1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý Thuyết Dược Học: KIM TIỀN THẢO pps

5 253 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 175,36 KB

Nội dung

KIM TIỀN THẢO -Xuất Xứ: Bản Thảo Cương Mục Thập Di. -Tên Khác: Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng, Phật Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đại Kim Tiền Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ Xuyên Đại Kim Tiền Thảo (Trung Dược Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng, Mắt Trâu, Vảy Rồng ( Việt Nam). -Tên Khoa Học: Herba Jinqiancao, Desmodium styracifolium (Osbeck) Merr. -Họ Khoa Học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae). -Mô Tả: Cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông &1 vàng. Hoa tự hình chùm. Tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14-16mmm, chứa 4-5 hạt. -Địa Lý: Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi. -Thu Hái, Sơ Chế: Thu hái vào mùa hè, lúc cay có nhiều lá và hoa. Phơi khô. -Bộ Phận Dùng: Toàn cây. -Bào Chế: Rửa sạch phơi khô, để dùng. -Bảo Quản: Để chỗ kín, tránh ẩm mốc. -Thành Phần Hóa Học: +Trong Kim tiền thảo có: · Loại Herba Glechomae Longitubae: L-Pinocamphone, L-Menthone, L-Pulegone, a-Pinene, Limonene, p-Cymene, Isopinocamphone, Isomenthone, Linalôl, Menthol, a-Terpinol, Ursolic acid, b- Sitosterol, Palmitic, acid, Amino acid, Tannins, Choline, Succinic acid, Potassium nitrate. · Loại Herba Desmodii Styracifolii: Ancloid, Tannin, Flavones, Phenols. · Loại Lysimachiae Christinae: Phenols, Sterols, Flavones, Tannín, Essential oils (Trung Dược Học). -Tác Dụng Dược Lý: +Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích vào chó bị gây mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại. +Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở ống mật, hết vàng da. +Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nước sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc. +Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nước sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g), thường được dùng trị sạn ở mật hoặc đường tiểu. +Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nước sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có 7 cas khỏi, 2 cas có tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma ( Hoạt Huyết Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế. +Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nước cốt Kim tiền thảo tươi trị 13 cas tuyến vú viêm, có kết quả rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3 ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số những cas này không thích ứng với trụ sinh. +Trị quai bị: Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sưng đau để trị 50 cas tuyến mang tai viêm (quai bị), thời gian giảm sưng là 12 giờ. +Trị Phỏng: Đắp Kim tiền thảo trị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt tất cả. (Trung Dược Học). + Quảng Kim tiền thảo có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, nhờ vậy thuốc có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau do mật co thắt, hết vàng da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Loại Lysimachia có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng. Loại Glechoma có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ trực khuẩn mủ xanh (Chinese Herbal Medicine). -Độc Tính: Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20g/kg liên tục trong tuần đối với súc vật thí nghiệm không thấy có tác dụng phụ (Trung Dược Học). -Tính Vị: +Vị ngọt, tính hàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Theo Trung Dược Học: .Loại của Giang Tô: vị đắng, cay, tính mát. .Loại của Quảng Đông: Vị ngọt, nhạt, tính bình. .Loại của Tứ Xuyên: vị hơi mặn, tính bình. +Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Quy Kinh: +Vào kinh Phế, Can, Bàng quang (Trung Dược Học). +Vào kinh Can, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Tác Dụng: +Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm (Trung Dược Học). +Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Chủ Trị: + Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độc (Trung Dược Học). +Trị gan mật kết sỏi, sỏi Thận, tiểu buốt, hoàng đản (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Liều Dùng: 20-40g. -Kiêng Kỵ: +Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: +Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo + Xa tiền thảo tươi, giã nát, cho rượu vào, vắt lấy nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi vào vết thương (Bạch Hổ Đơn - Chúc Thị Hiệu Phương). +Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dược Học). +Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống (Trung Dược Học). +Trị sạn mật: Bệnh viện ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4 cas sạn mật được trị bằng Kim tiền thảo có kết quả tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749). +Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống (Trung Dược Học). +Trị sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống (Trung Dược Học). +Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống (Trung Dược Học). +Trị trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm Tư Khôn đã theo dõi trên 30 cas sau khi uống 1-3 thang thuốc, thấy hết sưng và đau. Đối với trĩ nội và ngoại đều có kết quả như nhau (Tạp chí: Bệnh Hậu Môn Đường Ruột Trung Quốc 1986, 2:48). +Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Tác giả Lý Gia Trân theo dõi 52 cas bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng điển hình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung Y Bắc Kinh Tạp Chí 1985, 1:26). -Tham Khảo: . “Trị chứng nga chưởng phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng nước cốt Kim tiền thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim tiền thảo khứ phong, tán độc do đó, nấu nước Kim tiền thảo mà tắm rửa trị ghẻ lở rấùt thần hiệu ” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). . “Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước trà để tống sỏi ra” (Trung Dược Học). . “Kim tiền thảo có nhiều chủng loại, chia làm 5 loại họ thực vật khác nhau: 1) Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan mật đạt hiệu quả tốt. 2) Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ, bệnh mắt, ghẻ lở. 3) Kim tiền thảo Quảng Đông, thuộc họ Đậu, thường dùng trị bệnh sỏi ở gan mật và Thận. 4) Kim tiền thảo Giang Tây, thuộc họ Hoa tán, thường dùng trị bệnh Thận viêm, sỏi Thận. 5) Kim tiền thảo Giang Tô, thuộc họ Hoa Môi, những năm gần đây phát hiện thấy có thể trị sỏi bàng quang” (Đông Dược Học Thiết Yếu). . Niên Lãnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đại Kim Tiền Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ Xuyên Đại Kim Tiền Thảo (Trung Dược Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng,. phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng nước cốt Kim tiền thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim tiền thảo khứ phong, tán độc do đó, nấu nước Kim tiền thảo mà tắm. Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan mật đạt hiệu quả tốt. 2) Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ, bệnh mắt, ghẻ lở. 3) Kim tiền thảo

Ngày đăng: 13/08/2014, 01:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN