1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu: KẾT MẠC VIÊM pot

6 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 125,15 KB

Nội dung

KẾT MẠC VIÊM (Kết Mạc Viêm - Conjonctivite - Conjunctivitis) A. Đại cương Là 1 loại bệnh thường gặp trong các chứng bệnh về mắt. Là 1 loại bệnh hay lây, thường phát vào mùa hè. Dựa vào cơ thể học có thể gọi là Màng Tiếp Hợp Viêm. Cũng gọi là Đau Mắt Đỏ, Đau Mắt Cấp Tính vì có sưng đỏ hoặc gọi là Đau Mắt Gió vì ra gió hay chảy nước mắt. YHCT gọi là Hồng Nhãn, Hoả Nhãn, Phong Nhiệt Nhãn (dựa theo hình dáng bệnh lý), hoặc gọi là “Bạo Phong Khách Nhiệt” hoặc “Thiên Hành Xích Nhãn” (theo tính cách cấp tính, lây lan thành dịch của bệnh). ở giai đoạn cấp tính, nếu không điều trị kịp thời và đúng mức bệnh sẽ chuyển sang thể mạn tính. B. Nguyên nhân Màng tiếp hợp (kết mạc) thuộc tạng Phế, mạch máu ở khóe mắt thuộc tạng Tâm. Tạng và kinh Phế có nhiệt lại thêm phong nhiệt tà độc ở ngoài xâm nhập vào làm cho nhiệt uất lại gây ra sưng đỏ đau. Tà nhiệt không được giải trừ (chữa trị) sẽ chuyển thành mạn tính. Uống rượu quá độ, dùng sức mắt nhìn quá lâu, ngủ không đủ đều có thể dẫn đến tình trạng kết mạc mắt viêm mạn. C. Triệu chứng Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau: 1- Cấp Tính (thể Phong Nhiệt Phạm Phế): phát bệnh nhanh, dễ truyền nhiễm, màng kết hợp đỏ, sưng, nóng, nhiều rỉ, sợ ánh sáng. 2- Mạn Tính (thể Tâm Phế Nhiệt): màng tiếp hợp dầy lên, nhiều tia máu, ngứa, nóng, khô, sợ sáng, nhìn lâu mỏi mắt, bệnh thường kèm theo mệt nhọc toàn thân, nhiệt độ cơ thể tăng, đầu nhức, thường 1 mắt bị trước, mắt kia bị sau. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ tiết Phong nhiệt. • Huyệt chính: Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Hợp Cốc (Đtr.4) . Huyệt phụ: Tinh Minh (Bq.1) + Suất Cốc (Đ.8). Bắt đầu châm Phong Trì, kích thích nhẹ theo cách “Trước tác” (chim sẻ mổ) làm cho người bệnh có cảm giác tê nặng tương đối mạnh thì rút kim. Huyệt Thái Dương có thể châm ra máu hoặc xuyên hướng đến huyệt Suất Cốc. Hợp Cốc và Tinh Minh kích thích nhẹ. 2- Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương (xuất huyết) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Tinh Minh (Bq.1) (Châm Cứu Đại Thành). 3- Cứu Đại Cốt Không + Tiểu Cốt Không + châm Thái Dương [xuất huyết] (Ngọc Long Kinh). 4- Bá Hội (Đc.20) (xuất huyết) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21) (Y Học Cương Mục). 5- Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhị Gian (Đtr.2) + Can Du (Bq.18) + Túc Tam Lý (Vi.36) [đều cứu] (Thần Cứu Kinh Luân). 6- Nhóm 1: Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) . Nhóm 2: Thừa Khấp (Vi.1) + Ty Trúc Không (Ttu.23) . Nhóm 3: Châm xuất huyết ở Nhĩ Tiêm hoặc rãnh tĩnh mạch sau tai. Luân phiên dùng 1 trong 3 nhóm trên (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 7- Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Quang Minh (Đ.37) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) + Toàn Trúc (Bq.2) kích thích vừa (Trung Quốc Châm Cứu Học). 8- Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Thái Xung (C.3) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tinh Minh (Bq.1) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). 9- Phong nhiệt uất: Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Dương + Thiếu Thương (P.11) [xuất huyết] + Toàn Trúc (Bq.2) [đều tả ]. Can Đở m Vị Hoa? : Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Hành Gian (C.2) + Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Long (Vi.40) + Phong Trì (Đ.20) + Toàn Trúc (Bq.2) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Châm Cứu Trị Liệu Học). 10- Can Du (Bq.18) + Dương Bạch (Đ.14) + Dương Khê (Đtr.5) + Đại Chùy (Đc.14) + Đại Lăng (Tb.7) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Hàm Yến (Đ.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đc.12) + Thiên Trụ (Bq.10) + Tinh Minh (Bq.1) + Tứ Bạch (Vi.2) + Ty Trúc Không (Ttu.23) + Tỳ Du (Bq.20) (Tân Châm Cứu Học). 11- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Quang Minh (Đ.37) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21). Nhóm 2: Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương (xuất huyết) + Tinh Minh (Bq.1) + châm xuất huyết ở tĩnh mạch sau tai + Uỷ Trung [xuất huyết] (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). 12- Dịch Môn (Ttu.2) + Minh Nhãn + Nhĩ Hậu Tĩnh Mạch Tam Điều (3 nhánh tĩnh mạch sau tai) + Túc Lâm Khấp (Châm Cứu Học HongKong). 13- Sơ phong tiết nhiệt, thêm thanh Phế (thể cấp tính) hoặc kết hợp thanh Tâm Phế (thể mạn tính). • Huyệt chính: Đồng Tử Liêu (Đ.1) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1). • Huyệt phụ: Phế Du (Bq.13) + Thần Môn (Tm.7) + Chi Câu (Ttu.6) . Ý nghĩa: Tinh Minh + Đồng Tử Liêu để sơ tiết phong nhiệt (cục bộ); Thái Dương hoặc Ấn Đường châm nặn máu để làm mát (thanh) phần đầu mặt; Khúc Trì hoặc Hợp Cốc để khu phong thanh nhiệt; Phế Du để thanh tiết thực tà ở phần biểu + kinh Phế; Thần Môn để thanh Tâm nhiệt; Chi Câu thanh tiết nhiệt ở kinh Tam Tiêu (quan hệ biểu lý với Tâm bào). 14- Can Du (Bq.18) + Dương Bạch (Đ.14) + Đại Lăng (Tb.7) + Quang Minh (Đ.37) + Thái Dương + Tinh Minh (Bq.1) (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí’ số 31/1985). 15- Chỉ châm xuất huyết 3 nhánh tĩnh mạch phía sau tai (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí’ số 57/1986). 16- + Can Du (Bq.18) + Đại chùy (Đc.14) + Giác Tôn (Ttu.20) + Nhị Gian [cứu 2 - 3 tráng] + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thượng Quan (Đ.3) + Thừa Khấp (Vi.1) + Toàn Trúc (Bq.2) + Tỳ Du (Bq.20) (Hiện Đại Châm Cứu Trị Liệu Lục). . KẾT MẠC VIÊM (Kết Mạc Viêm - Conjonctivite - Conjunctivitis) A. Đại cương Là 1 loại bệnh thường gặp trong. nhiệt không được giải trừ (chữa trị) sẽ chuyển thành mạn tính. Uống rượu quá độ, dùng sức mắt nhìn quá lâu, ngủ không đủ đều có thể dẫn đến tình trạng kết mạc mắt viêm mạn. C. Triệu chứng Trên. (Bq.1) + châm xuất huyết ở tĩnh mạch sau tai + Uỷ Trung [xuất huyết] (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học). 12- Dịch Môn (Ttu.2) + Minh Nhãn + Nhĩ Hậu Tĩnh Mạch Tam Điều (3 nhánh tĩnh mạch

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w