phin vào nhau, dùng ngón tay giữ nhẹ đỉnh tấm chặn và từ từ chế 45ml nước sôi vào phin. Đậy nắp và kiên nhẫn ngồi chờ 4-5 phút cà phê sẽ có thành quà là một ly cà phê sóng sánh, đậm đà. Lưu ý: Nhôm có độc nên khi mua về phải ngâm nước sôi trước khi sử dụng và chỉ sử dụng phin nhôm tối đa 4 tháng là phải thay mới. . Câu chuyện dung dị về cà phê Việt Sở dĩ mà chúng ta có cả một văn hóa cà phê cũng vì sự hâm mộ nồng nhiệt của các tín đồ cà phê Việt, bao gồm cả người pha chế. trăm cách pha chế, cà phê Việt Nam chỉ khiêm tốn “góp vốn” với số lượng đếm được trên đầu ngón tay bao gồm cà phê đen, cà phê sữa, cà phê đá, và một vài biến tấu như bạc xỉu, cà phê trứng… nhưng. Kỳ…. Nguyên nhân của sự thiệt thòi này là do cà phê Việt Nam: Sinh sau đẻ muộn, nhưng… Việt Nam không phải là cái nôi của cây cà phê; lịch sử cà phê Việt còn rất trẻ, chỉ vừa trên 100 năm. Ethiopia

Ngày đăng: 13/08/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w