1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 10 ppt

4 442 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 125,25 KB

Nội dung

ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 10 Thời gian làm bài 45 phút 1. Một kim loại kiềm muốn có cấu hình electron của khí hiếm gần nhất thì phải A . nhận 1e B. nhận 2e C. nhận 1 proton D. nhường 1e 2. Trong các phản ứng hoá học, để biến thành cation, nguyên tử Al đã A. nhận thêm 3 electron B. nhận thêm 1 proton C. nhường đi 3 electron D. nhường đi 2 electron 3. Trong các phản ứng hoá học, để biến thành anion, nguyên tử clo đã A. nhận thêm 1 electron B. nhường đi 7 electron C. nhận thêm 1 proton D. nhường đi 1 proton 4. Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA trong hợp chất với nguyên tố nhóm IA là A. 2 - B. 2 + C. 6 - D. 6 + 5. Z là nguyên tố mà nguyên tử có 20 proton, Y là nguyên tố mà nguyên tử có 9 proton. Công thức của hợp chất tạo thành giữa Z và Y là A. Z 2 Y B. ZY 2 C. ZY D. Z 2 Y 3 6. Trong phân tử CS 2 , số đôi electron chưa tham gia liên kết là A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 7. Cấu trúc electron bền của khí hiếm là A. có 8e lớp ngoài cùng B. có 18e lớp ngoài cùng C. có 2e hoặc 8e lớp ngoài cùng D. có 2e hoặc 18e lớp ngoài cùng 8. Trong các phân tử sau, phân tử nào có nguyên tử trung tâm không có cấu hình bền của khí hiếm? A. NCl 3 B. H 2 S C. CO 2 D. PCl 5 9. Cộng hoá trị của nitơ trong hợp chất nào sau đây là lớn nhất? A. N 2 B. NH 3 C. NH 4 Cl D. NO 10. Lai hoá sp là sự tổ hợp của các obitan nào sau đây? A. Tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p B. Tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p C. Tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p D. Tổ hợp của 1 obitan s với 3 obitan p và 1 obitan d 11. Lai hoá sp có trong phân tử nào sau đây? A. CH 4 B. C 2 H 4 C. C 2 H 2 D. NH 3 12. Lai hoá sp 3 có trong phân tử nào sau đây? A. BeH 2 B. BF 3 C. CH 4 D. C 2 H 2 13. Ở phân tử nào sau đây, nitơ có hoá trị và giá trị tuyệt đối của số oxi hoá bằng nhau? A. N 2 B. NH 3 C. NH 4 Cl D. HNO 3 14. Các obitan hoá trị của nguyên tử trung tâm trong phân tử chất nào sau đây thuộc dạng lai hoá tam giác? A. NH 3 B. PH 3 C. C 2 H 2 D. C 2 H 4 15. Theo bảng độ âm điện, cho biết dãy chất nào sau xếp theo đúng thứ tự độ phân cực của liên kết tăng dần? A . H 2 Te, H 2 S, NH 3 , H 2 O, CaS, CsCl, BaF 2 B . H 2 S, H 2 Fe, NH 3 , H 2 O, CaS, CsCl, BaF 2 C. H 2 Te, H 2 S, H 2 O, CaS, NH 3 , CsCl, BaF 2 D. H 2 O, H 2 Te, H 2 S, CsCl, H 2 O, CaS, BaF 2 16. Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất ion hơn? A. AlCl 3 B. MgCl 2 C. KCl D. NaCl 17. Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất cộng hoá trị nhất? A. CS 2 B. CO C. CH 4 D. CCl 4 18. Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất ion nhất? A. LiCl B. NaCl C. CsCl D. RbCl 19. Kim cương thuộc mạng tinh thể nào sau đây? A. Mạng tinh thể nguyên tử B. Mạng tinh thể phân tử C. Mạng tinh thể ion D. Dạng vô định hình 20. Naphtalen (băng phiến) và iot thuộc mạng tinh thể nào sau đây? A. Mạng tinh thể nguyên tử B. Mạng tinh thể phân tử C. Mạng tinh thể ion D. Dạng vô định hình 21. Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách nào sau đây? A. Nhận 1 electron B. Nhường 1 electron C. Nhận 1 proton D. Nhận 1 nơtron 22. Liên kết trong phân tử AlCl 3 là loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực C. Liên kết cộng hoá trị phân cực D. Liên kết cho - nhận 23. Có bao nhiêu cặp electron không liên kết trong phân tử H 2 O? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 24. Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA trong các hợp chất với natri là A. +1 B. -1 C. +2 D. -2 25. Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA có giá trị nào sau đây? A. -2 B. +2 C. -6 D. +6 26. Đâu là nguyên nhân của các tính chất vật lí chung của tinh thể kim loại? A. Do kim loại có mạng lập phương tâm khối B. Do kim loại có mạng lập phương tâm diện C. Do kim loại có mạng lục phương D. Do trong tinh thể kim loại có các electron chuyển động tự do. 27. Có các kim loại Li, Na, K. Mạng tinh thể của các kim loại trên thuộc loại mạng tinh thể nào sau đây? A. Lập phương tâm khối B. Lập phương tâm diện C. Lục phương D. Thuộc dạng vô định hình 28. Có các kim loại Cu, Al, Ag, Au. Mạng tinh thể của các kim loại trên thuộc mạng tinh thể nào sau đây? A. Lập phương tâm khối B. Lập phương tâm diện C. Lục phương D. Thuộc dạng vô định hình 29. Các ion dương kim loại chiếm 74% thể tích, còn lại 26% thể tích là các khe rỗng trong mạng tinh thể nào sau đây? A. Mạng lập phương tâm khối B. Mạng lập phương tâm diện C. Mạng lục phương D. Mạng lập phương tâm diện và lục phương 30. Khi một nguyên tử có các obitan hóa trị lai hóa kiểu sp 2 còn bao nhiêu obitan p “thuần túy” (tức là không lai hóa) trong nguyên tử? Có thể tạo thành bao nhiêu liên kết ? A. 1 obitan p và 1 liên kết . B. 1 obitan p và 2 liên kết . C. 2 obitan p và 1 liên kết . D. 2 obitan p và 2 liên kết . Đáp án đề số 10 1. D 2. C 3. A 4. A 5. B 6. C 7. C 8. D 9. C 10. A 11. C 12. C 13. B 14. D 15. A 16. C 17. A 18. C 19. A 20. B 21. A 22. C 23. B 24. D 25. A 26. D 27. A 28. B 29. D 30. A . ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN HÓA HỌC - SỐ 10 Thời gian làm bài 45 phút 1. Một kim loại kiềm muốn có cấu hình electron của. obitan p và 1 liên kết . D. 2 obitan p và 2 liên kết . Đáp án đề số 10 1. D 2. C 3. A 4. A 5. B 6. C 7. C 8. D 9. C 10. A 11. C 12. C 13. B 14. D 15. A 16. C 17. A 18. C 19. A 20. B. diện và lục phương 30. Khi một nguyên tử có các obitan hóa trị lai hóa kiểu sp 2 còn bao nhiêu obitan p “thuần túy” (tức là không lai hóa) trong nguyên tử? Có thể tạo thành bao nhiêu liên

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN