MẠCH XUNG 1- ĐẶC TÍNH •+ Biển của 12 kinh (‘Hải Luận’ - LKhu.33). •+ Biển của Ngũ Tạng, Lục Phủ (‘Nghịch Thuận Phì Sấu’ - LKhu.38). + Biển của Kinh Mạch (‘Nuy Luận’ - TVấn.44). + Chủ về phần khí - là con đường xuất khí của khí (Y Kinh Tinh Nghĩa). + Kiểm soát khí Huyết toàn thân (Trung Quốc Châm Cứu Học KháiYếu). + Liên lạc với mạch Nhâm + Đốc rót khíù vào các kinh Thiếu Âm, hội với kinh Dương Minh và Thái Dương (Nội Kinh Giảng Nghĩa). + Quan hệ với kinh túc Thiếu Âm và túc Dương Minh. Cùng với Mạch Nhâm + Đốc đều Khởi lên ở bào trung và được gọi chung là “Nhất Nguyên Tam Kỳ” (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Quản lý khí huyết của tạng Phủ và liên quan trực tiếp đến việc sinh đẻ (Châm Cứu Học Việt Nam). Là 1 kinh ở phía sâu bên trong xuất phát từ kinh Thận. . Có 3 nhánh ở ngực, ở bụng và chi dưới. . Có tác dụng chuyển tông khí của Thận. Khí này không vận hành đơn độc mà luôn luôn đi với Doanh Khí và Vệ Khí. . Tông khí có tác dụng điều hòa nhiệt độ và chuyển vận tân dịch đến các cơ khớp (‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise). 2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH - Khởi từ bào trung (ở bụng dưới), nhập vào hội âm, từ đó tách thành 2 nhánh: + 1 nhánh phía sau đi đến mặt trong của cột sống. + Nhánh kia ở phía trước, theo mạch Nhâm đến huyệt Quan Nguyên, qua đường kinh Chính Thận ở huyệt Hoành Cốt (Th.11), qua bụng đến tận huyệt U Môn (Th.21). Đường mạch ở bụng này có nhiều nhánh nhập vào kinh cân của trường vị. - Lên ngực ở huyệt Du Phủ (Th 27) nhánh ngực này có nhiều nhánh toả ra ở liên sườn (TVấn 62). - Lên họng, hợp với mạch Nhâm ở huyệt Liêm Tuyền (Nh 21). Lên mặt và vòng quanh môi. - Từ huyệt Hoành Cốt (Th.11), có 1 nhánh thứ hai chạy xuống mặt trong đùi và dính vào kinh Chính Thận (TVấn 62). - Xuống bắp chân, mắt cá chân trong và bờ trong bàn chân. Mạch này có nhiều nhánh lan ra nhiều vùng khác nhau của chi dưới. - Từ huyệt Hoành Cốt (Th 11) có một nhánh khác đi qua Khí Xung (Vi 30), xuống bắp chân, mắt cá chân trong, đến ngón chân cái (TVấn.62), trở lại đến mắt cá chân trong. - Liên hệ với các huyệt: Hoành Cốt (Th.11), Đại Hách (Th.12), Khí huyệt (Th.13), Tứ Mãn (Th.14), Trung Chú (Th.15), Hoang Du (Th.16), Thương Khúc (Th.17), Thạch Quan (Th.18), Âm Đô (Th.19), Thông Cốc (Th.20) và U Môn (Th. 21). 3- BIỂU HIỆN BỆNH LÝ + Ho, suyễn, động ứng ở tay (‘Cử Thống Luận’ - TVấn.39). + Lưng đau, sốt. Nhiệt nhiều thì buồn phiền, dưới thắt lưng như có thêm cây nằm ngang bên trong. Bệnh nặng thì sinh ra tiểu dầm (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn 41). + Khí nghịch mà cấp (Nan 29). + Đái dầm, sán khí, tâm thống, tiểu không thông, họng khô (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). +• Ngực và thượng vị đau, ngực đầy, phiền, ngực có kết khối, ăn vào thì ói ra, tích thức ăn và rượu, ruột sôi, đại tiện lỏng, ngăn nghẹn, hông sườn đầy trướng, vùng bụng và rốn đau, trường phong hạ huyết, sốt rét, nhau thai không ra, sinh xong bị hôn mê (Châm Cứu Học Thượng Hải). 4- ĐIỀU TRỊ -• Khi mạch Xung bị rối loạn, châm huyệt Quan Nguyên (Nh 3) (‘Nghịch Điều Luận’ - TV 34). -• Thích tán mạch tại khe thịt trước xương gối, tức là thúc mạch, thích 3 nốt (huyệt Địa cơ - Tỳ 8) (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.40). -• Cách chung có thể dùng huyệt Công Tôn (Tỳ 4) vì đây là một trong Bát Hội huyệt giao với mạch Xung. Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise’ diễn giải như sau: 1-Tà Khí Nhập Vào Nhánh Ngực và Mặt Qua Đường Kinh Cân Của Vùng Này. + Triệu chứng: miệng và mũi khô, đôi khi đau vùng chấn thủy và khó thở, có cảm giác khí nghịch, mất tiếng và nghẹn. + Điều trị: dùng thủ pháp châm Lạc mạch: châm huyệt U Môn (Th.21), Thiên Đột (Th.22), và các A Thị Huyệt ở ngực. Có thể thêm huyệt của mạch Xung ở ngực là huyệt Đại Bao (Ty.21) và Uyên Dịch (Đ.22). 2-Tà Khí Xâm Nhập Trực Tiếp Vào Nhánh Lên Của Xung Mạch Ở Mặt Trong Chân. + Triệu chứng: bàn chân lạnh lên đến gối, đôi khi đau và bị vọp bẻ ở mặt trước đùi và bắp chân, háng đau. + Điều trị: dùng thủ pháp châm Lạc mạch theo Linh Khu: châm huyệt Khí Xung (Vi.30) nếu đau ở háng. Chân lạnh, chân đau, chuột rút: châm huyệt Nhiên Cốc (Th.2), Thái Khê (Th.3), Đại Đô (Ty.2), Hành Gian (C.2), Tam Âm Giao (Ty.6). Các huyệt này là nơi hội của mạch Xung. 3-Tà Khí Xâm Nhập Vào Mạch Xung Qua Ngõ Kinh Thái Dương Nói cách khác: tà khí xâm nhập vào mạch Xung qua huyệt Thận Du (Bq.23). Theo thiên ‘Phong Luận’ Tố Vấn 42 thì: *Tà khí nhập vào mặt, thường là vào kinh Dương Minh trước rồi tà khí chuyển đến huyệt Tinh Minh (Bq.1), sau đó đi xuống đến huyệt Thận Du (Bq.23). * Nếu tà khí nhập vào cổ, thường là qua huyệt Phong Phủ (Đc.16), chuyển xuống kinh túc Thái Dương ở huyệt Phong Môn (Bq.12) và đi xuống huyệt Thận Du. * Tà khí nhập vào trường vị (do ăn uống), nó theo kinh Dương Minh đến khóe trong mắt ở huyệt Tinh Minh (Bq.1) và rồi đi xuống huyệt Thận Du. * Tà khí tấn công kinh Cân Thái Dương rồi nhập vào kinh chính cùng tên qua huyệt Tỉnh và Du rồi sẽ đi đến huyệt Thận Du. Như vậy, dù vào bằng ngã nào, tà khí đều nhập vào Thận và mạch Xung qua huyệt Thận Du với cảm giác lưng đau, cột sống đau, cơ thể nặng -Điều Trị: + Tà khí ở Tạng (Thận): theo Nội Kinh, phải châm huyệt Vinh và huyệt Du + Huyệt Mộ và Bối Du huyệt tức là: Nhiên Cốc (Th.2 - Vinh), Thái Khê (Th.3 - Du), Kinh Môn (Đ.25- Mộ của Thận), Thận Du (Bq.23 - Bối Du). + Tà khí ở Phủ: theo Nội Kinh: châm huyệt Hợp + Du và Mộ: Túc Tam Lý (Vi.36 - Hợp của Vị), Thượng Cự Hư (Vi.37 - Hợp của Đại trường), Đại Trường Du (Bối Du), Thiên Xu Vi.25 - Mộ của Vị). + Tà khí ở mạch Xung: châm huyệt Lạc (theo thiên ‘Bách Bệnh Thỉ Sinh’ - Linh Khu 66): Nội Quan (Tb.6), Ngoại Quan (Ttu.5), Thông Lý (Tm.5), Liệt Khuyết (P.7), Chi Chánh (Ttr.7), Thiên Lịch (Đtr.6). 4- Tà Khí Xâm Nhập Vào Mạch Xung Qua Ngõ Mạch Đốc. Tà khí xâm nhập trực tiếp vào huyệt Phong Phủ (Đc.16) và đến ngày 21 nó chuyển đến xương cùng. Vào ngày thứ 22 nó chuyển vào mạch Xung để đi sâu vào 5 Tạng. Sự liên hệ giữa mạch Đốc và mạch Xung qua nhánh sau của mạch Xung, ở mặt trước cột sống, được gọi là ‘Biển của Kinh Mạch’. + Điều Trị: theo nguyên tắc điều trị Tạng: châm huyệt Vinh và Du vì tà khí thường đi qua 2 huyệt này. Đồng thời châm thêm huyệt Mộ. Không châm Bối Du huyệt vì trong trường hợp này tà khí từ mạch Đốc chứ không phải ở kinh Thái dương đến. Thí dụ: bệnh ở Tỳ chuyển vào Xung Mạch. Châm huyệt Vinh và Du của Tỳ kinh + Mộ huyệt của Tỳ, kết hợp với huyệt của mạch Xung: Đại Đô (Ty.2), Thái Bạch (Ty.3), Chương Môn (C.13), Đại Hách (Th.12), và Khí Xung (Vi.30). . Xâm Nhập Vào Mạch Xung Qua Ngõ Mạch Đốc. Tà khí xâm nhập trực tiếp vào huyệt Phong Phủ (Đc.16) và đến ngày 21 nó chuyển đến xương cùng. Vào ngày thứ 22 nó chuyển vào mạch Xung để đi sâu vào 5. Thận và mạch Xung qua huyệt Thận Du với cảm giác lưng đau, cột sống đau, cơ thể nặng -Điều Trị: + Tà khí ở Tạng (Thận): theo Nội Kinh, phải châm huyệt Vinh và huyệt Du + Huyệt Mộ và Bối Du huyệt. Tam Âm Giao (Ty.6). Các huyệt này là nơi hội của mạch Xung. 3-Tà Khí Xâm Nhập Vào Mạch Xung Qua Ngõ Kinh Thái Dương Nói cách khác: tà khí xâm nhập vào mạch Xung qua huyệt Thận Du (Bq.23). Theo