Thuốc bảo vệ thực vật dạng hoá chất: Lợi ít hại nhiều Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người phun mà còn gây họa cho những người chơi golf (vì 1m2 sân golf được phun lượng thuốc BVTV gấp 5 lần đất canh tác bình thường), người bơi lội (trong bể bơi công cộng dùng chất simazin-chất diệt cỏ-để sát trùng nước), người tiêu dùng thực phẩm (thực phẩm có dư lượng thuốc BVTV cao) Do đó đã có lời kêu gọi của Hệ thống hành động chống thuốc trừ sâu (PAN) khu vực châu Á Thái Bình Dương: "Các chính phủ cần xoá dần các loại thuốc trừ sâu độc hại giúp nông dân áp dụng nhiều hơn các phương thức không hoá học để diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng". Theo thống kê trên thị trường thế giới có đến 70.000 loại thuốc BVTV và mỗi năm danh mục này lại được bổ sung thêm 1.500 loại thuốc mới để đối phó lại với sự kháng thuốc của sâu bọ. Tại Pháp, có năm dùng tới 3 triệu tấn thuốc BVTV (1995). Còn các chủ sân golf, để giữ cho thảm cỏ thêm xanh mượt mà, thu hút người chơi thì thuốc BVTV là điều không thể thiếu, vì không chỉ côn trùng mà các loại nấm nhất là nấm tuyết, chỉ sơ ý trong vài giờ loại nấm này sẽ tàn phá thảm cỏ vì tạo ra những mảng màu nâu xấu xí. Máy bay phun thuốc BVTV. Tai họa do thuốc BVTV Nhưng từ năm 1995, được coi là năm cao điểm của việc đánh giá thuốc BVTV trên mọi góc độ. Đã có hàng trăm công trình, khảo sát và các bài báo đề cập đến vấn đề này. Từ năm 1998, cộng đồng quốc tế đã nhận định đây là một thảm hoạ cho môi trường. Đại biểu của hơn 100 quốc gia đã họp tại Bỉ vào tháng 9/2002 để bàn kỹ về thuốc BVTV và Công ước quốc tế Rotterdam đã nhấn mạnh việc cần thận trọng dùng thuốc BVTV. Các hội nghị thượng đỉnh ở Kyoto, ở Rio de Janeiro, ở Bom từng đưa ra nhận định có 8 loại thuốc trừ sâu cần được loại bỏ ngay tức khắc, nhưng điều đáng buồn là mọi chuyện vẫn như cũ. Năm 2008, PAN đã tiến hành phỏng vấn hơn 1.000 nông dân ở 8 quốc gia châu Á (trong đó có Việt Nam) và kết quả này được thể hiện trong báo cáo dài 156 trang với tựa đề Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu vực châu Á về việc dùng thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm, trong đó nêu đến 66% thành phần chính của các loại này đang dùng ở châu Á nằm trong danh mục “rất nguy hiểm” (theo xếp loại của PAN), như paraquaf bị cấm ở châu Âu nhưng ở Malaysia vẫn vô tư dùng, còn endosulfan bị cấm ở 62 nước thì ở Ấn Độ vẫn sử dụng rộng rãi. Ngày 5/11/1997 tại Tananarive (Madagascas) xảy ra vụ nổ tại một kho thuốc trừ sâu của Công ty đa quốc gia Hoechst, phun ra ngoài một lượng thuốc đáng kể, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các ruộng lúa và nguồn nước xung quanh. Tiếp đó, lại xảy ra ngày 29/12/1997 tại một kho thuốc loại trên tại Surabaya (Indonesia). Khủng khiếp nhất là chuyện xảy ra vụ cháy vào 3/5/1991 ở Cordoba (Mexico), tại nhà máy Anaversa, hàng vạn lít thuốc trừ sâu trào ra những vùng dân cư xung quanh, gây tác hại đến sức khoẻ của hàng nghìn người, tạo làn sóng công phẫn trong dân chúng, ảnh hưởng đến chính trường Mexico. Ở Mỹ, năm 1998 lan tràn loài ruồi Địa Trung Hải gây hại cho những vườn chanh ở Nam California. Trước viễn cảnh hàng trăm triệu đô-la tại các vườn cây này có thể bị mất trắng nên Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định dùng máy bay phun thuốc malathion để diệt ruồi. Thống đốc bang là George Deukmejian ban bố tình trạng khẩn cấp do "ruồi". Từng đoàn 20 chiếc trực thăng phun thuốc mù mịt nhằm diệt ruồi và các loại côn trùng khác, với lập luận malathion không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người bất chấp sự phản đối dữ dội của hơn 11 triệu người. Một số nhà khoa học thiếu đạo đức, còn lên tiếng phụ họa là malathion đã được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng nhiều lần, tất cả đều chứng tỏ vô hại với người. Hậu quả, một số trẻ sinh ra bởi các bà mẹ mang thai trong thời kỳ phun thuốc này không bình thường, bị dị ứng quá mức hoặc suy giảm về thị lực thính lực, bị cường giáp Sau này vào năm 2002, qua điều tra, nhà báo Peter Waldman đã đưa tin trên báo Wall Street Juornal là một trong đợt diệt ruồi đó, không chỉ phun malathion mà còn sử dụng cả nhóm muối perchlorat (ammonium, potassium, sodium, cobalt ). Qua 19 cuộc nghiên cứu về perchlorat dù đã bị che giấu nhưng dân chúng vẫn biết chất này có khả năng gây ung thư, rối loạn nhiều hormon, gây hại cho tuyến giáp, tuyến yên. Với bào thai người, nó gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh, xương, do đó, khi sinh ra và lớn lên, trẻ có chỉ số thông minh rất thấp, bị bệnh già sớm, đục thuỷ tinh thể, mù và điếc bẩm sinh. Thử nghiệm trên chuột và khỉ đầu chó, perchlorat tạo ra những khối u ác tính. Vụ này gây tai tiếng ầm ĩ nhưng Nhà Trắng ra lệnh không cung cấp thông tin gì cho báo chí, các tài liệu liên quan được liệt vào loại "tối mật", khoá kín trong các tủ sắt. Ở châu Âu, theo quy định về môi trường, một lít nước dùng chỉ được phép chứa 100 nanogam bất kỳ một loại thuốc BVTV nào (nanogam = 1phần tỷ của gam), trong khi đó thử nghiệm một mẫu nước mưa đã phát hiện có gần 4.000 nanogam/lít chất dinitrophenol (một thuốc BVTV phổ biến), chưa kể nồng độ còn cao hơn vào những cơn mưa đầu mùa. Theo báo cáo của PAN tại Banladesh, ngộ độc thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân tử vong chính trong năm 2008 và được xác nhận là nguyên nhân gây chết, đứng hàng thứ hai trong nhóm tuổi lao động: 15-49. Tại Việt Nam Việt Nam cũng là một trong những nước châu Á có số người sử dụng thuốc BVTV bị ngộ độc khá lớn. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005, ghi nhận vào năm 2002 từng có 7.170 trường hợp nhiễm độc thuốc BVTV. Báo cáo của Dasgupta 2007 qua xét nghiệm máu ngẫu nhiên của 190 nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, hơn 35% mẫu bị nhiễm thuốc BVTV cao và 21% nhiễm thường xuyên. . Thuốc bảo vệ thực vật dạng hoá chất: Lợi ít hại nhiều Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người phun mà. động chống thuốc trừ sâu (PAN) khu vực châu Á Thái Bình Dương: "Các chính phủ cần xoá dần các loại thuốc trừ sâu độc hại giúp nông dân áp dụng nhiều hơn các phương thức không hoá học để. lượng thuốc BVTV gấp 5 lần đất canh tác bình thường), người bơi lội (trong bể bơi công cộng dùng chất simazin-chất diệt cỏ-để sát trùng nước), người tiêu dùng thực phẩm (thực phẩm có dư lượng thuốc