1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý Thuyết Bệnh Học: NHỌT ỐNG TAI NGOÀI docx

5 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 118,82 KB

Nội dung

NHỌT ỐNG TAI NGOÀI Đại cương Nhọt ống tai ngoài là nhiễm khuẩn (nhiễm độc) ở nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, chỉ có phần ống tai sụn mới có những nang và tuyến đó, do đó nhọt ống tai chỉ có phần ngoài, còn phần ống tai xương không có nhọt. YHCT gọi là Nhĩ Đinh. Dân gian còn gọi là Lên Đằng Đằng Tai Nguyên nhân + Theo YHHĐ: . Tổn thương xây xát (ngoáy tai bằng móng tay, vạt nhọn…). . Nhiễm khuẩn chủ yếu là Staphylocoque. . Eczema (chàm). . Thể trạng suy yếu. . Tiểu đường. + Theo YHCT: do nhiệt độc xâm nhập vào kinh thiếu dương Tam tiêu và Đởm là hai kinh liên hệ nhiều đến tai. Triệu chứng Tai đau dữ dội (dấu hiệu chính, vì da ống tai dính rất chắc vào sụn, càng vào sâu trong ống tai, da càng dính hơn). Vùng đau lan tỏa ra lân cận như: thái dương, hàm và gây nên kém ăn, mất ngủ. Đôi khi ù hoặc điếc (do nhọt làm hẹp hoặc bít kín ống tai lại). Tuy nhiên, cần lưu ý phân biệt rõ một số vị trí của nhọt ở tai như sau: + Kéo vành tai lên gây đau nhiều: nhọt ở vành trên hoặc thành sau ống tai. + Ấn vào nắp tai gây đau nhiều: nhọt ở thành trước ống tai. + Ấn vào vùng trước ống tai hoặc nâng dái tai lên rất đau: nhọt ở thành dưới ống tai. + Kiểm tra rãnh sau tai, nếu thấy nếp nhăn rõ là nhọt ống tai; Nếu không có nếp nhăn mà tai cũng to phái sau thì phải nghĩ đến xương chũm viêm cấp. Điều trị: Thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm. Ngũ Vị Tiêu Độc Ẩm (29) Gia Giảm (Chi tử, Long đởm, Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt; Xích thược để hoạt huyết; Bồ công anh, Kim ngân hoa để tiêu viêm, giải độc). + Rễ Ngưu bàng, thái nhỏ, đổ nước nấu, bỏ bã, nấu đặc thành cao, bôi chỗ đau (Thần Phương Hoa Đà). + Lá hẹ, giã vắt lấy nước nhỏ vào tai hoặc bôi vùng đau (Nam Dược Thần Hiệu). + Củ Hành ta, lột bỏ vỏ, giã nát, bọc vào trong miếng vải mỏng, nhét vào tai, để qua đêm. Rất có kết quả. Châm Cứu (Trị Nhọt Ống Tai Ngoài) + Thính hội, Hợp cốc, Giáp xa (Châm Cứu Đại Thành). + Thính cung, Tam thương (Châm Cứu Học HongKong). + Ế phong, Thính cung, Thính hội, Nhĩ môn, Hợp cốc, Ngoại quan (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). (Thính hội, Thính cung, Nhĩ môn, Ế phong là các huyệt cục bộ để sơ thông kinh khí, giảm đau ở tai; Giáp xa hỗ trợ tác động cục bộ nếu có viêm lan toả đau ra hàm; Hợp cốc, Ngoại quan để thanh nhiệt, giải biểu). NHỌT TAI ĐAU LOÉT Tai bị phong hàn gây đau nhức không chịu nổi, mầu da ở tai thay đổi. Nặng hơn thì bị lở loét. Đông y gọi là Nhĩ Xác Đông Sang. Thường do cơ thể suy yếu, dương khí bất túc, không chống được với phong hàn bên ngoài gây nên. Chứng: Lúc đầu vành tai bị lạnh, mất cảm giác, sau đó là ngứa, sưng lên, vành tai có cảm giác hâm hấp nóng, đau, có khi đau không chịu nổi. Lưỡi mầu xanh tím, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền Khẩn. Điều trị: Ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc. Thường dùng bài Tứ Nghịch Thang gia giảm: (Đây là bài Quế Chi Thang bỏ Sinh khương, thêm Tế tân, Đương quy, Mộc thông. Dùng Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết, hoạt huyết; Tế tân, Quế chi, Mộc thông để ôn kinh, tán hàn, thông lạc; Đại táo ích khí; Cam thảo điều hòa các vị thuốc) . NHỌT ỐNG TAI NGOÀI Đại cương Nhọt ống tai ngoài là nhiễm khuẩn (nhiễm độc) ở nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, chỉ có phần ống tai sụn mới có những nang và tuyến đó, do đó nhọt ống tai. tai gây đau nhiều: nhọt ở thành trước ống tai. + Ấn vào vùng trước ống tai hoặc nâng dái tai lên rất đau: nhọt ở thành dưới ống tai. + Kiểm tra rãnh sau tai, nếu thấy nếp nhăn rõ là nhọt ống. (do nhọt làm hẹp hoặc bít kín ống tai lại). Tuy nhiên, cần lưu ý phân biệt rõ một số vị trí của nhọt ở tai như sau: + Kéo vành tai lên gây đau nhiều: nhọt ở vành trên hoặc thành sau ống tai.

Ngày đăng: 13/08/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN