1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý Thuyết Dược Học: HUYỀN SÂM pptx

8 187 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 219,34 KB

Nội dung

HUYỀN SÂM Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Hán Việt khác: Trọng đài (Bản Kinh), Chính mã, Huyền đài, Lộc trường, Qủi tàng, Đoan (Ngô Phổ Bản Thảo), Hàm (Biệt Lục), Trục mã (Dược Tính Luận), Phức thảo (Khai Bảo Bản Thảo), Dã chi ma (Bản Thảo Cương Mục), Hắc sâm (Ngự Dược Viện), Nguyên sâm (Bản Thảo Thông Huyền), Sơn ma, Dã chi ma, Năng tiêu thảo, Lăng tiêu thảo, Huyền vũ tinh, Lộc dương sinh (Hòa Hán Dược Khảo), Đại nguyên sâm, Hắc nguyên sâm, Ô nguyên sâm, Khuê giác sâm, Trần nguyên sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sơn đương quy (Hồ Nam Dược Vật Chí), Thủy la bặc (Triết Giang Trung Dược Chí). Tên khoa học: Scrophularia kakudensis Franch. Họ khoa học: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae). Mô tả: Loài cây thân thảo, sống nhiều năm, thân cây vuông cao độ 1,7-2,3m, lá màu tím xanh. Lá mọc đối có cuống hình trứng dài, đầu nhọn vát, rìa lá có răng cưa, màu xanh nhạt. Cây ra hoa mùa hè. Hoa tự xếp thành hình chùy tròn, ống tràng hoa hình chén, cánh hình môi, chia làm 5 thùy, màu tím xám dài ngắn, 5 thùy. Quả bế đôi hình trứng. Hạt nhỏ bé, nhiều hạt màu đen, rễ to mập nhưng hơi cong, dài độ 10-20cm, giữa rễ củ phình lớn, hai đầu củ hơi thon, nói chung mỗi gốc có 4-5 củ mọc thành chùm, lúc tươi vỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, sau khi chế biến vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo. Địa lý: Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Xuyên huyền sâm” hay “Thổ Huyền sâm” thường trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm thì thu hoặch. Chủ yếu phân bố ở Đạt Huyện, Ôn Giang, Vạn Huyện, Bồi Lăng. Huyền sâm xản xuất ở tỉnh Triết Giang thuộc loại Quảng huyền sâm, trồng vào đầu năm thu hoạch vào cuối năm, phân bố ở các huyện Đông Dương, Tiêu cư. Loại này sản xuất ở các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu, Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở các tỉnh trên ngoài việc trồng trọt ra, còn có khai thác cây mọc hoang dại. Huyền sâm mới di thực vào nước ta, trồng ở đồng bằng hay miền núi đều cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Ở đồng bằng gieo trồng tháng 10-11, ở miền núi tháng 2- 3. Cây ưa đất pha cát nhiều chất mùn, màu mỡ, thoát nước tốt. Có thể gieo thẳng hoặc trồng bằng mầm non sau khi thu hoạch nhưng thông thường là gieo thẳng. Ngâm hạt với nước ấm, trong 4 giờ, vớt ra để ráo, trộn với đất bột để gieo. Gieo xong tưới nước phủ rơm rạ. Thu hái, sơ chế: Vào vụ, ở đồng bằng thu hoạch vào tháng 7-8, miền núi tháng 10-11, năm thứ 2 sau khi trồng, lúc cây đã tàn lụi thì thu hoạch, lúc thu hoạch thì dùng cuốc đào, nắm lấy gốc cây rũ lấy củ, ngắt bẻ lấy củ để chế biến. Nếu cần lấy đầu chồi hoặc đầu củ để làm giống, cũng cần kết hợp chọn lúc này. a) Phương pháp sơ chế Thổ huyền sâm: Sau khi thu hoạch đem đi rửa ngay đưa lên gìan sấy, sấy cho tới lúc khô được một nửa thì đem ra chất đống 2-3 ngày, bên trên có phủ kín cỏ rạ làm cho ruột củ biến thành màu đen, nước bên trong thấm thấu ra ngoài, lại đem ra sấy, sấy cho tới lúc khô 9 phần, bỏ vào trong xảo, lắc đi lắc lại cho củ rễ và đất cát rơi xuống hết, sau đó phân loại đem bán. b) Phương pháp chế biến Huyền sâm Triết Giang. Sau khi thu hoạch về, đem phơi nắng ngay, lúc phơi khô được một nửa, đem chất đống 2-3 ngày, sau đó lại đem phơi, qua độ 40 ngày thì khô kiệt, nếu trường hợp bị mưa thì cũng có thể dùng lửa sấy. Dù là sấy hay phơi khô, điền cần phải chú ý không được làm cho rỗng ruột. Nếu phải dùng lửa sấy thì cần phải chú ý đặc biệt đến lửa sấy, nhất thiết không được quá to lửa, để tránh khô giòn rỗng ruột. Phần dùng làm thuốc: Rễ. Mô tả dược liệu: Rễ vẫn gọi là củ khô, hình trụ, chính giữa phình lớn, phía dưới thuôn nhỏ lần, ở phía trước gốc có cổ hẹp lại, phía trên có nuốm phình lớn, rễ dài từ 12-15cm, rộng chừng 21mm, 25mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu đất, có nếp nhăn sâu rõ ràng và các bì khổng dài ngang màu đất sét, nếp nhăn nằm ngang tương đối ít, có khi cũng có thể thấy sẹo của nhánh rễ bị đứt ngang, chất cứng dẻo, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang mềm màu đen nhiều thịt, đầu ướt như keo khói đèn hoặc Thục địa, ở chính giữa hơi biểu hiện dạng xơ, phía ngoài cùng có lớp bần mỏng, phía trong có nhiều vân tỏa ra (bó libe gỗ). Bột màu đen, nhạt, vị hơi ngọt mặn. Bào chế: 1- Đào củ về rửa sạch, lót cỏ lác, xếp củ vào chỗ đồ lên cho chín, phơi khô dùng (Lôi Công). 2- Rửa sạch, ủ mềm, xắt lát phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bảo quản: Dễ mốc trắng, để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống. Hay đem phơi nắng. Thành phần hóa học: + L-Asparagine, Oleic acid, Linoleic acid, Stearic acid (Trung Dược Học). + Harpagide, Harpagoside, Ningpoenin (Kitagawa I và cộng sự, Chem Pharm Bull 1967, 15: 1254). + Aucubin, 6-O-Methylcatalpol (Qian Jing Fang và cộng sự, Phytochemistry 1992, 31 (3): 905). + Asparagine (Lâm Khải Thọ, Trung Thảo Dược thành Phần Hóa Học, Bắc Kinh Khoa Học Xuất Bản 1977: 25). Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co mạch (Chinese Herbal Medicine). + Nước sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt (Trung Dược Học). + Nước sắc Huyền sâm có tác dụng cường tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Nước sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981 (1): 11). + Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn (Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn Báo Cáo 1936, 3 (1): 1). + Nước sắc Huyền sâm có tác dụng hạ hiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62: 9631). Tính vị: + Vị đắng, tính hơi hàn (Bản Kinh). + Vị hơi đắng, hơi mặn lẫn ngọt, tính mát (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vị đắng, mặn, tính hàn (Trung Dược Học). + Vị đắng, mặn, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh túc Thiếu âm Thận (Dược Loại Pháp Tượng). + Vào kinh Tâm, Phế, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). + Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Bản Thảo Tân Biên). + Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Phế, Thận (Trung Dược Học). + Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng: + Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).+ Tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, giải độc. Trị nhiệt bệnh, phiền khát, phát ban, nóng trong xương, đêm nằm không yên, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam, họng sưng đau, phù thũng, lao hạch (Trung Dược Đại Từ Điển). + Thanh Thận hỏa, tư âm, tăng dịch. Trị âm hư, bạch hầu, họng sưng đau, ôn dịch độc, ban sởi, giải ôn tà thời khí, trừ phiền nhiệt, bứt rứt (Đông Dược Học Thiết Yếu). Kiêng kỵ: + Tỳ vị có thấp, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học). + Huyết thiếu, mắt mờ, đình ẩm, hàn nhiệt, chi mãn, huyết hư, bụng đau, tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học). + Kỵ Hoàng kỳ, Can khương, Đại táo, Sơn thù. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Âm hư mà không có nhiệt, hoặc âm hư kèm tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Tỳ Vị có thấp, Tỳ hư kèm tiêu chảy: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Liều dùng: 12 – 20g Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị các loại độc do rò: Huyền sâm ngâm rượu uống hàng ngày (Khai Bảo Bản Thảo). + Trị loa lịch lâu năm: Huyền sâm sống, gĩa nát, đắp, 2 ngày thay một lần (Quảng Lợi Phương). + Trị gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt: Huyền sâm tán bột, lấy nước cơm nấu gan Heo chấm ăn hàng ngày (Tế Cấp Phương). + Trị họng sưng, phát ban: Huyền sâm, Thăng ma, Cam thảo, mỗi thứ 20g, sắc với 3 chén nước còn 1 chén rưỡi, uống nóng (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Nam Dương Hoạt Nhân Thư Phương). + Trị họng sưng, họng nghẹn: Huyền sâm, Thử niêm tử, nửa sao, nửa để sống, mỗi thứ 40g, tán bột uống (Thánh Huệ Phương). + Trị trong mũi lở: Dùng bột Huyền sâm bôi vào hoặc lấy nước tẩm với thuốc cho mềm, nhét vào mũi (Vệ Sinh Dị Giản Phương). + Trị nhiệt tích ở tam tiêu: Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi thứ 40g, tán bột, Luyện mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30-40 viên với nước, trẻ con viên lớn bằng hạt gạo (Đan Khê Tâm Pháp). + Trị tiểu trường sán khí (thoái vị): Hắc sâm, tướt nhỏ, sao, tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g với rượu lúc bụng đói, mồ hôi ra là đạt hiệu quả (Tập Hiệu Phương). + Trị thương hàn mà đã dùng phép phát hãn, phép thổ mà độc khí không giảm, biểu hư, lý thực, nhiệt phát ra bên ngoài làm cho toàn cơ thể phát ban, phiền táo, nói sảng, họng sưng đau: Chích thảo 20g, Huyền sâm 20g, Thăng ma 20g, Chặt nhỏ thuốc ra. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, bỏ bã, uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư). + Trị sốt cao, mất nước, táo bón: Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Sinh địa 12g. Sắc uống (Huyền Sâm Thang – Sổ Tay 540 Bài Thuốc Đông Y). + Phòng chứng đậu: Huyền sâm 200g, Dùng chầy gỗ, gĩa nhỏ, phơi khô, tán bột. Thỏ ty tử 400g, rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ trộn với đường làm hoàn. Ngày uống 6 - 8g với nước đường (Huyền Thỏ Đơn – Mộng Trung Giác Đậu). + Trị họng sưng đau sau khi đậu mọc: Bạch thược 4g, Bồ hoàng 2g, Cam thảo 2g, Chi tử 2g, Đơn bì 2g, Huyền sâm 2g, Sinh địa 2g, Thăng ma 2g, Sắc uống (Huyền Sâm Địa Hoàng Thang – Mộng Trung Giác Đậu). + Trị lao: Huyền sâm 480g, Cam tùng 180g, tán bột. Luyện với 480g mật ong, trộn đều, bỏ vào hũ, bịt kín, chôn dưới đất 10 ngày xong lấy ra. Lại dùng tro luyện với mật, cho vào cả trong bình, đậy lại, ủ kín thêm 5 ngày nữa, lấy ra đốt cháy, cho người bệnh ngửi (Kinh Nghiệm Phương). + Trị động mạch viêm tắc: Huyền sâm, Đương quy, Kim ngân hoa, Cam thảo (Tứ Diệu Dũng An Thang – Nghiệm Phương Tân Biên). + Sáng mắt: Huyền sâm cùng với Địa hoàng, Cam cúc hoa, Bạch tật lê, Câu kỷ tử, Sài hồ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị loa lịch: Huyền sâm cùng với Bối mẫu, Liên kiều, Cam thảo, Qua lâu căn, Bạc hà, Hạ khô thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị thương hàn dương độc, sau khi sốt ra mồ hôi, độc uất kết không tan ra, ngột dưới tim, buồn bực không ngủ, tâm thần điên đảo muốn chết: Huyền sâm, Tri mẫu, Mạch môn đông các vị bằng nhau sắc uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị họng sưng, thanh quản viêm: Huyền sâm: Ngưu bàng tử, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị bạch hầu: Huyền sâm 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 12g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 8g, Đơn bì 12g, Bạch thược 16g, Bạc hà 2g, sắc uống (Dưỡng Âm Thanh Phế Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị sốt cao tổn thương âm dịch, nóng nảy bứt rứt, khát, cũng có thể dùng trong chứng bại huyết, tinh hồng nhiệt, viêm quầng phát tán, phát sởi, hoặc nóng nảy trong ngực, hôn mê: Huyền sâm 20g, Tê giác 4g, Sinh địa 24g, Trúc diệp tâm 12g, Đan sâm 16g, Mạch môn đông 12g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Hoàng liên 4g. Sắc uống (Thanh Dinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị cơ thể suy nhước ăn ít do lao phổi, ho sốt: Huyền sâm 20g, Sơn dược 40g, Bạch truật 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kê nội kim 8g. Sắc uống (Tư Sinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị ban sởi: Hóa Ban Thang thêm Huyền sâm 12g, Tê giác 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị phát ban, họng sưng Huyền sâm 16g, Thăng ma 12g, Cam thảo 8g. Sắc uống (Huyền Sâm Thăng Ma Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị lao hạch lâm ba (chưa vỡ mủ), hạch lâm ba viêm: Huyền sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Bối mẫu 8g, Liên kiều 16g, Hạ khô thảo 12g, sắc uống (Tiêu Lịch Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị da tay tróc: Huyền sâm 30g, Sinh địa 30g. ngâm uống như uống nước trà, có kết quả tốt (Khang Đức Lương, ‘Dùng Huyền Sâm Trị 50 ca Tróc Da Ngón Tay’ (Bắc Kinh Y Học Viện Học Báo 1959, (1): 52). Tham khảo: + Huyền sâm chủ về các bệnh sản nhũ với sản hậu thoát huyết, thì âm suy mà hỏa vô sở chế, chữa bằng hàn lương, đã e rằng tổn thương bên trong, mà cộng thêm bổ mạnh, lại e không thu nhận được, chỉ có Nguyên sâm thanh (mát) mà hơi ghé bổ, vì vậy Huyền sâm là thuốc chính trong sản hậu (Bản Thảo Kinh Độc). + Huyền sâm, Huyền (đen) là màu sắc thủy của thiên (trời), Sâm là nghĩa là tham gia. Rễ đặc, tất cả đều màu đen, vị đắng khí hàn, bẩm tinh của Thiếu âm hàn thủy, trên thông với Phế nên hơi có mùi tanh. Chủ trị hàn nhiệt tích tụ trong bụng. Trên giao với Phế thì thủy thiên nhất khí luân chuyển trên dưới, mà khối tích tụ hàn nhiệt trong bụng tự tan. Các bệnh ở vú, sản hậu ở phụ nữ, do sanh đẻ mà nội tạng hư yếu, bệnh về vú là trung tiêu bất túc. Tuy có bệnh tật ắt phải bổ thận hòa trung, Huyền sâm là tinh tư thận, trợ trấp (nước) của trung tiêu nên có thể chữa được. Hơn nữa, bổ Thận khí, làm cho người ra sáng mắt vậy. Là trung phẩm trong chữa bệnh thì không nên dùng lâu (Bản Thảo Sùng Nguyên). + Huyền sâm thanh kim bổ thủy, phàm chứng nhọt lở nóng đau, ngực đầy, phiền khát, nước tiểu đỏ, tiểu khó, các chứng tiểu bí dùng Huyền sâm đều rất hay. Thanh phế nhiệt thì dùng với Trần bì, Hạnh nhân. Lợi tiểu thì dùng chung với Phục linh, Trạch tả, trong nhẹ phơi phới, là thuốc tốt nhất không làm hàn lạnh trúng khí (Ngọc Thu Dược Giải). + Huyền sâm sắc đen, thuộc thủy có tính nhuận hạ, vốn vị mặn, đắng, khí hàn, là thuốc của kinh Túc