Côn trùng đốt - Xử lý thế nào? Khi bị các loại côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, ve ) nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng nề đỏ, ngứa, đau Những biểu hiện này thường tự biến mất trong vòng một vài giờ. Tuy nhiên, một số loại côn trùng có nọc độc như kiến, ong đốt có thể gây sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, việc nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý khi bị côn trùng đốt là cần thiết. Muỗi đốt: Khi bị muỗi đốt có thể gây bệnh truyền nhiễm cho người đặc biệt là sốt xuất huyết, sốt rét, Sau khi bị muỗi đốt, nơi bị đốt thường sưng nề đỏ, ngứa rất khó chịu. Trước tiên sát trùng vết đốt bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng, sau đó có thể giảm nốt sẩn ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút. Hoặc cắt củ khoai tây thành từng lát mỏng xoa vào chỗ bị đốt. Nên thực hiện 3 lần/ngày. Có thể pha loãng giấm, xoa lên nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng. Bọ chét, ve: Bọ chét sống ký sinh trên chó, mèo. Khi cắn người gây ngứa, nổi ban. Các loại côn trùng này khi cắn chúng bám rất chắc vào da, nhất là ve, do đó trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng không sót lại ở chỗ cắn, hoặc dùng kim băng đốt nóng đỏ chọc vào bụng con ve vì nếu tự dứt ve ra, răng ve còn lại trong da thịt sẽ gây ngứa, đau nhức, có khi phát sốt. Sau khi bị bọ chét, ve cắn phải rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Với bọ chét đốt bôi DEP hoặc kem kháng histamin lên vết cắn. Với ve, lấy vôi tôi bôi vào vết cắn hoặc lấy thuốc lào (vê khoảng 1 viên bằng hạt lạc) tẩm nước điếu (phần nước trong điếu thuốc lào) đắp lên vết cắn và băng lại trong khoảng 15-20 phút. Ngày thực hiện 2 lần. Bọ chét và những vết cắn của bọ chét. Ong: Nếu bị ong mật đốt (chỉ một nốt đốt và để lại ngỏi), lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Sau đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương mỗi ngày 2 lần, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng. Nếu bị ong vò vẽ đốt (sau khi đốt thường không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt), nọc độc của nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó ngay sau khi bị đốt cần rửa vết đốt bằng xà phòng và nước ấm rồi chườm lạnh; sau đó chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Ve bám trên da và hút máu người. Lưu ý: Khi bị côn trùng cắn đốt, nếu nhẹ có các phản ứng sẩn ngứa, sưng đỏ trên da, nếu nặng có các biểu hiện khác như đau rát nhiều, tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng, khó thở, hoa mắt chóng mặt, sưng môi hoặc họng, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để được xử trí và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh bị các loại côn trùng đốt, giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ, thông thoáng. Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng ở những nơi có cây cối rậm rạp, kênh mương, ao hồ gần khu dân cư. Khi đi ngủ cần mắc màn tránh muỗi và các loại côn trùng khác. Ở vùng miền núi người dân khi đi rừng nên mặc quần áo dài tay, đội mũ, đi giầy, ủng để tránh bị muỗi, ong, ve, đốt, cắn vào những vùng da bị hở . Côn trùng đốt - Xử lý thế nào? Khi bị các loại côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, ve ) nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng. loại côn trùng có nọc độc như kiến, ong đốt có thể gây sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, việc nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý khi bị côn trùng. được xử trí và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh bị các loại côn trùng đốt, giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ, thông thoáng. Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng