1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến tranh Bảy năm doc

30 542 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chiến tranh Bảy năm Tướng Wolfe hy sinh (1771), họa phẩm của Benjamin West, về trận bình nguyên Abraham. . Thời gian 1756 – 1763 Địa điểm Châu Âu, châu Phi, Ấn Độ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, các đảo Philippines Kết quả Nư ớc Anh, nước Phổ và liên minh chiến thắng [1] Hiệp định Sankt-Peterburg Hiệp định Hamburg Hiệp định Paris Hiệp định Hubertusburg Thay đổi lãnh thổ Vương quốc Phổ giữ vững toàn bộ tỉnh Silesia. [1] Vương quốc Anh sáp nhập Canada, Bengal và Florida. Pháp nhượng Louisiana cho Tây Ban Nha. Tham chiến Phổ Liên hiệp Anh Hanover Iroquois Confederacy Brunswick- Wolfenbüttel Portugal Hesse-Kassel Schaumburg- Lippe Pháp Họ Habsburg Đế quốc Nga Tây Ban Nha Thụy Điển Electorate of Saxony Chỉ huy Friedrich II Đại Đế Hoàng tử Heinrich Friedrich von Seydlitz Hans von Lehwaldt August Wilhelm, Công tước xứ Brunswick-Bevern William Pitt Hầu tước của Granby Robert Clive Công tước Brunswick Bá tước của Lippe Louis XV Charles de Rohan Duc d'Estrées Maria Theresia Count von Daun Franz Moritz von Lacy Charles Alexander xứ Lorraine Ernst von Laudon Elizaveta William Fermor Pyotr Saltykov Stepan Fedorovich Apraksin Alexander Buturlin Frederick Augustus II . Chiến tranh Bảy năm (1754 và 1756–1763) là cuộc chiến xảy ra giữa hai liên quân gồm có Vương quốc Anh, Vương quốc Phổ và Vương quốc Hanover ở một phía và Pháp, Áo, Nga, Thụy Điển và Vương quốc Saxony ở phía kia. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sau này cũng bị cuốn vào chiến tranh, trong khi một lực lượng của nước trung lập Hà Lan bị tấn công tại Ấn Độ. Cũng như cuộc chiến tranh Kế vị Áo (1740 - 1748) trước đó, cuộc chiến tranh Bảy năm là cuộc chiến giữa vị lãnh tụ quân sự vĩ đại của nước Phổ - vua Friedrich II Đại Đế - và kình địch của ông ta là Nữ hoàng Áo Maria Theresia. [2] Tại Bắc Mỹ, cuộc chiến được gọi là Chiến tranh Pháp và người Da đỏ. Nhiều người thổ dân tại Bắc Mỹ đã theo phía Pháp. Chiến tranh bắt đầu ở châu Âu năm 1756 với việc quân Pháp vây hãm Minorca thuộc Anh ở Địa Trung Hải và vua Friedrich II Đại Đế chinh phạt xứ Sachsen ở châu Âu lục địa. Mặc dù là chiến trường chính, các trận đánh đẫm máu ở châu Âu không mang lại thay đổi gì đáng kể so với tình trạng trước chiến tranh. Tuy nhiên, ý nghĩa của cuộc chiến tranh này là nhà vua nước Phổ đã giữ vững quyền kiểm soát tỉnh Silesia của ông ta, và đưa Vương quốc Phổ trở thành một quốc gia hùng mạnh ở miền Bắc Đức. [2] Trong khi đó, kết quả cuộc chiến ở châu Á và châu Mỹ làm thay đổi sâu sắc những khu vực này trong giai đoạn sau đó. Những thỏa thuận trong Hiệp ước Paris 1763 kết thúc vị trí cường quốc thuộc địa của Pháp ở châu Mỹ. Pháp mất các vùng đất ở Bắc Mỹ về phía đông sông Mississipi và nhiều vùng khác ở Canada, cộng thêm các đảo ở Tây Ấn. Anh Quốc củng cố các vùng đất thuộc địa ở Ấn Độ và Bắc Mỹ, trở thành cường quốc thực dân hàng đầu thế giới. Với quy mô toàn cầu, một số nhà sử học gọi Chiến tranh Bảy năm là cuộc "Chiến tranh thế giới lần đầu tiên". Từ 900.000 tới 1.400.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến và nhiều thay đổi quan trọng với cán cân quyền lực cũng như phân bố lãnh thổ đã diễn ra. Mục lục [ẩn]  1 Tên gọi  2 Bối cảnh  3 Mặt trận châu Âu o 3.1 Năm 1756 o 3.2 Năm 1757 o 3.3 Năm 1758 o 3.4 Năm 1759 o 3.5 Năm 1760 o 3.6 Năm 1761 o 3.7 Toàn dân Phổ cùng vùng lên chiến đấu o 3.8 Năm 1762  4 Hậu quả  5 Các trận đánh  6 Chú thích  7 Tài liệu tham khảo  8 Đọc thêm  9 Liên kết ngoài [ ] Tên gọi Ở Canada, Pháp và Anh, Cuộc chiến Bảy năm dùng để chi cuộc xung đột ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á kéo dài bảy năm từ 1756 tới 1763, Tại Mỹ, khi chiến tranh bùng nổ năm 1754, cuộc chiến được gọi dưới tên Chiến tranh Pháp và da đỏ Nhiều học giả và nhà sử học ở Mỹ, như Fred Anderson, không gọi như thế mà cũng sử dụng tên gọi Chiến tranh Bảy năm. Ở Quebec, cuộc chiến được gọi là La Guerre de la Conquête, có nghĩa là chiến tranh chinh phạt. Ở Ấn Độ, đó là Chiến tranh Carnatic lần thứ ba. Cuộc chiến giữa riêng Phổ và Áo được gọi là Chiến tranh Silesia lần thứ ba. Winston Churchill gọi đây là cuộc "Chiến tranh thế giới lần đầu tiên", bởi nó là xung đột vũ trang đầu tiên của con người diễn ra trên quy mô toàn cầu, dù chiến trường chính là châu Âu và một số vùng đất thuộc địa. Do một phần cuộc chiến là cuộc đối đầu giữa Anh và Pháp, Chiến tranh Bảy năm cũng là phần quan trọng nhất của Chiến tranh Trăm năm lần thứ hai vào thế kỷ 18. [ ] Bối cảnh Vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế (1712 - 1786). Cuộc chiến thường được cho là tiếp nối của Chiến tranh kế vị Áo kéo dài từ 1740 đến 1748, trong đó vua nước Phổ là Friedrich II, hay Frederick Đại đế, giành được tỉnh giàu có Silesia từ Áo. Nữ hoàng Maria Theresa của Áo ký Hiệp ước Aix-la- Chapelle chỉ để hoãn binh và có thêm thời gian xây dựng lực lượng và liên minh mới. Bản đồ chính trị châu Âu được vẽ lại chỉ trong vài năm sau khi Áo chấm dứt mối liên mình kéo dài 25 năm với Anh. Trong cuộc Cách mạng Ngoại giao năm 1756, những kẻ thù hàng thế kỷ của nhau, Pháp, Áo và Nga, bắt tay thành lập một liên minh chống Phổ. Quân đội Áo tỏ ra hoàn toàn lép vế so với hệ thống quân sự của nước Phổ trong cuộc chiến trước đó. Maria Theresa, với kiến thức quân sự có thể làm nhiều vị tướng của bà phải hổ thẹn, đã thúc đẩy không ngừng nghỉ việc cải cách quân đội. Bà đặc biệt nhấn mạnh phúc lợi cho binh lính, điều giúp bà giành được sự ủng hộ chắc chắn từ quân đội. Quân Áo đã hứng chịu những thất bại quân sự thảm hại trước quân Phổ trong cuộc chiến 1740-1748 và rất không hài lòng vì những hỗ trợ hết sức dè dặt và hạn chế từ đồng minh Anh. Họ quay sang phía Pháp như đồng minh duy nhất có thể giúp Áo lấy lại vùng Silesia và ngăn chặn sự bành trướng của Vương quốc Phổ. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến chiến tranh là cuộc tranh giành thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt giữa Anh và Pháp ở hai lục địa châu Á và Bắc Mỹ. Công cuộc xâm lấn thuộc địa của hai cường quốc thực dân này gặp nhau ở Ohio, nơi mà cả hai đều coi là vị trí chiến lược trong việc bành trướng ở Bắc Mỹ. Trên thực tế, chiến tranh đã diễn ra từ năm 1754 giữa Anh và Pháp trên đất Mỹ, dù ở châu Âu tình trạng hòa bình mong manh vẫn được duy trì. [ ] Mặt trận châu Âu Trên mặt trận châu Âu, trong những năm đầu Quân đội Phổ đại thắng. Dù Quốc vương Frieidrich II Đại Đế bị bao vây dữ dội, ông hành quân cùng quân nhu một cách tài tình đến đánh từng đội quân một của liên quân chống Phổ, tiêu diệt mọi hiểm họa. Tuy nhiên, vào năm 1759, ông chịu áp lực nặng nề ở khắp nơi trên toàn Vương quốc Phổ và phải chịu một số thất bại. Tuy nhiên, liên quân chống Phổ cũng chịu tổn thất nặng nề, và ông vẫn giữ vững Vương quốc Phổ, vẫn đẩy lui hiểm họa, và tiếp tục giành thêm những chiến thắng cho đến khi kẻ thù của ông là Nữ hoàng Nga qua đời, giúp ông có thể ký Hòa ước với người kế thừa của bà ta. Khi nước Phổ không còn bị đe dọa ở phía Đông nữa, ông tiếp tục giành thắng lợi trong vài trận đánh cuối cùng ở phía Tây. Cuối cùng, ông giữ vững được tỉnh Silesia. Cuộc chiến tranh Bảy năm đã thể hiện rõ rệt thiên tài quân sự của vua Friedrich II Đại Đế: ông bảo vệ được đất nước trong cuộc chiến tranh chống lại một liên quân hùng mạnh. [2] [ ] Năm 1756 Khi vua Phổ Friedrich II Đại Đế đánh quân Sachsen tại Pirna, vào ngày 1 tháng 10 năm 1756, ông ta kéo 24.000 quân Phổ tấn công đội quân Áo đông đảo hơn của Thống chế Brown. Khi ấy, Thống chế Brown đang kéo quân đến cứu vãn xứ Sachsen, và ông ta phải rút quân sau mộ trận đánh khốc liệt tại Lobositz, Quân đội Phổ giành chiến thắng. Cả hai phe đều mất khoảng 3.000 binh sĩ. Tuy nhiên, chiến thắng này có ý nghĩa lớn lao đối với nhà vua nước Phổ, 17.000 quân Sachsen và 80 hỏa pháo đầu hàng Quân đội Phổ. [2] [ ] Năm 1757 Tuy nhiên, trước năm 1757 chiến tranh chưa chính thức bắt đầu. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1757, nữ hoàng Áo là Maria Theresia tuyên chiến với Đại đế Friedrich II. [3][4] Từ xứ Sachsen, ông bèn xua quân chinh phạt xứ Bohemia vào tháng 4 năm 1757, nhằm "phát động một chiến dịch quyết định diệt sạch Quân đội Áo và khiến họ không có khả năng tham gia chiến tranh nữa". [5] Cùng năm đó, quân Phổ đánh bại quân Áo tại Reichenbach, và quân Pháp xâm lược xứ Westphalia. Vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh Quân đội Phổ tiến đánh Vương công Charles xứ Lorraine và Thống chế Browne - những tướng Áo đang phòng thủ kiên cố trên núi Moldau trước kinh thành Praha. [6] Và, ông tấn công Vương công Charles tại thành Praha vào ngày 6 tháng 5 năm 1757. Trận chiến khốc liệt diễn ra từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối, đã đem lại chiến thắng cho Quân đội Phổ, [6] cùng 4.500 tù binh Áo. [7] Thống chế Browne - thống lĩnh đạo quân tiếp viện cho Quân đội Áo - bại trận tử vong. [6] Sau chiến thắng đó, vào ngày 29 tháng 5, Quân đội Phổ bắn phá kinh thành Praha. [8] Nhưng đến ngày 18 tháng 6 cùng năm, 30.000 quân Phổ của Đại Đế Friedrich II bị 50.000 quân Áo đập tan tác tại Kolin, [9] mất 14.000 binh sĩ. [10] Trong trận chiến này Quốc vương đã sáu lần thúc dục quân sĩ tiến công, và khi họ rút lui, ông quát tháo: [11] “ Hỡi ba quân, các