1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mạch Học: MẠCH KẾT pptx

6 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 143,49 KB

Nội dung

MẠCH KẾT ( µ² ¯ß - KNOTTED PULSE - POULS NOUE) A- ĐẠI CƯƠNG - Chương ‘Biện Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi:”Mạch đến Hoãn có lúc ngừng rồi lại tiếp, gọi là mạch KẾT”. - Chương ‘Mạch Thần’ (CNT. Thư ) ghi:”Mạch đến chợt ngưng rồi lại tiếp thì gọi là KẾT”. - Thuộc loại mạch âm. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH KẾT - Nan thứ 18 (N. Kinh) ghi:”Kết là mạch qua lại có lúc ngừng, số lần đập không nhất định”. - Chương ‘Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi:”Mạch Kết qua lại Hoãn, có lúc ngừng rồi lại tiếp tục”. - Chương ‘Mạch Thần’ (CNT. Thư) ghi:”Nếu thấy mạch có khi ngưng nghỉ gián đoạn thì phải gọi chung là mạch Kết”. - Chương ‘Thương Hàn Thất Trị’ (THTN. Tập) ghi:”Kết là đá kết tụ, mạch qua lại có lúc ngưng nghỉ gián đoạn như dây có thắt nút”. - Sách ‘Mạch Học Tập Yếu’ ghi:”Mạch Kết số lần đập không đều, hoặc đập 5-7 lần thì ngưng hoặc đập 10-20 lần mới ngưng”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi:”Mạch Kết đến chậm chạp, có khi thấy ngưng hẳn”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Kết đến từ từ, thỉnh thoảng ngừng 1 cái, không có số nhất định”. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH KẾT - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Kết: C- NGUYÊN NHÂN GÂY RA MẠCH KẾT - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi:”Mạch Kết là do khí huyết ngưng kết, táo đờm ủng trệ”. - Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:”Mạch Kết do phần nhiều khí huyết suy dần, tinh lực sút kém, vì vậy, mạch ngưng rồi lại đập, đập rồi lại ngưng”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ giải thích rằng :”Mạch Kết do khí bị hư, huyết bị Sáp, tà khí kết tụ ở kinh mạch. Hư suy thì khí lực kém, kết tụ thì làm cho kinh mạch bị trở ngại, vì vậy mạch khí trôi chảy không được lưu lợi mà lại có gián đoạn”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Kết do âm thịnh, dương khí không thể điều hòa, vì vậy mà mạch đến từ từ mà thỉnh thoảng lại ngừng”. - Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ ghi:”Nơi người bệnh có mạch Kết, điện tâm đồ thấy có hình ảnh ngoại tâm thu nhĩ hoặc hình ảnh rung nhĩ hoặc hình ảnh ngoại tâm thu thất hoặc hình ảnh Bloc nhĩ thất. Trường hợp ngộ độc Digitalin có thể phát sinh ra mạch Kết”. D- MẠCH KẾT CHỦ BỆNH - Chương ‘Biện Tam Bộ Cửu Hậu Mạch Chứng’ (M. Kinh) ghi:”Mạch Kết ở bộ quan là trong bụng có tích tụ”. - Chương ‘Biện Quyết Âm Trị’ (TH. Luận) ghi:”Người bệnh chân tay quyết lãnh, mạch bất thình lình thấy Kết là tà khí tích tụ ở ngực, vì vậy mà ngực đầy tức, đói mà không ăn được”. - Chương ‘Mạch Âm Dương Loại Thành‘(CGK. Yếu) ghi:”Mạch Kết âm thịnh mà dương không vào được, là trưng kết, uất do thất tình”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi:”Mạch Kết trong là tích tụ, ngoài là ung nhọt, sán, hà”. - Sách ‘Mạch Học Tập Yếu’ ghi:”Mạch Kết là khí huyết kết tụ”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi:”Mạch Kết thấy ở chứng tích trệ, ngừng kết bên trong”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Kết chủ âm thịnh, khí kết, khí ủng tắc, đờm trệ, tích tụ, ứ huyết, trưng hà, hàn đàm, khí uất”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Kết chủ khí huyết ngưng trệ, ngoan đờm nội kết, túc thực đình trệ, trưng hà, tích tụ, sán thống, thất tình uất khí “. Tả Thốn KẾT Tim đau. Hữu Thốn KẾT Khí trệ. Tả Thốn KẾT Sán hà. Hữu Quan KẾT Đờm trệ. Tả Xích KẾT Tiểu không thông. Hữu Xích KẾT Trưng hà. E- MẠCH KẾT KIÊM MẠCH BỆNH - Chương ‘Âm Dương Loại Thành’ (CGK. Yếu) ghi:”Mạch Phù Kết là hàn tà trở trệ ở kinh lạc. Trầm Kết là tích tụ ở trong, Hoãn mà Kết là dương hư, Sác mà Kết là âm hư”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Mạch Kết mà Phù là hàn tà ủng trệ ở kinh lạc . · Kết mà Trầm là khí tích ở bên trong . · Kết mà Sác là nhiệt. · Kết mà Hoạt là háo đờm, thủy ẩm. · Kết mà Sáp là tích ứ ở trong . G- MẠCH KẾT VÀ ĐIỀU TRỊ - Chương ‘Biện Thái Dương Trị’ (TH. Luận) ghi:”Thái dương bệnh, thân thể vàng, mạch Trầm Kết, bụng dưới cứng, tiểu không thông là chứng vô huyết. Nếu tiểu không thông, người bệnh như cuồng là chứng về huyết. Cho uống bài Để Đương Thang (Thủy Điệt, Mang Trùng, Đại Hoàng, Đào Nhân). Thương hàn mà mạch Kết, Đại, hồi hộp, cho uống bài Chích Cam Thảo Thang (Chích Thảo, Quế Chi, A Giao, Sinh Địa, Mạch Môn, Nhân Sâm, Ma Nhân, Sinh Khương, Đại Táo)”. - Chương ‘Biện Quyết Âm Trị’ (TH. Luận) ghi:”Người bệnh tay chân quyết lãnh, mạch bất thình lình Kết, là tà khí kết tụ ở ngực Bệnh ở ngực vì vậy phải dùng phép thổ ( làm cho ói ra)”. H- MẠCH KẾT QUA CÁC LỜI BÀN - Chương ‘Mạch Âm Dương Loại Thành’ (CGK. Yếu) ghi:”Mạch Kết âm thịnh mà dương không vào được, là trưng kết, uất do thất tình. Phù Kết là hàn tà trở trệ ở kinh lạc, Trầm Kết là tích khí ở trong, là khí, huyết, ăn uống, đàm. Trước hết thì khí hàn làm ủng trệ gây ra mạch Kết. Vì vậy Trương Trường Sa (Trọng Cảnh) mới nói rằng mạch Kết Xúc đều là các mạch có bệnh”. - Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi:” Các đời trước đều nói rằng mạch Sác mà có gián đoạn là mạch Xúc. Xúc là nhiệt, là dương cực. Mạch Hoãn mà có gián đoạn là mạch Kết, Kết là hàn, là âm cựïc. Lại nói là do khí huyết, ăn uống, đàm, tích tụ. trưng hà, thất tình, uất kết Theo tôi nghiệm thấy thì mạch Xúc cũng như mạch Sác, vị tất đã là nhiệt. Mạch Kết cũng như mạch Hoãn, chưa chắc đã là hàn. Nếu thấy mạch có khi bị ngưng nghỉ gián đoạn thì đều gọi chung là mạch Kết. Phần nhiều do khí huyết suy dần, tinh lực kém, vì vậy ngưng rồi lại đập, đập rồi lại ngưng. Các bệnh lâu ngày, hư lao hoặc dùng các phương pháp công kích, tiêu, phạt thì thường thấy mạch này Hoãn mà Kết là dương hư - Sác mà Kết là âm hư Hoãn thì còn đỡ, Sác là bệnh nặng thêm, là kết càng nhiều. Xem đó thì có thể biết sự tiêu trưởng của nguyên khí . Thí dụ các chứng uất kết lưu trệ, vốn ứng với mạch kết, nay thấy hình thể người bệnh suy yếu, khí thực, mạch ấn tay nhẹ hoặc mạnh đều có lực thì biết đó là do uất trệ. Nếu thấy không có bệnh mà hiện ra mạch Kết, đó là do bẩm phú khác thường, không phải lo. Ngoài ra, hễ bệnh có giảm mà thấy mạch Kết là khí huyết suy tàn, đầu đuôi không tiếp ứng, cần bồi bổ gấp phần căn bản chứ không thể nói là do ủng trệ được”. - Sách ‘Mạch Học Tập Yếu’ ghi: “Phương Long Đàm nói rằng mạch Kết là khí huyết kết trệ, số lần đập không đều, hoặc đập 5-7 lần thì ngưng, hoặc đập 10-20 lần mới ngưng. Tên mạch Kết bắt đầu từ sách thiên ‘Chung Thỉ’ sách Linh Khu, và Nan thứ 18 sách Nan Kinh. Trong chương ‘Biện Mạch Pháp’ sách ‘Thương Hàn Luận’ ghi rằng mạch Hoãn mà có gián đoạn là mạch Kết, mạch Sác mà có gián đoạn là mạch Xúc. Xét kỹ thì thấy lập luận trên nghịch với ý của Trương Trọn Cảnh. Huống chi nói Hoãn đối với Sác rồi nói Hoãn là chậm thì lại càng sai. Bản ý của Trọng-Cảnh chỉ nói mạch Kết là tên gọi chung của các mạch có ngưng nghỉ, gián đoạn. Năm ngoái tôi có chữa 1 người bị ôn dịch, xem mạch thấy có lúc ngừng. Người con đến nhờ xem mạch cũng có mạch Kết. Nhân lúc đó mới thử xem mạch 3 người con khác thì cũng đều thấy mạch Kết giống như người cha. Vì vậy mới biết mạch Kết do bẩm phú của Trương Trọng Cảnh là không ngoa vậy”. H- CÁC Y ÁN MẠCH KẾT Y Án Mạch KẾT (Trích trong ‘Tôn-Văn-Khiêm Y Án’). “Một người bệnh lớn tuổi, vốn bị đờm hỏa, nay lại bị đại tiện lỏng, mỗi ngày 3-4 lần, bụng sôi, vùng rốn căng trướng mạch đập 3-4 lần thì ngưng hoặc 7-8 lần lại ngưng. Có thầy thuốc không biết dùng phép ôn bổ mà lại dùng bừa bài Bình Vị Tán (Thương Truật, Hậu Phác, Trần Bì, Cam Thảo) thêm Hoàng Liên, Sơn Tra, Bạch Thược. Vì khắc phạt thái quá làm cho người bệnh phải đau bụng. Thầy thuốc đó không biết lỗi mà còn nói rằng người lớn tuổi mà thấy mạch Kết là chứng xấu rồi bỏ đi không chữa nữa. Đến lúc đó thì mời tôi đến chữa. Xét rằng sách mạch có ghi: “Mạch Hoãn mà có gián đoạn là mạch Kết, mạch Sác mà có gián đoạn là mạch Xúc”. Đây là mạch Kết chứ không phải là mạch xấu (hung), chứng này là do hàn đờm ngưng kết gây ra. cách chữa phải nên ôn bổ hạ nguyên, bổ hỏa sinh thổ tức là áp dụng phép ‘Hư Bổ Mẫu’ vậy. Dùng Bổ Cốt Chỉ, Bạch Truật, mỗi thứ 12g làm quân, Đỗ Trọng 8g làm thần, Bạch Linh, Trạch Tả, Trần Bì, Cam Thảo đều 4g làm tá, Nhục Đậu Khấu, Ích Trí Nhân đều 2g làm sứ. Uống 4 thang thì đại tiện như thường, chỉ còn sôi bụng chưa bớt.Liền giảm Nhục Đậu Khấu, thêm Can Khương 2g cho uống thì khỏi bệnh”. Y Án Sáu Mạch Đều KẾT (Trích trong ‘Y Tôn Tất Độc’). “Ông Niệm Sơn bị giáng chức quan đến tỉnh Triết Giang làm án sát. Đang lúc buồn giận lại gặp tiết trời vào mùa hạ đang thịnh gây ra tiểu tiện không thông, khí nghịch lên gây ra suyễn. Ông tự cho mình biết về thuốc, dùng bài Vị Linh Thang (Trư Linh, Trạch tả, Bạch Linh, Bạch Truật, Quế Chi, Thương Truật, Hậu Phác, Trần Bì, Cam Thảo) sắc uống liền 4 thang mà không bớt. Tôi liền nói: “Sáu mạch thấy Kết đó là do khí bị trệ. Chỉ dùng Chỉ Xác 32g, Sinh Khương 5 lát. Uống 1 thang hơi thông, uống 4 thang thì khỏi”. . HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH KẾT - Sách Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Kết: C- NGUYÊN NHÂN GÂY RA MẠCH KẾT - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: Mạch Kết là do khí huyết ngưng kết, táo đờm ủng trệ” Tả Thốn KẾT Sán hà. Hữu Quan KẾT Đờm trệ. Tả Xích KẾT Tiểu không thông. Hữu Xích KẾT Trưng hà. E- MẠCH KẾT KIÊM MẠCH BỆNH - Chương ‘Âm Dương Loại Thành’ (CGK. Yếu) ghi: Mạch Phù Kết là. xem mạch 3 người con khác thì cũng đều thấy mạch Kết giống như người cha. Vì vậy mới biết mạch Kết do bẩm phú của Trương Trọng Cảnh là không ngoa vậy”. H- CÁC Y ÁN MẠCH KẾT Y Án Mạch KẾT

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w