LƯƠNG MÔN Tên Huyệt: Lương = ý chỉ chứng Phục Lương. Môn = nơi ra vào. Huyệt có tác dụng trị bệnh chứng Phục Lương, vì vậy, gọi là Lương Môn (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 21 của kinh Vị. + Huyệt trở nên nhậy ca?m (đau) đối với người bị bệnh tá tràng loét. Vị Trí: Trên rốn 4 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Trung Quản (Nh.12). Giải Phẫu: Dưới da là cân cơ chéo to, mạc ngang, phúc mạc, bên phải là gan, bên trái là dạ dầy. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7. Tác Dụng: Điều trung khí, hóa tích trệ. Chủ Trị: Trị dạ dầy viêm cấp và mạn tính, thần kinh Vị (dạ dầy) đau, nôn mửa, bụng sôi. Phối Huyệt: 1. Phối Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy đau, ăn uống không tiêu (Châm Cứu Học Giản Biên). 2. Phối Khâu Khư (40) + Nội Quan (Tb.6) trị rối loạn chức năng dạ dầy (Châm Cứu Học Thượng Hải). 3. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị ruột có ung nhọt (Châm Cứu Học Thượng Hải). 4. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Trung Quản (Nh.12) trị cơ bụng liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải). 5. Phối Hậu Khê (Ttr.3) + U Môn (Th.21) trị ho ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải). 6. Phối Dương Phụ (Đ.38) trị sốt cách nhật (Châm Cứu Học Thượng Hải). 7. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thượng Cự Hư (Vi.37) trị nhiệt ở trường vị (Châm Cứu Học Thượng Hải). 8. Phối Thu? Tam Lý (Đtr.10) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị dạ dầy loét (Châm Cứu Học Thượng Hải). 9. Phối Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị vùng thượng vị đau (Châm Cứu Học Việt Nam). 10. Phối Lương Khâu (Vi.34) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị thần kinh dạ dầy bị rối loạn chức năng (Châm Cứu Học Việt Nam). Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1 - 1, 5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. Ghi Chú: + Trị bệnh dạ dầy, châm gây được ca?m giác chạy sâu vào trong bụng thì càng tốt. + Phụ nữ có thai từ tháng thứ 5 trở lên: không châm Lương Môn (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). QUAN MÔN Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng trị tiêu chảy, các chứng tiết ra làm cho quan hộ không đóng lại được, vì vậy gọi là Quan Môn (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Quan Minh. Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 22 của kinh Vị. Vị Trí: Trên rốn 3 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Kiến Lý (Nh.11). Giải Phẫu: Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, tron g ổ bụng là đại tràng ngang. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8. Chủ Trị: Trị bụng đầy, tiêu hóa bị rối loạn, ruột sôi, tiêu cha?y, phù thũng. Phối Huyệt: 1. Phối Thần Môn (Tm.7) + U?y Trung (Bq.40) trị tiểu són (Giáp Ất Kinh). 2. Phối Thần Môn (Tm.7) + Trung Phủ (P.1) trị tiểu nhiều (Thiên Kim Phương). Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1 - 1, 5 thốn - Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút. . LƯƠNG MÔN Tên Huyệt: Lương = ý chỉ chứng Phục Lương. Môn = nơi ra vào. Huyệt có tác dụng trị bệnh chứng Phục Lương, vì vậy, gọi là Lương Môn (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. . ca?m giác chạy sâu vào trong bụng thì càng tốt. + Phụ nữ có thai từ tháng thứ 5 trở lên: không châm Lương Môn (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy). QUAN MÔN Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng. là gan, bên trái là dạ dầy. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7. Tác Dụng: Điều trung khí,