Ngươi muốn sống hay chết thế? ” —Friedrich Đại đế Đài kỷ niệm Đại đế Friedrich II tại Friedrichshagen. Và ông đã tập hợp với Quân đội Phổ để thân chinh chém giặc. Ông nhanh chóng tiến đến, nhưng một người Anh khuyên ông: "Muôn tâu Thánh thượng, chẳn lẽ Người muốn đơn phương độc mã lao vào đâm chém đạo quân kia sao?", do đó ông rút lui. [11] Trong cuộc chiến năm 1757, một trung thần quả cảm của nhà vua là Schwerin tử trận; [12] ông đã chú ý đến Friedrich Wilhelm Freiherr von Seydlitz (1721 – 1773), do vị tướng ấy khéo léo và quả quyết trong việc chỉ huy Kỵ binh Phổ. Sau trận chiến này, ông phong von Seydlitz làm Trung tướng. [13] Còn tướng chỉ huy quân cánh trái là Vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau - từng lập chiến công tại Hohenfriedberg - thì bị thất sủng. [14] Sau chiến bại tại Kolin, Quân đội Phổ không còn đủ sức để tiếp tục cuộc vây hãm thành Praha, [15] khiến nhà vua mất hết những gì mà ông chiếm được trước đó, [16] phải rút khỏi xứ Bohemia và tiến về tỉnh Silesia. [17][18] Đêm sau trận, ông đau buồn ngồi trước một con suối, và dùng gây vẽ hình người trên bãi cát. Thậm chí, nhà vua còn phải nghe một tin hết sức đau buồn: Thái hậu Sophia Dorothea qua đời. [11] Nữ hoàng Nga là Elizaveta Petrovna đứng về phe đối lập với Friedrich II Đại đế. [19] Bà lo sợ ông sẽ tranh giành Ba Lan với nước Nga, [20] theo ghi nhận của nhà [...]... quốc Phổ và Đế quốc Áo đã diễn ra tại lâu đài Hubertusburg của xứ Sachsen Qua những cuộc tranh luận, Đại Đế Friedrich II giữ vững được toàn bộ những vùng đất mà ông đã chiếm được trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo Vào ngày 15 tháng 2 năm 1763, cuộc chiến tranh Bảy năm kết thúc: Trong suốt bảy năm qua, Quân đội Phổ đã chiến đấu chống liên quân ba liệt cường quân sự Nga - Áo - Pháp và giữ vững đất nước, giờ... tháng 11 năm 1757  Trận đánh Leuthen: 5 tháng 12 năm 1757  Trận đánh Cuddalore: 29 tháng 4 năm 1758  Trận đánh Domstadtl: 30 tháng 6 năm 1758  Trận đánh Carillon: 7 tháng 7 – 8 tháng 7 năm 1758  Trận đánh Negapatam: 3 tháng 8 năm 1758  Trận đánh Zorndorf: 25 tháng 8 năm 1758  Trận đánh Hochkirk: 14 tháng 8 năm 1758  Trận đánh Bergen: 13 tháng 4 năm 1759  Trận đánh Kay: 23 tháng 7 năm 1759... Reichenberg: 21 tháng 4 năm 1757  Trận đánh Prague: 6 tháng 5 năm 1757  Trận đánh Kolín: 18 tháng 6 năm 1757  Trận đánh Plassey: 23 tháng 6 năm 1757  Trận đánh Hastenbeck: 26 tháng 7 năm 1757  Trận đánh Pháo đài William Henry: 3 tháng 8 – 8 tháng 8 năm 1757  Trận đánh Gross-Jagersdorf: 30 tháng 8 năm 1757  Trận đánh Moys: 7 tháng 9 năm 1757  Trận đánh Rossbach: 5 tháng 11 năm 1757  Trận đánh... tháng 8 năm 1759  Trận đánh Kunersdorf: 12 tháng 8 năm 1759  Trận đánh Lagos: 19 tháng 8 năm 1759  Trận đánh Pondicherry: 10 tháng 9 năm 1759  Trận đánh Québec, cũng được gọi Trận đánh Đồng bằng Abraham: 13 tháng 9 năm 1759  Trận đánh Hoyerswerda: 25 tháng 9 năm 1759  Trận đánh Vịnh Quiberon: 20 tháng 11 năm 1759  Trận đánh Maxen: 21 tháng 11 năm 1759  Trận đánh Meissen: 4 tháng 12 năm 1759... Landshut: 23 tháng 6 năm 1760  Trận đánh Warburg: 1 tháng 8 năm 1760  