KIM ANH TỬ -Xuất Xứ: Lôi Công Bào Chích Luận. -Tên Khác: -Tên Khoa Học: Rosa laevigata Mich. -Họ Khoa Học: Họ Hoa Hồng (Rosaceae). -Mô Tả: -Địa Lý: -Thu Hái, Sơ Chế: Thu hái vào mùa thu. -Bộ Phận Dùng: Quả. -Bào Chế: +Rửa sạch, bổ ra, bỏ hột và lông rồi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). +Bổ đôi, bỏ vào trong túi vải, xóc, chà cho hết gài, rửa sạch nhanh. Dùng cái nạo nạo cho hết hột và lông trong ruột cho kỹ, sấy khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). -Bảo Quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió. -Thành Phần Hóa Học: Trong Kim anh tử có Saponin, Citric Acid, Mallic acid, Fructose, Sucrose, Tannin, Resin, Vitamin C (Trung Dược Học). -Tác Dụng Dược Lý: +Tác Dụng Giảm Xơ Mỡ: Gây xơ mỡ mạch nơi thỏ bằng chế độ ăn nhiều Cholesterol được điều trị bằng Kim anh tử trong 2-3 tuần. Đa số các cas đều có giảm Cholesterol máu và b- Lipoprotein so với lô đối chứng. Mỡ ở tim và gan cũng như xơ mỡ mạch ở nhóm điều trị ít hơn. +Tác Dụng Kháng Khuẩn: nước sắc Kim anh tử có tác dụng ức chế mạnh in vỉto đối với tụ cầu vàng và E.Coli. Nước sắc thuốc cũng có tác dụng ức chế virut cúm. +Trị tử cung sa: dùng nước sắc Kim anh tử trị 203 cas tử cung sa. Kết quả: 16 cas khỏi, 138 cas có tiến bộ. Hiệu quả cao nhất đối với phụ nữ trẻ tuổi, có đời sống ổn định và không mắc chứng đới hạ (Trung Y Dược). *Nước sắc từ Kim anh trong ống nghiệm bằng phương pháp pha loãng hệ nồng độ, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của virut cúm và trực trùng lỵ. Kim anh còn có tác dụng gây se xoắn và kích thích sự phân tiết của dạ dày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). *Qủa Kim anh có chất Glucosid độ. Cồn chế từ qủa Kim anh với liều 60-70 giọt, có thể gây đờ đẫn với khuynh hướng chóng mặt và giảm hoạt động thần kinh. Nước sắc 5% qủa Kim anh cũng có độc tính. Tiêm 1ml cho 1 con ếch hoặc 1 con chuột sau 1 thời gian ngắn, con vật bị kích thích xuất hiện giật rung, liệt toàn thân, tin ngưng đập ở thì tâm trương, sau đó chết (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). -Tính Vị: +Vị chua, tính ôn, bình, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). +Tính bình. Còn sống thì có vị chua, tính sáp, khi chín có vị ngọt, tính sáp (Cảnh Nhạc Toàn Thư). +Vị chua, tính bình (Trung Dược Học). +Vị chua chát, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Quy Kinh: +Vào kinh túc Thái dương (Bàng quang), túc Thiếu âm (Thận), thủ Dương minh [Đại trường] (Bản Thảo Kinh Sơ). +Vào kinh Bàng quang, Đại trường, Thận (Trung Dược Học). +Vào kinh Bàng quang, Đại trường, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Tác Dụng: +Liệu Tỳ, tả hạ lỵ, chỉ niệu, sáp tinh (Thực Bản Thảo). +Chỉ thổ huyết, nục huyết, sinh tân dịch, thu hư hãn +Sáp tinh, cố trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Chủ Trị: +Trị di tinh do Thận hư, tiểu nhiều, tiêu chảy mạn tính, lỵ kéo dài, băng huyết, đới hạ (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Liều Dùng: 6-20g. -Kiêng Kỵ: +Nhiệt thái quá: không dùng (Trung Dược Học). +Bệnh mới phát sốt, táo kết: không dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). +Có thực hỏa tà nhiệt: cấm dùng. Tiểu không thông, tiêu chảy cấp: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: +Trị tiêu chảy, lỵ, hoạt tinh, di tinh, tiểu nhiều: Kim anh tử, nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 thìa canh lớn, hòa với nước sôi uống (Kim Anh Tử Cao - Nghiệm Phương). +Trị di tinh, hoạt tinh, bạch đới: Kim anh tử + Khiếm thực, lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần uống 6-8g với nước cơm (Thủy Lục Nhị Tiên Đơn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị tử cung sa, trực tràng sa: Kim anh tử 30g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống (Trung Dược Học). -Tham Khảo: “Gọi là Kim Anh vì quả giả của nó giống cái chén màu vàng - Uống Kim anh tử lâu ngày làm cho người ta chịu được lạnh và nhẹ người” (Thực Bản Thảo). “Kim anh tử vị chua kiêm ngọt, Kha tử vị chua kiêm đắng. Tuy nhiên, vị chua của Kha tử không bằng vị chua nồng của Kim anh tử. Vị ngọt của Kim anh tử không nổi bật bằng vị ngọt của Kha tử. Kha tử thiên về củng cố hậu âm, cầm tiêu chảy còn Kim anh tử thiên về củng cố tiền âm, cầm di tinh - Kim anh tử có cái hay là khi còn xanh thì chua chát, khi chín thì ngọt chát, khi sắp chín thì chua mà lại kèm ngọt chát (Đông Dược Học Thiết Yếu). . Trung Dược) . +Trị tử cung sa, trực tràng sa: Kim anh tử 30g, Ngũ vị tử 6g, sắc uống (Trung Dược Học). -Tham Khảo: “Gọi là Kim Anh vì quả giả của nó giống cái chén màu vàng - Uống Kim anh tử lâu. Kim anh tử vị chua kiêm ngọt, Kha tử vị chua kiêm đắng. Tuy nhiên, vị chua của Kha tử không bằng vị chua nồng của Kim anh tử. Vị ngọt của Kim anh tử không nổi bật bằng vị ngọt của Kha tử. . tinh, tiểu nhiều: Kim anh tử, nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 thìa canh lớn, hòa với nước sôi uống (Kim Anh Tử Cao - Nghiệm Phương). +Trị di tinh, hoạt tinh, bạch đới: Kim anh tử + Khiếm thực,