“Chửa trâu”: Nguy hiểm cho cả mẹ và con Khi nào gọi là “chửa trâu”? Dân gian thường dùng khái niệm “chửa trâu” để nói đến những thai phụ quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ. Trong y học, thai loại này được gọi là “già tháng” hay “quá ngày”. Thai kỳ bình thường kéo dài trong 280 ngày, tức 40 tuần, được tính từ ngày kinh cuối cùng. Tuy nhiên, thai đã đủ trưởng thành, sống tốt khi ra khỏi bụng mẹ được tính từ mốc 37 tuần. Từ 37 - 41 tuần là thời gian chờ đợi để có cuộc chuyển dạ tự nhiên. Khi đã quá 41 tuần mà chưa chuyển dạ tự nhiên thì xem là thai quá ngày, còn nếu hơn 42 tuần thì gọi là thai già tháng hay còn gọi là “chửa trâu”. Thai quá ngày, già tháng có thể do nhiều lý do: cách tính ngày dự sinh không đúng, do di truyền, cũng có khi vì thai có bệnh lý không gây ra cuộc chuyển dạ. Ngoài ra, thai có bất thường như vô sọ, thiểu sản tuyến thượng thận thường sẽ kéo dài ngày, do thiếu hụt về thần kinh - nội tiết Nên khám thai định kỳ để dự kiến ngày sinh Vì sao nguy hiểm cho cả mẹ và con? Theo các chuyên gia y tế về sản khoa, tỷ lệ tử vong do “chửa trâu” tăng dần theo thời gian có thai quá với thời gian bình thường: cao gấp hai lần bình thường khi thai trên 43 tuần; gấp ba lần khi thai trên 44 tuần. Thai từ tuần 42 tuần đến tuần 45 nguy cơ chết trong tử cung là trên 80%, trên 45 tuần là 100%. Nguyên nhân do nhau thai xơ hóa, không đưa dinh dưỡng vào được cho trẻ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Khi chửa già tháng, nước ối cạn rất nhanh, trao đổi ôxy và dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi bị giảm đi. Hơn nữa, khi thai già tháng nguy cơ tử vong cả mẹ và con cao do rối loạn đông máu của người mẹ. Nên khám thai định kỳ để dự kiến ngày sinh Cũng theo các chuyên gia y tế về sản khoa, cách phòng ngừa thai quá ngày tốt nhất là khám thai định kỳ và siêu âm trong khoảng ba tháng đầu tại các cơ sở y tế. Đây là cơ sở giúp xác định tuổi thai chính xác để can thiệp sớm, tránh xảy ra đáng tiếc. Để tính được dự kiến ngày sinh, cách đơn giản nhất dựa vào cách tính theo ngày kinh. Cụ thể: lấy ngày của kỳ kinh cuối cùng, sau đó ngày cộng 7, tháng trừ 3 là ra ngày dự sinh (ví dụ ngày kinh chót là 14.7, ngày dự sinh sẽ là 21.4 năm sau). Điều quan trọng khi mang thai các thai phụ nên nhớ chính xác ngày của kỳ kinh cuối để giúp các bác sĩ dự kiến được ngày sinh chính xác, nếu nghi “chửa trâu” cần đến cơ sở y tế khám thai ngay để được theo dõi. Bởi thai già tháng sau khi sinh trẻ khó nuôi vì cơ thể của trẻ không được thoát ra ngoài tử cung đúng thời điểm, sức đề kháng kém, nuôi dưỡng một thời gian cuối trong bụng mẹ không tốt do xơ hóa nhau thai và dễ bị biến chứng sau sinh . “Chửa trâu”: Nguy hiểm cho cả mẹ và con Khi nào gọi là “chửa trâu”? Dân gian thường dùng khái niệm “chửa trâu” để nói đến những thai phụ quá ngày. cạn rất nhanh, trao đổi ôxy và dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi bị giảm đi. Hơn nữa, khi thai già tháng nguy cơ tử vong cả mẹ và con cao do rối loạn đông máu của người mẹ. Nên khám thai định kỳ. Nên khám thai định kỳ để dự kiến ngày sinh Vì sao nguy hiểm cho cả mẹ và con? Theo các chuyên gia y tế về sản khoa, tỷ lệ tử vong do “chửa trâu” tăng dần theo thời gian có thai quá với thời