Trận đánh Liegnitz: 15 tháng 8 năm 1760  Trận đánh Torgau: 3 tháng 11 năm 1760  Trận đánh Villinghausen: 15 tháng 7 – 16 tháng 7 năm 1761  Trận đánh Burkersdorf: 21 tháng 7 năm 1762  Trận đánh Lutterberg lần thứ 2: 23 tháng 7 năm 1762  Trận đánh Manila: 24 tháng 9 năm 1762  Trận đánh Freiberg: 29 tháng 10 năm 1762 [ ] Chú thích... lúc liên quân kiệt quệ, Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna qua đời, Nga hoàng Pyotr III lên kế ngôi vua Cuộc chiến tranh Bảy năm là một cuộc chiến tranh tốn kém của nước Nga; người ta nói ông vô cùng ngưỡng mộ vua Friedrich II Đại Đế, và do đó ông đã ký kết Hiệp định Sankt-Peterburg vào ngày 15 tháng 5 năm 1762 - một chuyển biến lớn lao được xem là "Phép lạ của Nhà Brandenburg" Ông đã trả lại đất đai cho... khẩu đại pháo 5.000 binh sĩ Phổ tử trận hoặc bị thương Sau chiến thắng này, Quốc vương Phổ mang 18.000 quân tái chiếm Breslau vào ngày 10 tháng 12 năm 1757 [2] [ ] Năm 1758 Trận Zorndorf (1758), một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của vua Friedrich II Đại Đế.[29] Vào năm 1758, Quốc vương Friedrich II Đại Đế đã gặt hái nhiều chiến công từ năm trước, nên trở nên tự tin hơn Ông tiến đánh xứ Moravia,... quân về phương Bắc.[30] Vào ngày 25 tháng 8 năm 1758, trận Zorndorf giữa ra giữa 52.000 quân Nga do Fermor chỉ huy và 30.000 quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh Ông tiến hành tấn công các chiến hào của quân Nga, và đánh đuổi quân Nga ra khỏi đây Trận Zorndorf là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh Bảy năm, Quân đội Nga đã chiến đấu anh dũng dù thất bại thảm hại.[31][32]... giành được lợi thế trong cuộc chiến tranh Bảy năm Trên mặt trận miền Tây, Thống chế - Công tước Ferdinand vùng Brunswick vẫn duy trì được sự huy hoàng của Vương quốc Phổ.[56] Vào ngày 24 tháng 6 năm 1762, Công tước Ferdinand thống lĩnh quân Phổ cùng liên quân Anh-Hanover-Brunswick-Hessian đánh thắng quân Pháp của Vương công Charles Rohan xứ Soubise và Duc D’Estrées trong trận chiến Wilhelmstahl, chỉ tổn... Hanover.[42][43] Vào năm 1761, vua Friedrich II Đại Đế vẫn chặn đứng được liên quân đông đảo hơn hẳn, nhờ vào thiên tài quân sự của ông Trong cuộc chiến năm 1761, ông không đánh một trận lớn nào cả.[42] Tuy nhiên, nước Phổ gặp không ít khó khăn trong cuộc chiến vào năm 1761 Cuối cùng, nước Phổ đã đứng trước nguy cơ thất bại [44] Sau vài lần bị Quân đội Phổ đẩy lui, vào tháng 12 năm 1761, liên quân Nga . Cuộc chiến Bảy năm dùng để chi cuộc xung đột ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á kéo dài bảy năm từ 1756 tới 1763, Tại Mỹ, khi chiến tranh bùng nổ năm 1754, cuộc chiến được gọi dưới tên Chiến tranh. dụng tên gọi Chiến tranh Bảy năm. Ở Quebec, cuộc chiến được gọi là La Guerre de la Conquête, có nghĩa là chiến tranh chinh phạt. Ở Ấn Độ, đó là Chiến tranh Carnatic lần thứ ba. Cuộc chiến giữa. cuốn vào chiến tranh, trong khi một lực lượng của nước trung lập Hà Lan bị tấn công tại Ấn Độ. Cũng như cuộc chiến tranh Kế vị Áo (1740 - 1748) trước đó, cuộc chiến tranh Bảy năm là cuộc chiến

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w