thiếu âm, giống như Địa hoàng công hiệu cũng là bổ thận, mà Huyền sâm chủ về âm khí, còn Địa hoàng tráng thủy để chế hỏa; Huyền sâm thì quản lĩnh các khí, tất cả hỏa phù du, hoặc viêm hoặc tụ, có khả năng làm cho thanh (mát) và tan đi. Công năng bổ thận của nó là bổ hiện tượng cơ thể lúc thận khí mới hình thành, không phải bổ hình chất tàng (chứa) trong tạng Thận. Phàm bệnh vốn từ nhiệt mà khí hóa, có thể dẫn đến phần chí âm của nó vào nơi phần khí, nên khí bởi nhiệt kết, bất kể thượng hạ, không chia hư thực, tùy chủ hay phụ, đều có thể dùng phép thanh. Phàm đúng là tà khí, trừ tà khí không thể trị cậy vào đấy, mà với khí âm của Huyền sâm, cùng khí hóa nơi tà khí. Hư là chiùnh khí hư, bổ chiùnh khí cũng không thể chỉ nhờ vậy mà với âm khí của Huyền sâm kiêm trợ khí nơi chiùnh khí vậy. Khả năng của Huyền sâm là như thế, người dùng nên liệu sở trường của nó mà sử dụng (Bản Thảo Thuật Câu Nguyên). + Huyền sâm mầu đen, vị mặn, cho nên hay chạy vào kinh Thận, người xưa thường dùng để trị chứng hỏa ở thượng tiêu, chính vì cho là thủy không thắng được hỏa, hỏa bốc lên. Làm mạnh thủy để chế bớt hư hỏa bốc lên nhưng vì tính của Huyền sâm vốn hàn, hoạt, tạm thời trị hỏa hữu dư thì dùng được. Còn muốn giữ vững căn bản tư bổ thận thủy thì phải trọng dụng Thục địa mà không cần dùng đến Huyền sâm (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Địa hoàng và Huyền sâm đều có tác dụng bổ thận nhưng Địa hoàng vị ngọt còn Huyền sâm vị đắng. Huyền sâm thiên về trừ hỏa bốc lên thượng tiêu, làm cho hỏa tạm thời ổn định, Địa hoàng thiên về tư bổ thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Phân biệt: Hiện nay Huyền sâm được chia ra 2 loại: loại Thổ Huyền sâm, và loại Quảng Huyền sâm, ngoài ra còn có một loại Huyền sâm mọc hoang (Dã Huyền sâm). 1- Quảng huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) là cây thân cỏ sống lâu năm. Mặt sau lá và trên cây non có lông ngắn mọc chi chít, thân cây hình vuông, cao độ 1-1,7m. Lá mọc đối, có cuống, hình trứng hẹp, đầu nhọn, có cuống rộng hơn cuống lá Thổ huyền sâm mép lá có răng cưa đều đặn, lá cũng dầy hơn lá Thổ huyền sâm. Về mùa hè cây ra hoa, tụ họp thành chùy trìn, phần ống tràng giống như chiếc tách, rìa cánh hình môi, màu tím đỏ, 4 nhị đực, 1 nhị cái. Quả bế đôi nhỏ, hình trứng. Rễ củ tương đối to mập, hình búa, vỏ màu nâu xám ruột trắng sau khi chế biến khô thì tự trở thành màu nâu đen. 2- Dã huyền sâm (Scrophularia oilhami Oliv) về hình thái thì rất giống cây Quảng huyền sâm, chỉ khác là đuôi lá của loài này nhọn nhỏ, mặt phẳng nhẵn, thân không có lông, hoa tự dạng bông dài nhỏ, tràng màu vàng xanh nhạt, củ gầy gò, mọc hoang dại ở vùng Đông Bắc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc (Danh Từ Dược Vị Đông Y). . thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Phân biệt: Hiện nay Huyền sâm được chia ra 2 loại: loại Thổ Huyền sâm, và loại Quảng Huyền sâm, ngoài ra còn có một loại Huyền sâm mọc hoang (Dã Huyền sâm) . 1-. Hắc sâm (Ngự Dược Viện), Nguyên sâm (Bản Thảo Thông Huyền) , Sơn ma, Dã chi ma, Năng tiêu thảo, Lăng tiêu thảo, Huyền vũ tinh, Lộc dương sinh (Hòa Hán Dược Khảo), Đại nguyên sâm, Hắc nguyên sâm, . vỏ ngoài màu nâu nhạt bên trong màu đen, mềm dẻo. Địa lý: Huyền sâm sản xuất ở tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Xuyên huyền sâm hay “Thổ Huyền sâm thường trồng vào đầu mùa hạ, đến mùa thu sang năm

Ngày đăng: 13/08/2014, 01:22