1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh Học Thực Hành: TÓC RỤNG potx

9 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 144,62 KB

Nội dung

TÓC RỤNG Người ta thường nói’ Cái tai cái tóc là góc con người’. Mái tóc đẹp, đầy đặn, xanh mướt làm cho khuôn mặt thêm duyên dáng. Vì vậy khi tóc rụng ít, người ta bắt đầu lo, rụng nhiều quá lại trở thành một nỗi ám ảnh. Đông y gọi là Ban Thốc, Du Phong, Du Phong Độc, Mai Y Thốc, Quỷ Thỉ Đầu, Mao Bạt, Phát Lạc, Phát Đọa, Thoát Phát, Bạch Phát. Sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’ viết: “Chứng Du phong, do huyết hư không theo khí vinh để dưỡng cơ phu…” Phân Loại Theo kinh điển, người ta chia rụng tóc ra làm hai loại: Rụng Tóc do có vết sẹo và Rụng Tóc không vết sẹo + Tóc Rụng Do Có Vết Sẹo: Sau một quá trình da đầu bị viêm hoặc có tổn hại da đầu, tiếp đến là giai đoạn hàn vá lại chỗ da đầu đó. Tóc rụng là hậu quả của quá trình này. Do bỏng, chấn thương, Lupus ban đỏ ngoài da, bệnh nhiễm trùng, nấm tóc làm tóc bị gãy ngắn gây nên rụng trụi tóc. + Rụng Tóc Không Sẹo: Quá trình rụng tóc không liên quan đến các tiến trình tạo mô liên tiếp ở các vết sẹo, cũng không liên hệ đến hiện tượng teo da. Có thể gặp: Bệnh Sói Đầu Bệnh này rất hay gặp, và có thể bắt đầu xuất hiện từ lúc, bệnh nhân 17 tuổi. Đây là bệnh di truyền trong một gia đình, một dòng họ. Bệnh này liên quan đến 1 nội tiết tố Androgen. Người bệnh khởi đầu rụng tóc ở các vùng 2 bên trên trán, hoặc là ở ngay đỉnh đầu. Nếu bệnh xảy ra sớm đối với người ở tuổi thiếu niên thì dễ bị lan rộng ra thêm. Bệnh sói đầu ở phụ nữ không phải là hiếm tuy nhiên, ở nữ giới, sói đầu thường thường chỉ là rụng tóc ở vùng đỉnh và vùng trán mà thôi, rất hiếm khi thấy sói đầu hoàn toàn ở phụ nữ. Mùa thu, mùa xuân là mùa tóc rụng nhiều. Theo Đông y, tóc có liên hệ với huyết, với tạng thận, vì theo Đông y tóc là phần dư ra của huyết. Cơ Chế Rụng Tóc Mỗi người có chừng 90.000 – 140.000 sợi tóc. Tóc sống từ 3-5 năm mới rụng. Mỗi tháng tóc mọc dài thêm vài cm, sau đó nghỉ 6 tháng. Trong giai đoạn ngưng nghỉ, sợi tóc có thể rụng. Một nang tóc có chu kỳ 2—25 sinh ra tóc mới. Như vậy, sau 25 lần sinh, mỗi lần 5 năm thì hơn 100 tuổi tóc vẫn còn đủ. Mới nhìn thì có cảm giác tóc luôn mọc dài ra nhưng tóc có thời kỳ hoạt động và thời kỳ ngưng nghỉ. Thời kỳ mọc hoặc thời kỳ hoạt động kéo dài từ 2-6 năm. Vào bất cứ lúc nào, mái tóc cũng có khoảng 90% hoạt động, dài ra. Trong khi đó khoảng 10% ở vào thời kỳ nghỉ, kéo dài khoảng 2-3 tháng. Khi thời kỳ nghỉ chấm dứt, sợi tóc sẽ rụng đi và một sợi mới lại mọc lên. Rụng Tóc Do Ngộ Độc + Rụng tóc do nhiễm trùng: Thông thường bệnh này chỉ có tính cách tạm thời và thường xẩy ra vào khoảng từ 3 – 4 tháng sau khi mắc bệnh nặng (thường là một loại bệnh nhiễm trùng có sốt: Bệnh thương hàn). + Rụng tóc do rối loạn nội tiết, dinh dưỡng: Rụng tóc cũng có khi xảy ra ở các người bệnh phù niêm hoặc bi bệnh giảm chức năng tuyến Yên, suy tuyến giáp, khiến cho tóc bị mảnh, dòn, dễ gãy, rụng hoặc do mới bị bệnh giang mai, hoặc là xảy ra trong khi bệnh nhân đang mang thai. Suy dinh dưỡng, thiếu chất đạm, thiếu máu làm cho tóc vàng khô, thưa và dễ rụng. + Rụng tóc do thuốc, hóa chất: Trong số các dược phẩm gây rụng tóc, có thể kể ra: các thuốc gây độc hại cho tế bào, các thuốc có chất muối của Thallium, Sinh tố A liều cao, các thuốc loại retinoides liều cao, thuốc Colchicine Về các thuốc gây độc hại cho tế bào như thuốc trị ung thư Metrotrexate, 5 Fluorouracil thì hầu như tất cả đều gây rụng tóc. Nhiều loại dầu gội đầu (Shampooing) được quảng cáo là sạch gàu, mượt tóc nhưng có thể gây rụng tóc cho nhiều người. + Rụng tóc do tia quang tuyến, tia bức xạ: Điều tri bằng tia quang tuyến, tia bức xạ có thể gây rụng tóc nếu đầu tóc bị chiếu vào. Với liều bức xạ thấp, rụng tóc có thể hồi phục được, với liều cao, tia bức xạ làm viêm tóc, da, rụng tóc không hồi phục được. Bệnh Rụng Từ'ng Mảng Tóc Đặc điểm của bệnh này là: Trên da đầu của người bệnh (vốn dĩ chưa hề mắc một bệnh nào ở da, hoặc một bệnh toàn thân rõ ràng nào cả), chợt thấy rụng từng mảng tóc lớn. Bất cứ vùng nào ở trên thân thể có lông tóc thì đều có thể rụng kiểu nói trên, thường hay xảy ra nhất là rụng mảng tóc trên da đầu và rụng ở chùm râu. Cũng có khi rụng toàn bộ râu ria, lông, tóc nhưng ca này hiếm xảy ra. Nguyên Nhân + Do Di Truyền Và Nội Tiết: Cha hoặc mẹ bị hói thì 50% con bị hói. Tóc rất nhậy cảm với nội tiết tố nam (Testosteron) làm teo dần các nang tóc. + Hóa chất: nhất là các loại dùng điều trị ung thư. Sau khi sinh, tuổi mãn kinh, tuổi dậy thì, sau khi bị bệnh nặng, dùng thuốc ngừa thai, nhuộm tóc, Stress, lạm dụng dầu gội đầu, thiếu sinh tố và nguyên tố vi lượng (Kẽm, sắt…), đều là những nguyên nhân làm tóc chết non… + Các nhà nghiên cứu viện đại học Columbia đã tìm ra một gen mang tên Hairless, có tác dụng làm tê liệt hoạt động các nang lông: tóc sẽ rụng ngoài quy luật, ngoài ý muốn. + Khoảng 2,5 triệu người Mỹ bị chứng rụng tóc do rối loạn miễn dịch. Kháng thể của chính cơ thể sẽ tấn công vào nang tóc làm rụng tóc. Chứng này thường gây rụng tóc vùng nhỏ, bầu dục hoặc hình tròn. Chứng rụng tóc này thường tạm thời nhưng hay tái phát. Theo YHCT, nguyên nhân gây rụng tóc có thể do: . Do Thận Hư : thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1) viết: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài… Tuổi ngũ thất, mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng… Con trai 8 tuổi Thận khí thực, tóc dài, răng thay… Tuổi ngũ bát thận khí suy, tóc rụng, răng khô…”. Thận là tinh hoa của ngũ tạng, tinh hư không hóa sinh được âm huyết khiến cho lông tóc không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc hoặc tóc bạc sớm. . Do Phế Bị Tổn Hại: Trương Trọng Cảnh viết: “Phế chủ da lông, Phế bại thì lông, tóc mất mầu, không nhuận, khô, biểu hiện bệnh ở Phế”. Phế ở phần trên cao, chủ về khí của toàn thân. Phế khí vượng thì sẽ giúp cho tân dịch, doanh huyết chuyển đi, bên trong thì nuôi dưỡng tạng phủ. Bên ngoài tưới ướt da lông và các khiếu. Nếu Phế bị tổn hại thì sẽ gây nên các biến chứng: tóc rụng, tóc khô hoặc tóc bạc… . Do Huyết Ứ: Sách ‘Huyết Chứng Luận’ (Ứ Huyết): viết: “Nếu huyết bị ly kinh, huyết không thể nuôi dưỡng toàn thân sẽ gây nên huyết ứ ở thượng tiêu hoặc tóc rụng”. Sách ‘Y Lâm Cải Thác’ viết: “Tóc rụng (Thoát lạc) đa số các sách cho rằng do huyết bị tổn thương, không biết rằng da thịt ở bên ngoài có huyết ứ, làm ngăn trở huyết lạc, huyết mới không nuôi dưỡng được tóc thì tóc phải rụng”. Huyết ứ ở lỗ chân lông, kinh khí không thông, huyết mới không rót vào chân tóc thì sẽ gây nên tóc rụng. . Do Huyết Nhiệt: Sách ‘Nho Môn Sự Thân’ viết: “Tuổi trẻ bị rụng tóc sớm là do huyết bị quá nhiệt. Người xưa chỉ biết tóc là phần dư của huyết, huyết suy thì tóc sẽ rụng, không biết rằng nếu huyết nhiệt thì tóc không mọc được tạng Can, thuộc Mộc, nếu hỏa nhiều, thủy ít, mộc không sinh được, mộc không được nuôi dưỡng, hỏa bốc lên đầu, gây nên viêm. Chứng nhiệt bệnh ra mồ hôi, tóc thường bị rụng, có thể do hàn được sao?”. Huyết là phần tinh vi của thủy cốc tạo nên để nuôi dưỡng toàn thân, nếu ăn những thức ăn cay nóng quá, thức ăn nướng hoặc tinh thần uất ức hóa thành hỏa hoặc tuổi trẻ khí huyết bị tổn hao, Can mộc hóa hỏa làm tổn hại âm huyết hoặc huyết nhiệt sinh phong, phong nhiệt theo khí đưa lên đầu, chân tóc không được âm huyết nuôi dưỡng, tóc sẽ rụng hoặc khô đi hoặc bị bạc sớm. . Do Huyết Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Mạch Xung Nhâm là biển của huyết, biệt lạc của nó đi lên môi, miệng. Nếu huyết thịnh thì nó sẽ nuôi dưỡng râu tóc, vì thế tóc râu tươi tốt. Nếu huyết khí suy yếu, kinh mạch hư kiệt, không được vinh nhuận tóc sẽ bị rụng”. Doanh huyết hư tổn, mạch Xung Nhâm suy thì tóc sẽ khô, không nhuận hoặc héo úa, tóc mọc ít, hoặc rụng. . Do Thất Tinh: Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Người bị thất tinh, bụng dưới đau cấp, âm đầu bị hàn, hoa mắt, tóc rụng, mạch cực hư, Khổng, do thanh cốc, vong huyết, thất tinh”. Ý nói người bị thất tinh, người nam tinh tiết ra nhiều quá, hoặc tinh cung, huyết hải bị hao tổn, trống rỗng, dương khí theo tinh tiết ra ngoài sẽ gây nên hoa mắt, tóc rụng. . Do Hư: Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Người ta nếu có phong tà ở đầu, bên ngoài bị hư yếu thì sẽ bị rụng tóc, cơ nhục khô héo, giống như tơ sợi, như mỡ bóng, không ngứa, vì vậy gọi là Quỷ Tiễn Đầu”. Da đầu trống, hư, ngoại phong thừa cơ xâm nhập vào làm cho chân tóc bị rỗng, không được nuôi dưỡng gây nên rụng tóc. . Do Thấp Nhiệt: Sách ‘Lâm Chứng Chỉ Nam’ viết: “Thấp tà xâm nhập vào bên trong, do uống rượu, trà, ăn thức ăn sống lạnh, béo ngọt”. Cho thấy ăn thức ăn béo ngọt nhiều quá làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt uẩn kết bên trong theo đường kinh bốc lên nung đốt râu tóc, thấm vào chân tóc, gây nên tóc nhờn, tóc mọc ít, rụng tóc. . Do Suy Yếu Từ Trong Thai: Người xưa cho rằng thai vào tháng thứ 7 trở đi, tóc mọc dài. Vì vậy, lúc thụ thai mà tạng phủ suy yếu, thai khí kém thì thận khí cũng yếu, tóc mọc kém hoặc ít, hoặc khô héo. Sách ‘Lan Đài Quỹ Phạn – Tiểu Nhi’ viết: “Tóc lâu không mọc, mọc thì không đen, là dấu hiệu thai suy yếu”. Triệu Chứng Mỗi ngày dưới 50 sợi tóc rụng là bình thường. Theo Bs Diana Bihova, nhà nghiên cứu da liễu học, trong một nghiên cứu cá nhân ở Newyork cho rằng: một ngày rụng khoảng 10-100 sợi tóc là bình thường. Nếu trên 100 sợi mỗi ngày là dấu hiệu cần chú ý. Để tóc 2 ngày không gội, túm 10 sợi tóc chỗ thường rụng, kéo căng vừa phải, nếu trên 3 sợi rời ra là rụng có tính bệnh lý. Theo YHCT, trên lâm sàng thường gặp các loại Tóc Rụng sau: + Huyết Nhiệt Sinh Phong: Đột nhiên tóc rụng từng mảng lớn, da đầu ngứa, vùng da đầu nóng, tâm phiền, hoảng hốt, phiền táo không yên, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi ít, mạch Tế, Sác. Điều trị: Lương huyết, tức phong, dưỡng âm, hộ phát. Dùng bài Tứ Vật Thang hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn: Sinh địa, Nữ trinh tử, Tang thầm tử đều 15g, Đơn bì (sao), Xích thược, Bạch thược, Sơn thù du đều 10g, Huyền sâm, Cự thắng tử, Thỏ ty tử đều 12g, Phục thần, Đương quy, Trắc bá diệp, Đại giả thạch (sống) đều 18g. + Huyết Ứ Mao Khổng: Tóc rụng, trước tiên thấy đầu đau hoặc da đầu đau, lúc đầu rụng từng vùng, sau đó rụng toàn đầu, đêm ngủ hay mơ, phiền nhiệt khó ngủ, răng lung lay, lưỡi đỏ tối hoặc có vết ứ huyết, rêu lưỡi ít, mạch Trầm Sáp. Điều trị: Thông khiếu, hoạt huyết. Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang gia giảm (Quy vĩ, Xích thược, Sinh địa đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo, Đào nhân, Hồng hoa, Táo nhân, Cúc hoa, Tang diệp đều 10g, Bạch chỉ, Mạn kinh tử, Viễn chí đều 6g). + Khí Huyết Đều Hư: Sau khi bệnh nặng, sau khi sinh, tóc bị rụng, nhiều ít không nhất định, da đầu mềm, môi trắng xanh, sợ sệt, hơi thở ngắn, tiếng nói nhẹ, đầu váng, thích ngủ, mệt mỏi, không có sức, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch tế nhược. Điều trị: Ích khí bổ huyết. Dùng bài Bát Trân Thang gia vị (Đương quy, Thục địa, Bạch thược (sao), Đảng sâm, Bạch truật đều 12g, Hoàng kỳ, Phục thần, Nữ trinh tử, Hà thủ ô, Tang thầm thử, Hoàng tinh đều 15g, Xuyên khung, Bạch phụ tử, Chích cam thảo đều 6g). + Can Thận bất Túc: Bình thường tóc vốn bị vàng hoặc trắng, thường gặp nơi người 40 tuổi trở lên, tóc rụng đều từng vùng thành mảng lớn, nếu nặng thì rụng cả lông mày, lông nách, lông mu cho đến lỗ chân lông cũng bị rụng, da mặt trắng bệch, tay chân lạnh, sợ lạnh, đầu váng, tai ù, lưng đau, gối mỏi, quy đầu lạnh, lưỡi đỏ sậm có vết nứt, ít hoặc không có rêu, mạch Trầm Tế không lực. Điều trị: Tư Can, ích Thận. Dùng bài Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn gia giảm (Hà thủ ô, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Đương quy đều 15g, Nữ trinh tử, Hắc chi ma, Hồ đào nhục, Ngưu tất đều 12g, Hoàng tinh, Tang thầm tử, Viễn chí, Thạch xương bồ đều 10g. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm: . Sinh Phát Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).: Đảng sâm, Bạch truật, Thục địa, Bá tử nhân đều 45g, Hà thủ ô, Thỏ ty tử đều 30g, Phục linh 15g, Xuyên khung, Cam thảo đều 6g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 3 lần. . Trắc Bá Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).: Trắc bá diệp 120g, Đương quy 60g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2 lần. . Nhất Ma Nhị Chí Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Hắc chi ma 30g, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Hà thủ ô (chế), Câu kỷ tử đều 10g, Sinh địa, Thục địa đều 15g, Hoàng tinh 20g. Sắc uống. . Ích Thận Vinh Phát Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Thục địa 240g, Hà thủ ô (chế) 160g, Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ, Phúc bồn tử, Hắc hồ ma, Toàn đương quy, Bạch truật (sao), Phục linh đều 120g, Nhục thung dung, Hoàng kỳ (chích), Hoàng tinh (chế), Đảng sâm đều 180g, Câu kỷ tử 150g, Ngũ vị tử 90g, Xuyên khung, Chích cam thảo đều 60g. tán bột, trộn với mật và nước làm thành viên, to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 10g, ngày 2-3 lần, với nước, trước bữa ăn. . Sinh Phát Ẩm (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hà thủ ô (chế), Tang thầm tử, Thỏ ty tử, Đan sâm, Hoàng kỳ (sống) đều 15g, Bổ cốt chỉ, Sinh địa, Đảng sâm đều 12g, Xuyên khung (tẩy rượu) 3g, Hắc chi ma 24g, Đương quy 9g. Sắc uống. TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết, sinh tinh. Trị tóc rụng. Đã trị 357 ca. khỏi hoàn toàn 298, hiệu quả ít 14, có hiệu quả 19, không hiệu quả 26. Đạt tỉ lệ 97,27%. . Tân Chế Sinh Phát Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Hà thủ ô (chế) 24g, Thục địa, Trắc bá diệp, Hoàng tinh đều 15g, Câu kỷ tử, Bổ cốt chỉ đều 12g, Đương quy, Bạch thược đều 9g, Đại táo 5 trái. Sắc uống. TD: Bổ thận tinh, ích can huyết. Trị tóc rụng. Đã trị 10 ca đều có kết quả. Uống hơn 20 thang, tóc hết rụng. Uống liên tục 1 tháng, tóc mới lại mọc. . Phục Phương Hắc Đậu Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Bổ cốt chỉ, Bạch tiên bì đều 12g, Hắc đại đậu (sao), Hà thủ ô (chế) đều 30g, Thục địa, Hoàng tinh, Khổ sâm phiến, Hoàng kỳ (sống) đều 15g, Thuyền thoái, Trần bì, Cam thảo đều 6g, Bạch truật, Phòng phong đều 10g. Sắc uống. TD: Dưỡng huyết khứ phong. Trị tóc rụng. Đã trị 3 ca, uống 60 thang, khỏi hẳn. . Quy Tinh Sinh Phát Thang (Quảng Tây Trung Y Dược 1986, 5): Đương quy, Hoàng tinh, Trắc bá diệp, Chử thực tử đều 15g, Đại hồ ma, Hồ đào nhục đều 20g, Đông trùng hạ thảo 10g. Sắc uống. TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết nhuận táo. Trị tóc rụng Đã trị 75 ca, khỏi 50, có chuyển biến 21, không hiệu quả 4. đạt tỉ lệ 94,67%. Uống thuốc 35-150 thang. . Bạch Thục Sinh Phát Thang (Tân trung Y 1988, 12): Bạch thược, Sinh địa đều 12-15g, Hà thủ ô 10-20g, Thiên ma, Thỏ ty tử, Đương quy, Mạch môn, Thiên môn đều 10-12g. Sắc uống. TD: Tư bổ Can Thận, dưỡng huyết, sinh phát (tóc). Trị tóc rụng. Đã trị 10 ca, khỏi 7, hiệu quả ít 2, ngưng trị liệu giữa chừng 1. Đạt kết 90%. . Ô Phát Tán (Quảng Tây Trung Y Dược) 1986, 2): Hà thủ ô, Hắc chi ma đều 305g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, này hai lần. Dùng đường đỏ nấu lấy nước uống thuốc. TD: Tư âm dưỡng huyết, làm đen tóc. Trị trẻ tuổi mà tóc rụng. Đã trị 8 ca, uống 2-10 tháng, tóc bạc chuyển thành đen. . Tảo Bạch Thang (Liễu Châu – Chu Vân Hồng Kinh Nghiệm Phương): Hạn liên thảo, Phục linh, Hợp hoan bì (sao vàng), Cát cánh đều 4g, Thục địa, Trần bì, Táo nhân (sao), Huyền sâm đều 5g, Nhục thung dung, Hoàng kỳ (sống), Bổ cốt chỉ đều 6g, Tang thầm tử, Trắc bá diệp đều 8g, Thương truật 10g, Hoàng tinh, Đan sâm đều 7g, Đăng tâm thảo, Nhân sâm đều 2g, Khổ sâm 9g, Sa sâm, Thiên long thảo (tươi) đều 11g, Xa tiền thảo (tươi) 15g. Sắc uống liên tục 30-50 thang. TD: Bổ Can dưỡng huyết, ôn Thận ích tinh, thanh tiết Phế nhiệt, ích khí sinh huyết. Trị đầu bạc trước 50 tuổi. Đã trị 3568 ca, đạt tỉ lệ 96%. Uống nửa tháng, tóc trắng biến thành đen. Khi điều trị, cần chú ý: + Một số nguyên nhân có tính giai đoạn, tránh được nguyên nhân đó tóc sẽ trở lại bình thường. + Ngưng dùng các loại hóa chất (dầu gội đầu…), tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, loại bỏ Stress… tóc sẽ trở lại bình thường. + Ăn các loại đậu, nấm, lòng đỏ trứng, sữa ong chúa… tóc sẽ trở lại bình thường sau 1 tháng. + Cân bằng dinh dưỡng: thức ăn có đủ cá, thịt, trứng, sữa, 100g rau các loại, 100g củ quả non, 200g quả chín tươi. CHÂM CỨU TRỊ RỤNG TÓC + Huyết nhiệt: Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý + Huyết ứ: Thái xung, Nội quan xuyên Ngoại quan, Tam âm giao, Cách du. + Huyết hư: Can du, Thận du, Túc tam lý. + Can Thận bất túc: Thận du, Can du, Thái khê, Huyết hải, Tam âm giao (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). . Chọn huyệt theo kinh: chủ yếu dùng Túc tam lý, Tam âm giao. Phối hợp với Đầu duy, Túc lâm khấp, Hiệp khê, Côn lôn, Thái xung, Thái khê. (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). . Dùng huyệt theo kinh nghiệm: Huyệt chính là Phòng lão (sau Bá hội 1 thốn), Kiện não dưới Phong trì 0,5 thốn). Phối hợp, ngứa nhiều thêm Đại chùy; Đầu bóng như dầu mỡ thêm Thượng tinh; Tóc rụng ở hai bên đầu thêm Đầu duy (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Cách châm: Thực thì tả, hư thì bổ. Châm đắc khí lưu kim 30 phút, vê kim khoảng 3-5 lần. 2 ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình. Nhĩ Châm Chọn huyệt Phế, Thận, Thần môn, Giao cảm, Nội tiết, Tỳ. Châm lưu kim 30 phút. Vê kim 5-6 lần. Hai ngày châm một lần. 10 ngày là một liệu trình. ĐỀ PHÒNG RỤNG TÓC + Tránh các tác nhân gây rụng tóc: thuốc, hóa chất, nấm, tia bức xạ… + Cẩn thận trong khi chải tóc, nhất là phái nữ, nên chải từng chùm và chải ở phần đuôi trước vì chải mạnh nhiều lần và bắt đầu từ chỗ da đầu trước dễ làm đứt tóc và gây bệnh tóc chẻ (chải lược thưa trước rồi mới chải lược dày sau). + Giữ đầu sạch nhưng không nên gội đầu thường làm dễ rụng tóc (trung bình tuần 1-2 lần). Không nên dùng dầu gội đầu có nhiều chất kiềm làm tóc khô dễ rụng. Chọn dầu gội đầu thích hợp với tóc khô tóc nhờn, tóc bình thường, nên gội đầu bằng nước ấm cho tóc sạch và chân tóc được khỏe mạnh. Tối trước khi ngủ, chà xát da đầu 5-10 phút để máu huyết da đầu lưu thông nhiều nuôi chân tóc. . rụng tóc nếu đầu tóc bị chiếu vào. Với liều bức xạ thấp, rụng tóc có thể hồi phục được, với liều cao, tia bức xạ làm viêm tóc, da, rụng tóc không hồi phục được. Bệnh Rụng Từ'ng Mảng Tóc. đó. Tóc rụng là hậu quả của quá trình này. Do bỏng, chấn thương, Lupus ban đỏ ngoài da, bệnh nhiễm trùng, nấm tóc làm tóc bị gãy ngắn gây nên rụng trụi tóc. + Rụng Tóc Không Sẹo: Quá trình rụng. là mùa tóc rụng nhiều. Theo Đông y, tóc có liên hệ với huyết, với tạng thận, vì theo Đông y tóc là phần dư ra của huyết. Cơ Chế Rụng Tóc Mỗi người có chừng 90.000 – 140.000 sợi tóc. Tóc sống

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN