Bài tập trắc nghiệp sinh học có đáp án

26 833 0
Bài tập trắc nghiệp sinh học có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN IV: SINH HỌC CƠ THỂ CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 1/ Vai trò của Ni 2+ trong cơ thể thực vật là: a Thành phần của enzim urêaza b Thành phần của prôtêin c Hoạt hóa nhiều enzim d Quang phân li nước, cân bằng ion 2/ Chất khí nào đuợc thải ra do hô hấp nhưng có thể dùng để bảo quản nông sản do tác dụng ức chế hô hấp? a CO 2 b NH 3 c O 2 d NO 2 3/ Dòng vận chuyển các chất hữu cơ và ion khoáng di động đi từ tế bào quang hợp ở lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ là: a Dòng mạch gỗ b Dòng đi ngang c Dòng mạch rây d Dòng đi lên 4/ Lượng nước mà cây hấp thụ được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống và chuyển hóa vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể chiếm tỉ lệ trên tổng lượng nước hấp thu được là khoảng: a 30% b 98% c 2% d 100% 5/ Lượng nước mà cây hút đuợc dùng để thoát hơi nuớc chiếm trên tổng lượng nuớc hút đuợc là khoảng: a 99,8% b 2% c 98% d 9,8% 6/ Hiện tượng ứ giọt ở lá là do: a độ ẩm tương đối của không khí bão hoà và do lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau tạo nên sức căng bề mặt; hệ quả: hơi nước dễ dàng thoát ra được hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá b độ ẩm tương đối của không khí quá thấp và do lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau tạo nên sức căng bề mặt; hệ quả: hơi nước không thoát ra được hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá c độ ẩm tương đối của không khí bão hoà và do lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau tạo nên sức căng bề mặt; hệ quả: hơi nước không thoát ra được hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá d ban đêm lực đẩy do áp suất của rễ quá yếu không đủ sức đẩy nước ra khỏi thủy khổng của lá 7/ Khi một tế bào mạch ống của mạch gỗ bị tắt thì: a Dòng nước và ion khoáng len qua những lỗ nằm ngang đi vào các tế bào mạch ống khác để tiếp tục đi lên b Dòng nước và ion khoáng bị chặn lại không thể tiếp tục đi lên c Dòng nước và ion khoáng quá mạnh có thể làm thông đường ống tại chỗ bị tắt để tiếp tục đi lên d Dòng nước và ion khoáng len qua những lỗ nằm ngang đi vào các tế ống rây để tiếp tục đi lên 8/ Vi khuẩn cố định đạm chủ yếu được ứng dụng để nghiên cứu sản xuất chế phẩm: a Khí nitơ công nghiệp b Phân bón vi sinh c Khí nitơ công nghiệp d Phân bón hóa học 9/ Cấu trúc tham gia thoát hơi nước của lá là khí khổng và cutin, trong đó thoát nước qua khí khổng chiếm khoảng: a 75% ở cây chịu bóng, 90% ở cây ngoài sáng b 25% ở cây chịu bóng, 10% ở cây ngoài sáng c 10% ở cây chịu bóng, 25% ở cây ngoài sáng d 90% ở cây chịu bóng, 75% ở cây ngoài sáng 10/ Phân N-P-K 20 - 20 - 15 nghĩa là có 20 kg đạm, 20 kg lân và 15 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử để bón phân cân đối N - P - K với hàm lượng 30 kg- 20 kg- 15 kg cho 1ha đất thì dùng 100 kg N-P-K 20- 20-15 và cần dùng thêm bao nhiêu kg phân urê với hàm lượng 46% đạm? a 46kg b 21,74kg c 10kg d 20kg 11/ Phân N-P-K 20 - 20 - 15 nghĩa là có 20 kg đạm, 20 kg lân và 15 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử bón 200 kg phân N - P - K 20-20-15 và cần thêm bao nhiêu kg phân urê với hàm lượng 46% đạm để có loại phân trộn trong đó có chứa N-P-K: 60kg : 40kg : 30kg? a 46kg b 43,48kg c 20kg d 92kg 12/ Phân D-A-P 18 - 46 - 0 nghĩa là có 18 kg đạm, 46 kg lân và 0 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử bón 100 kg phân D - A - P và cần dùng thêm bao nhiêu kg phân urê với hàm lượng 46% đạm để có loại phân trộn trong đó có chứa N-P-K: 100kg : 46kg : 0kg? a 82kg b 178,26kg c 92kg d 100kg 13/ Phân D-A-P 18 - 46 - 0 nghĩa là có 18 kg đạm, 46 kg lân và 0 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử bón 100 kg phân D - A - P và cần dùng thêm bao nhiêu kg phân kali với hàm lượng 60% kali để có loại phân trộn trong đó có chứa N-P-K: 18kg : 46kg : 30kg? a 50kg b 46kg c 18kg d 30kg 14/ Khi tế bào khí khổng mất nước thì: a Thành mỏng hết căng và thành dày cong theo, khí khổng đóng lại b Thành mỏng căng ra, thành dày cong theo, khí khổng mở ra c Thành mỏng hết căng và thành dày duỗi, khí khổng đóng lại d Thành mỏng căng ra, thành dày duỗi, khí khổng mở ra 15/ Khi tế bào khí khổng no nước thì: a Thành mỏng căng ra, thành dày duỗi, khí khổng mở ra b Thành mỏng căng ra, thành dày cong theo, khí khổng mở ra c Thành mỏng hết căng và thành dày duỗi, khí khổng đóng lại d Thành mỏng hết căng và thành dày cong theo, khí khổng đóng lại 16/ Vai trò của SO 4 2- trong cơ thể thực vật là: a Thành phần của prôtêin b Thành phần của enzim urêaza c Cần cho sự trao đổi nitơ d Hoạt hóa nhiều enzim 17/ Vai trò của Mg 2+ trong cơ thể thực vật là: a Thành phần của xitôcrôm b Thành phần của prôtêin c Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim d Cần cho sự trao đổi nitơ 18/ Quang phân li nước và cân bằng ion trong cơ thể thực vật là vai trò của ion khoáng nào sau đây: a Cl - b Fe 3+ c K + d Ni 2+ 19/ Các chất đệm của môi trường trong là những chất: a Không có vai trò đối với quá trình sinh lí b Có khả năng trung hòa ion K + hay Cl - c Có khả năng trung hòa ion H + hay NaHPO 4 - d Có khả năng trung hòa ion H + hay OH - 20/ Khi nồng độ glucôzơ trong máu quá cao, cơ thể người sẽ điều chỉnh bằng cách: a Tiết glucagôn để chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen b Tiết insulin để chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ c Tiết insulin để chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen d Bài xuất glucôzơ qua nước tiểu 21/ Thận có vai trò chủ yếu trong cơ thể: a Điều hòa đường huyết b Điều hòa áp suất thẩm thấu c Điều hòa nồng độ glucôzơ d Điều hòa thân nhiệt 22/ Khi nồng độ glucôzơ trong máu quá thấp, tế bào α trong đảo tụy của cơ thể người sẽ điều chỉnh bằng cách: a Tiết glucagôn để chuyển hóa glicôgen thành glucôzơ b Bài xuất glucôzơ qua nước tiểu c Tiết insulin để chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen d Tiết glucagôn để chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen 23/ Hiện tượng thẩm thấu là: a Chất tan vận chuyển từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương b Nước vận chuyển từ môi trường ưu trương sang môi trường nhược trương c Nước vận chuyển từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương d Chất tan vận chuyển từ môi trường ưu trương sang môi trường nhược trương 24/ Hiện tượng khuếch tán là gì? a Nước vận chuyển từ môi trường ưu trương sang môi trường nhược trương b Một chất vận chuyển từ môi trường loãng sang môi trường đậm đặc c Một chất vận chuyển từ môi trường đậm đặc sang môi trường loãng d Chất tan vận chuyển từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương 25/ Đai Caspari trong rễ cây được xem là cấu trúc: a phát huy ưu điểm của con đường vận chuyển nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào b phát huy ưu điểm của con đường vận chuyển nước và ion khoáng qua thành tế bào - gian bào c khắc phục hạn chế của con đường vận chuyển nước và ion khoáng qua thành tế bào - gian bào d khắc phục hạn chế của con đường vận chuyển nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào 26/ Dạng nitơ mà cây hấp thụ được là: a NO 3 b NH 4 + c NH 3 và NO 2 - d NH 4 + và NO 3 - 27/ Một mẫu ruộng ngô đang kết trái thu được như sau: toàn bộ cây kể cả thân, gốc rễ và lá 0.40 tấn CK/ha/ngày; riêng phần trái ngô là 0.15 tấn CK/ha/ngày; nếu tách hạt ra thì được 0.05 tấn CK/ha/ngày. Giả sử chỉ có hạt là có giá trị kinh tế. Vậy: a Năng suất kinh tế là 0.05 tấnCK/ha/ngày b Năng suất kinh tế là 0.40 tấnCK/ha/ngày c Năng suất kinh tế là 0.15 tấnCK/ha/ngày d Năng suất kinh tế là 0.60 tấnCK/ha/ngày 28/ Một mẫu ruộng ngô đang kết trái thu được như sau: toàn bộ cây kể cả thân, gốc rễ và lá 0.40 tấn CK/ha/ngày; riêng phần trái ngô là 0.15 tấn CK/ha/ngày; nếu tách hạt ra thì được 0.05 tấn CK/ha/ngày. Giả sử chỉ có hạt là có giá trị kinh tế. Vậy: a Năng suất sinh học là 0.40 tấn CK/ha/ngày b Năng suất sinh học là 0.15 tấn CK/ha/ngày c Năng suất sinh học là 0.05 tấn CK/ha/ngày d Năng suất sinh học là 0.20 tấnCK/ha/ngày 29/ Ion khoáng nào cần cho sự trao đổi nitơ trong cơ thể thực vật: a MoO 4 2- b Mn 2+ c Fe 2+ d SO 4 2- 30/ Các vi sinh vật cố định đạm: a Có thể chuyển hóa đạm hữu cơ thành đạm vô cơ b Có thể sử dụng nitơ không khí dạng NO hoặc NO 2 c Đều có khả năng tổng hợp enzim nitrôgenaza d Chỉ sống cộng sinh với các sinh vật khác 31/ Giai đoạn đầu của quá trình biến đổi nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng (từ chất hữu cơ tạo ra NH 4 + ) gọi là giai đoạn: a dị hóa b khoáng hóa c amôn hóa d nitrat hóa 32/ Giai đoạn sau của quá trình biến đổi nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng (từ NH 4 + tạo ra NO 3 - ) gọi là giai đoạn: a hiđrat hóa b nitrat hóa c dị hóa d khoáng hóa 33/ Thọc tay vào bao lúa đang nẩy mầm ta thấy nóng hơn bao lúa khô là do: a Hạt nẩy mầm chứa nhiều nước nên giữ nhiệt tốt b Hạt đang quang hợp mạnh nên tỏa nhiệt c Hạt nẩy mầm hô hấp mạnh nên tỏa nhiệt d Hạt nẩy mầm được ngâm trong nước " 2 sôi 3 lạnh" 34/ Nitơ phân tử N 2 được vi sinh vật cố định nitơ trong đất chuyển hóa thành NH 3 , NH 3 dễ dàng được cây hấp thụ vì: a Nó có thể biến thành NH 4 + nhờ trong nước có nhiều ion OH - b Nó có thể biến thành NH 4 + nhờ trong nước có nhiều ion H + c Nó có thể biến thành NO 3 - nhờ trong nước có nhiều ion OH - d Nó có thể biến thành NO 3 - nhờ trong nước có nhiều ion H + 35/ Ý nghĩa của quá trình chuyển hóa nitơ trong đất là: a Tạo dạng nitơ hòa tan (NH 4 + và NO 3 - ) từ nitơ hữu cơ b Tạo dạng nitơ hòa tan từ nitơ không khí c Tạo dạng NO từ nitơ không khí d Tạo dạng N 2 từ nitơ hữu cơ 36/ Trong đất xảy ra quá trình biến đổi NO 3 - thành N 2 được gọi là quá trình: a Amôn hóa b Nitrit hóa c Cố định nitơ d Phản nitrat hóa 37/ Vì sao rễ cây không hấp thụ được nitơ hữu cơ? a Vì nitơ hữu cơ có liên kết ba bền vững, thực vật không có hệ enzim phù hợp để phá hũy nó b Vì nitơ hữu cơ có phân tử lượng nhỏ, không thể vận chuyển qua màng tế bào và không có cơ chế vận chuyển qua màng tế bào lông hút c Vì nitơ hữu cơ có liên kết hai bền vững, thực vật không có hệ enzim phù hợp để phá hũy nó d Vì nitơ hữu cơ có phân tử lượng lớn, không thể vận chuyển qua màng tế bào và không có cơ chế vận chuyển qua màng tế bào lông hút 38/ Vì sao rễ cây không hấp thụ được nitơ không khí (N 2 )? a Vì N 2 có liên kết hai bền vững, thực vật không có hệ enzim phù hợp để phá hũy nó b Vì N 2 có phân tử lượng nhỏ, không thể vận chuyển qua màng tế bào và không có cơ chế vận chuyển qua màng tế bào lông hút c Vì N 2 có liên kết ba bền vững, thực vật không có hệ enzim phù hợp để phá hũy nó d Vì N 2 có phân tử lượng lớn, không thể vận chuyển qua màng tế bào và không có cơ chế vận chuyển qua màng tế bào lông hút 39/ Vi khuẩn chuyển hóa nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng có thể phối hợp với vi khuẩn phân giải xenlulôzơ để nghiên cứu sản xuất chế phẩm: a Khí nitơ công nghiệp và phân bó hóa học b Phân bón hóa học phân giải rác hữu cơ c Phân bón vi sinh phân bón hóa học d Phân giải rác hữu cơ và phân bón vi sinh 40/ Ở cây ngô, để tạo được 1kg chất khô cần thoát 250kg nước. Giả sử biết rằng cây ngô tươi có 12.5% chất khô. Tính lượng nước cần cung cấp để sản xuất được 1 kg sinh khối tươi. a 250 kg b 2000 kg c 8 kg d 31,25 kg 41/ Ở cây ngô, để tạo được 1kg chất khô cần thoát 250kg nước. Giả sử biết rằng cây ngô tươi có 12.5% chất khô. Như vậy, với 1 tấn nước cung cấp đã tạo được bao nhiêu kg sinh khối tươi? a 31,25 kg b 32 kg c 8 kg d 250 kg 42/ Ở cây ngô, để tạo được 1kg chất khô cần thoát 250kg nước. Giả sử biết rằng cây ngô tươi có 12.5% chất khô. Như vậy, với 250 tấn nước cung cấp đã tạo được bao nhiêu tấn sinh khối khô? a 1 tấn b 8 tấn c 250 tấn d 31,25 tấn 43/ Ở cây ngô, để tạo được 1kg chất khô cần thoát 250kg nước. Giả sử biết rằng cây ngô tươi có 12.5% chất khô. Tính lượng nước cần cung cấp để sản xuất được 1 tấn sinh khối khô. a 31,25 kg b 250 tấn c 250 kg d 31,25 tấn 44/ Phân N-P-K 16 - 16 - 8 nghĩa là có 16 kg đạm, 16 kg lân và 8 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử để bón phân cân đối N - P - K với hàm lượng 30 kg- 20 kg- 10 kg cho 1ha đất thì dùng 125 kg N-P-K 16-16-8 và cần dùng thêm bao nhiêu kg phân ĐẠM SA với hàm lượng 21% đạm? a 20kg b 42kg c 47,62 kg d 21kg 45/ Phân N-P-K 16 - 16 - 8 nghĩa là có 16 kg đạm, 16 kg lân và 8 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử bón 250 kg phân N - P - K 16-16-8 và cần thêm bao nhiêu kg phân urê với hàm lượng 46% đạm để có loại phân trộn trong đó có chứa N-P-K: 60kg : 40kg : 20kg? a 200kg b 95,24 kg c 42kg d 92kg 46/ Phân D-A-P 18 - 46 - 0 nghĩa là có 18 kg đạm, 46 kg lân và 0 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử bón 100 kg phân D - A - P và cần dùng thêm bao nhiêu kg phân đạm SA với hàm lượng 21% đạm để có loại phân trộn trong đó có chứa N-P-K: 100kg : 46kg : 0kg? a 178,26 kg b 368 kg c 284 kg d 390,48 kg 47/ Phân D-A-P 18 - 46 - 0 nghĩa là có 18 kg đạm, 46 kg lân và 0 kg Kali trong 100kg phân bón. Giả sử bón 100 kg phân D - A - P và cần dùng thêm bao nhiêu kg phân kali với hàm lượng 30% kali để có loại phân trộn trong đó có chứa N-P-K: 18kg : 46kg : 30kg? a 92kg b 100kg c 50kg d 36 kg 48/ Cây chỉ sử dụng được nitơ hữu cơ sau khi nó được vi sinh vật trong đất chuyển thành NH 4 + và NO 3 - qua quá trình: a nitrat hóa b khoáng hóa c amôn hóa d đồng hóa 49/ Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra ở lá (B), để cây sinh trưởng và phát triển tốt, A và B phẩi cân bằng, nghĩa là: a A bằng với B hoặc A lớn hơn B một ít b A rất lớn hơn B c A rất nhỏ hơn B d A bằng với B hoặc A nhỏ hơn B một ít 50/ Dạng phôtpho mà cây hấp thụ được là: a HPO 4 2- và PO 4 3- b H 2 PO 4 - và HPO 4 2- c H 2 PO 4 - và PO 4 3- d H 2 PO 4 - , HPO 4 2- và PO 4 3- 51/ Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt? a Răng cửa giữ thức ăn b Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương c Răng nanh cắn và giữ mồi d Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ 52/ Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh? a Diệp lục b b Diệp lục a, b c Diệp lục a d Diệp lục a, b và carôtenôit 53/ Phát biểu nào sau đây là đúng? a Phân tử α-carôten vào cơ thể người đuợc chuyển hóa thành 2 phân tử vitamin A b Phân tử vitamin A vào cơ thể người đuợc chuyển hóa thành 2 phân tử ß-carôten c Phân tử ß-carôten vào cơ thể người đuợc chuyển hóa thành 2 phân tử vitamin A d Phân tử vitamin A vào cơ thể người đuợc chuyển hóa thành 2 phân tử α-carôten 54/ Trong pha sáng, cứ 2 phân tử nuớc bị quang phân li, sẽ tạo ra: a 4H + + 2e - + O 2 b 4H + + 4e - + O 2 c 2H + + 2e - + O 2 d 2H + + 4e - + O 2 55/ Phát biểu nào sau đây là sai: a Hai giai đoạn cố định CO 2 (chu trình C 4 và C 3 ) của thực vật CAM đều xảy ra vào ban ngày b Thực vật C 3 trong pha tối chỉ có chu trình C 3 c Thực vật CAM trong pha tối có cả chu trình C 4 và chu trình C 3 d Thực vật C 4 trong pha tối có cả chu trình C 4 và chu trình C 3 56/ Ý nghĩa của quá trình quang hợp là: a Chuyển hóa quang năng của ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của glucôzơ và các chất hữu cơ khác b Chuyển hóa hóa năng của ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của glucôzơ và các chất hữu cơ khác c Chuyển hóa quang năng của ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH d Chuyển hóa điện năng thành năng lượng trong các liên kết hóa học của glucôzơ và các chất hữu cơ khác 57/ Câu nào sau đây là đúng nhất? a Thực vật C 4 có giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra vào ban đêm, giai đoạn sau diễn ra vào ban ngày trên cùng một loại tế bào b Thực vật CAM có 2 giai đoạn cố định CO 2 đều diễn ra vào ban đêm ở 2 loại tế bào khác nhau trên lá c Thực vật CAM có 2 giai đoạn cố định CO 2 đều diễn ra vào ban ngày ở 2 loại tế bào khác nhau trên lá d Thực vật C 4 có 2 giai đoạn cố định CO 2 đều diễn ra vào ban ngày ở 2 loại tế bào khác nhau trên lá 58/ Quang hợp diễn ra mạnh nhất ở miền ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ, trong đó: a Tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin; tia đỏ kích thích hình thành cacbohiđrat b Tia xanh tím kích thích tổng hợp axit nuclêic; tia đỏ kích thích hình thành cacbohiđrat c Tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin; tia xanh tím kích thích hình thành cacbohiđrat d Tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin; tia đỏ kích thích hình thành axit nuclêic 59/ Trong hô hấp sáng, khi cuờng độ ánh sáng cao, lượng CO 2 cạn kiệt, O 2 tích lũy nhiều, enzim Rubiscô (có hai hoạt tính ôxigenaza và cacbôxiaza) thể hiện đặc tính nào để chuyển hóa Rib-1,5-điP đến CO 2 gây lãng phí sản phẩm quang hợp? a cacbôxiaza b hiđrôgenaza c nitrôgenaza d ôxigenaza 60/ Để phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ đến CO 2 và H 2 O cần trải qua các giai đoạn hô hấp: a Chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp b Lên men, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp c Đuờng phân, lên men, chu trình Crep d Đuờng phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp 61/ Nguyên nhân chính dẫn đến máu chảy chậm nhất ở mao mạch vì: a Mao mạch ở xa tim b Tổng tiết diện của mao mạch là rất lớn c Mao mạch có đường kính rất nhỏ d Mao mạch len lỏi giữa các tế bào nên sự vận chuyển máu bị cản trở 62/ Nguyên nhân chính làm cho huyết áp giảm dần trong hệ thống động mạch từ động mạch chủ, đến tiểu động mạch và mao mạch là: a Động mạch bị xơ cứng, mất tính đàn hồi b Vận tốc dòng máu tăng lên c Ma sát giữa máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau d Tổng tiết diện của các mạch giảm dần 63/ Ở động vật có vú, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể có thể dược giải thích do: a Các loài động vật có kích thước lớn thường ít hoạt động tích cực b Các loài động vật có khối lượng cơ thể lớn thường có tim to và khỏe c Động vật nhỏ có hệ tuần hoàn chưa tiến hóa d Động vật có kích thước và khối lượng nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, nên bị mất nhiệt qua bề mặt cơ thể nhiều hơn 64/ Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư? a Vì phổi thú có kích thước lớn hơn b Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn c Vì phổi thú có cấu trúc đơn giản hơn d Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn 65/ Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O 2 của nước đi qua mang? a Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước b Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước c Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước d Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước 66/ Hạt lúa đang nẩy mầm có thể làm cho nuớc vôi trong bị vẫn đục là do: a CO 2 thoát ra phản ứng với Ca(OH) 2 sinh ra CaCO 3 kết tủa b CO 2 thoát ra phản ứng với Ca(OH) 2 sinh ra CaCO 2 kết tủa c O 2 thoát ra phản ứng với Ca(OH) 2 sinh ra CaCO 3 kết tủa d CO 2 thoát ra phản ứng với Ca(OH) 2 sinh ra Ca 2 CO 3 kết tủa 67/ Để xác định năng xuất sinh học người ta thường căn cứ trên hàm lượng chất khô. Giả sử thu mẫu sinh khối tuơi là 80kg, sấy khô đến khối lượng không đổi 1kg mẫu tươi đuợc 120g mẫu khô. Vậy trong 80kg mẫu tuơi trên sẽ có: a 9.6 kg vật chất khô b 0.12 kg vật chất khô c 9.6 kg vật chất tươi d 0.12 kg vật chất tươi 68/ Để xác định năng xuất sinh học người ta thường căn cứ trên hàm lượng chất khô. Giả sử thu mẫu sinh khối tuơi là 80kg, sấy khô đến khối lượng không đổi 1kg mẫu tươi đuợc 15% mẫu khô. Vậy trong 80kg mẫu tuơi trên sẽ có: a 12 kg vật chất khô b 12 kg vật chất tươi c 0.15 kg vật chất khô d 0.15 kg vật chất tươi 69/ Trong một mẫu ruộng lúa đang lớn, giả sử lượng chất khô do cây lúa tạo ra qua quang hợp là 0.5 tấn/ha/ngày đồng thời cũng hô hấp để duy trì các hoạt động sống nên tổng lượng chất khô tích lũy đuợc chỉ là 20% trong tổng lựợng chất khô đuợc tạo ra trên. Tính năng suất sinh học (tấn chất khô/ha/ngày) biết rằng quang hợp đóng góp khoảng 84% năng suất sinh học. a gần 0.40 tấn chất khô/ha/ngày b gần 0.84 tấn chất khô/ha/ngày c gần 0.12 tấn chất khô/ha/ngày d gần 0.50 tấn chất khô/ha/ngày 70/ Trong một mẫu ruộng khoai lang, giả sử lượng chất khô do cây khoai tạo ra qua quang hợp là 1 tấn/ha/ngày đồng thời cũng hô hấp để duy trì các hoạt động sống nên tổng lượng chất khô tích lũy đuợc chỉ là 20% trong tổng lựợng chất khô đuợc tạo ra trên. Tính năng suất sinh học (tấn chất khô/ha/ngày) biết rằng quang hợp đóng góp khoảng 80% năng suất sinh học. a 0.80 tấn chất khô/ha/ngày b 0.25 tấn chất khô/ha/ngày c 0.40 tấn chất khô/ha/ngày d 0.50 tấn chất khô/ha/ngày 71/ Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C 6 H 12 O 6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây? a Quang phân li nuớc b Chu trình Canvin c Pha tối d Pha sáng 72/ Trồng cây ngũ cốc (sản xuất tinh bột) cần tăng cuờng loại ánh sáng nào sau đây? a Miền tia da cam b Miền tia xanh lục c Miền tia đỏ d Miền tia vàng 73/ Trồng cây đậu côve, để hàm lượng prôtêin cao cần tăng cuờng loại ánh sáng nào? a Miền tia xanh lam b Miền tia xanh tím c Miền tia xanh lục d Miền tia da cam 74/ Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt? a Dạ dày đơn b Thức ăn tiếp tục được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non c Manh tràng phát triển d Ruột ngắn 75/ Trong chu trình đuờng phân, năng lượng đuợc tạo ra do phân giải một phân tử glucôzơ thành 2 phân tử axit piruvic là: a 34ATP b 36ATP c 2ATP d 38ATP 76/ Sản phẩm của hô hấp hiếu khí xảy ra trong ti thể sinh ra từ sự phân giải hai phân tử axit piruvic gồm: a 30ATP, CO 2 và H 2 O b 36ATP, CO 2 và H 2 O c 36ATP, 6CO 2 và 6H 2 O d 30ATP, 6CO 2 và 6H 2 O 77/ Trình tự quá trình truyền năng lượng ánh sáng như sau: a Carôtenôit, diệp lục b, diệp lục a, diệp lục a ở trung tâm phản ứng b Carôtenôit, diệp lục a, diệp lục b, diệp lục a ở trung tâm phản ứng c Carôtenôit, diệp lục b, diệp lục a ở trung tâm phản ứng, diệp lục a d Diệp lục a, carôtenôit, diệp lục b, diệp lục a ở trung tâm phản ứng 78/ Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ đuợc nhiều ánh sáng? a Có diện tích bề mặt lá lớn b Khí khổng tập trung ở mặt duới lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng c Phiến lá mỏng d Có cuống lá 79/ Việc phân biệt các nhóm thực vật C 3 ,C 4 , CAM chủ yếu dựa vào: a Có khả năng hô hấp sáng hay không b Cách thức cố định CO 2 trong pha tối c Đặc điểm phân bố của chúng d Phương thức sử dụng ánh sáng 80/ Trong chu trình Canvin (C 3 ), chất nhận CO 2 đầu tiên để tổng hợp cacbohidrat là: a Alđêhit phôtphoglixêric ( AlPG) b Ribulôzơ 1,5 đi phôtphat (Rib-1,5-điP) c Axit phôtphoglixêric ( APG) d Ribôzơ 81/ Sản phẩm chính của pha sáng gồm: a AMP, NADPH và CO 2 b ATP, NADH và O 2 c ATP, NADPH và O 2 d ATP, NADPH và CO 2 82/ Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối gồm: a ATP, NADPH b năng lượng ánh sáng c nuớc và CO 2 d ATP và CO 2 83/ Nguyên liệu của pha sáng là: a Ánh sáng, CO 2 , ATP và NADPH b Ánh sáng, nuớc, ADP và NADP + c Ánh sáng, nuớc, ATP và NADPH d Ánh sáng, nuớc, CO 2 84/ Nguyên liệu của pha tối là: a ATP, NADPH, ánh sáng, nuớc, CO 2 b ADP, NADP + , CO 2 , Rib-1,5-điP c ATP, NADPH, CO 2 , Rib-1,5-điP d Ánh sáng, CO 2 , ADP, NADP + 85/ Sản phẩm chính của pha tối gồm: a Glucôzơ và các chất hữu cơ, nuớc, ADP, NADP + , tái tạo Rib-1,5-điP b AMP, NADPH và CO 2, Ánh sáng c Glucôzơ và các chất hữu cơ, nuớc, O 2 và CO 2 d ADP, NADP + , tái tạo Rib-1,5-điP, PEP, nuớc 86/ Chất hữu cơ ổn định đầu tiên được tạo ra trong pha tối trong chu trình C 3 là: a PEP (axit phôtphoeolpiruvic) b Ribulôzơ 1,5 đi phôtphat ( Rib-1,5-điP) c Alđêhit phôtphoglixêric ( AlPG) d APG (axit phôtphoglixêric) 87/ Loại thực vật quang hợp theo chu trình C4 là: a Mía, rau dền, ngô, cao luơng, kê, b Thuốc bỏng, xuơng rồng, dứa (khóm), thanh long, c Hầu hết thực vật d Mía, rau dền, thuốc bỏng, xuơng rồng, 88/ Gọi là thực vật C 4 vì: a Quá trình cố định CO 2 chỉ có một giai đoạn là chu trình C4, không có chu trình C 3 b Quá trình cố định O 2 có giai đoạn tạo sản phẩm ổn định đầu tiên là một hợp chất 4C c Quá trình cố định H 2 O có giai đoạn tạo sản phẩm ổn định đầu tiên là một hợp chất 4C d Quá trình cố định CO 2 có giai đoạn tạo sản phẩm ổn định đầu tiên là một hợp chất 4C 89/ Điểm bảo hòa ánh sáng là trị số cường độ ánh sáng mà tại đó: a Cường độ quang hợp không tăng thêm nếu tăng thêm cuờng độ ánh sáng b Quang hợp cân bằng với thoát hơi nước c Quá trình quang hợp có thể diễn ra d Cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp 90/ Điểm bù ánh sáng là trị số cường độ ánh sáng mà tại đó: a Quang hợp cân bằng với thoát hơi nước b Quá trình quang hợp không thể diễn ra c Cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp d Cường độ quang hợp không tăng thêm nếu tăng thêm cuờng độ ánh sáng 91/ Điểm bảo hòa CO 2 là trị số nồng độ CO 2 trong không khí: a để cuờng độ quang hợp đạt cực đại b mà tại đó quá trình quang hợp không thể diễn ra c mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp d mà tại đó quang hợp cân bằng với thoát hơi nước 92/ Điểm bù CO 2 là trị số nồng độ CO 2 trong không khí mà tại đó: a Cường độ quang hợp không tăng thêm nếu tăng thêm nồng độ CO 2 b Quang hợp cân bằng với thoát hơi nước c Quá trình quang hợp không thể diễn ra d Cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp 93/ Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào? a Tiêu hoá hoá và cơ học b Chỉ có tiêu hoá cơ học c Tiêu hoá hoá học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh d Chỉ có tiêu hoá hoá học 94/ Vai trò của quá trình hô hấp đối với thực vật là: a Cung cấp O 2 cho quá trình quang hợp b Thải bớt CO 2 là chất độc ra khỏi cơ thể c Cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sống d Cung cấp nguyên liệu cho sự thoát hơi nước 95/ Ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo cơ chế thụ động là: a đi từ đất có thế nước thấp vào tế bào lông hút có thế nước cao b đi từ đất có thế nước cao vào tế bào lông hút có thế nước thấp c đi từ đất có nồng độ ion cao vào tế bào lông hút có nồng độ ion thấp d đi từ đất có nồng độ ion thấp vào tế bào lông hút có nồng độ ion cao 96/ Cơ chế hấp thụ ion một cách chủ động của tế bào lông hút là: a nước đi từ đất có thế nước cao vào tế bào lông hút có thế nước thấp b các ion khoáng mà cây có nhu cầu cao chuyển qua màng tế bào lông hút ngược chiều gradient nồng độ, nhờ bơm vận chuyển và cần tiêu tốn năng lượng c các ion khoáng đi từ đất có nồng độ ion cao vào tế bào lông hút có nồng độ ion thấp d các ion khoáng đi từ đất có nồng độ ion thấp vào tế bào lông hút có nồng độ ion cao 97/ Nước di chuyển từ trong đất: môi trường nhược trương (thế nước cao) vào tế bào lông hút (và các tế bào non khác) có dịch bào ưu trương (thế nước thấp), là nội dung của: a cơ chế hấp thụ nước chủ động của lông hút b cơ chế hấp thụ ion khoáng thụ động của lông hút c cơ chế hấp thụ ion khoáng chủ động của lông hút d cơ chế hấp thụ nước thụ động của lông hút 98/ Dòng vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ rồi đi lên đến các bộ phận cơ quan của cây là: a Dòng đi xuống b Dòng đi ngang c Dòng mạch rây d Dòng mạch gỗ 99/ Lực đẩy do áp suất của rễ được tạo ra do: a Sự thoát hơi nước qua lá b Chênh lệch nồng độ của dung dịch đất ưu trương hơn dịch tế bào lông hút c Chênh lệch nồng độ của dung dịch đất nhược trương hơn dịch tế bào lông hút d Chênh lệch nồng độ của cơ quan nguồn và cơ quan đích 100/ Động lực đẩy dòng mạch gỗ có được do sự phối hợp của các loại lực: a Lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ b Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữ cơ quan nguồn và cơ quan chứa c Lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa d Lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa 101/ Động lực đẩy dòng mạch rây chủ yếu do sự phối hợp của các loại lực: a Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa b Lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữ cơ quan nguồn và cơ quan chứa c Lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữ cơ quan nguồn và cơ quan chứa d Lực đẩy do áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ 102/ Máu giàu CO 2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O 2 quay trở lại tim, hoạt động này thuộc: a Hệ tuần hoàn đơn b Vòng tuần hoàn lớn c Vòng tuần hoàn nhỏ d Vòng tuần hoàn kép 103/ Nhóm động vật nào sau đây có sự pha trộn máu giàu O 2 và máu giàu CO 2 ? a Bò sát (trừ cá sấu) b Cá xương, chim, thú c Lưỡng cư, chim d Lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) 104/ Diều (mề) ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá? a Diều được hình thành từ ruột non b Diều được hình thành từ thực quản c Diều được hình thành từ tuyến nước bọt d Diều được hình thành từ tuyến khoang miệng 105/ Trung khu điều hòa ở hành não làm tim đập chậm và yếu, mạch máu dãn rộng. Đó là cơ chế điều hòa: a Làm tăng áp suất thẩm thấu b Làm giảm huyết áp c Làm tăng huyết áp d Làm giảm áp suất thẩm thấu 106/ Gan điều hòa áp suất thẩm thấu thông qua điều hòa: a nồng độ của nhiều chất trong huyết tương b thân nhiệt c nồng độ glicôgen trong gan d nồng độ glucôzơ trong máu 107/ Thời gian nghỉ ngơi trung bình trong một chu kì tim của tâm thất người là: a 0.3 s b 0.7 s c 0.1 s d 0.5 s 108/ Thời gian hoạt trung bình trong một chu kì tim của tâm thất người là: a 0.3 s b 0.1 s c 0.7 s d 0.5 s 109/ Thời gian hoạt trung bình trong một chu kì tim của tâm nhĩ người là: a 0.3 s b 0.1 s c 0.7 s d 0.5 s 110/ Thời gian nghỉ ngơi trung bình trong một chu kì tim của tâm nhĩ người là: a 0.3 s b 0.5 s c 0.1 s d 0.7 s 111/ Pha dãn chung trung bình trong một chu kì tim người là: a 0.7 s b 0.5 s c 0.4 s d 0.8 s 112/ Bộ phận nào của hệ dẫn truyền tim có chức năng tự phát xung điện? a Nút xoang nhĩ b Bó his c Nút nhĩ thất d Mạng puôckin 113/ Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào? a Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao b Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh c Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm d Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm ¤ Đáp án chương 1: 1[ 1]a 2[ 3]a 3[ 1]c 4[ 1]c 5[ 1]c 6[ 3]c 7[ 3]a 8[ 3]b 9[ 2]a 10[ 4]b 11[ 4]b 12[ 4]b 13[ 4]a 14[ 1]c 15[ 1]b 16[ 1]a 17[ 1]c 18[ 1]a 19[ 1]d 20[ 1]c 21[ 1]b 22[ 1]a 23[ 2]c 24[ 2]c 25[ 2]c 26[ 1]d 27[ 4]a 28[ 4]a 29[ 1]a 30[ 1]c 31[ 2]c 32[ 2]b 33[ 3]c 34[ 2]b 35[ 2]a 36[ 2]d 37[ 2]d 38[ 2]c 39[ 3]d 40[ 4]d 41[ 4]b 42[ 4]a 43[ 4]b 44[ 4]c 45[ 4]b 46[ 4]d 47[ 4]b 48[ 2]b 49[ 2]a 50[ 1]c 51[ 1]a 52[ 2]c 53[ 2]c 54[ 2]b 55[ 2]a 56[ 2]a 57[ 2]d 58[ 2]a 59[ 2]d 60[ 2]d 61[ 2]b 62[ 2]c 63[ 4]d 64[ 2]b 65[ 2]c 66[ 3]a 67[ 4]a 68[ 4]a 69[ 4]c 70[ 4]b 71[ 3]b 72[ 3]c 73[ 3]b 74[ 1]c 75[ 1]c 76[ 1]c 77[ 1]a 78[ 1]a 79[ 1]b 80[ 1]b 81[ 1]c 82[ 1]a 83[ 1]b 84[ 1]c 85[ 1]a 86[ 1]d 87[ 1]a 88[ 1]d 89[ 1]a 90[ 1]c 91[ 1]a 92[ 1]d 93[ 1]c 94[ 1]c 95[ 1]c 96[ 1]b 97[ 1]d 98[ 1]d 99[ 1]c 100[ 1]a 101[ 1]a 102[ 1]c 103[ 1]d 104[ 4]b 105[ 3]b 106[ 2]a 107[ 1]d 108[ 1]a 109[ 1]b 110[ 1]d 111[ 1]c 112[ 1]a 113[ 1]d [...]... không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào? a Mọc vống lên và có màu xanh b Mọc vống lên và có màu vàng úa c Mọc bình thường và có màu vàng úa d Mọc bình thường và có màu xanh 19/ Động vật phớt lờ, không trả lời kích thích quen thuộc, nhàm chán, là loại tập tính học được: a Học ngầm b In vết c Học khôn d Quen nhờn 20/ Dựa vào kiến thức đã có, học sinh giải được một bài toán đại số mới là hình thức học tập: ... phân sinh lóng b mô phân sinh bên c mô phân sinh đỉnh d mô phân sinh đỉnh rễ 56/ Loại mô phân sinh chỉ có ở thực vật hai lá mầm là a mô phân sinh lóng b mô phân sinh bên c mô phân sinh đỉnh rễ d mô phân sinh đỉnh 57/ Cây một lá mầm thường ít to về bề ngang vì a Không có mô phân sinh bên nên không có quá trình sinh trưởng sơ cấp b Có mô phân sinh lóng nên không có quá trình sinh trưởng sơ cấp c Không có. .. không 24/ Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập a cung phản xạ b các phản xạ có điều kiện c các phản xạ không điều kiện d các tập tính 25/ Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính a bẩm sinh b vừa là bẩm sinh vừa là học được c chỉ là phản xạ đơn thuần, không phải tập tính d học được 26/ Tập tính bẩm sinh có trình tự các phản... của tập tính là a các phản xạ b một cung phản xạ c hệ thần kinh d trung ương thần kinh 14/ Quá trình thành lập tập tính học được phụ thuộc mối liên hệ giữa các nơron nên a có số lượng hạn chế và bền vững b có số lượng lớn và bền vững c có số lượng hạn chế và có thể thay đổi d có số lượng lớn và có thể thay đổi 15/ Giải bài toán "vừa gà vừa chó" theo phương pháp đại số ta dễ nhớ hơn phương pháp số học, ... không có quá trình sinh trưởng sơ cấp c Không có mô phân sinh bên nên không có quá trình sinh trưởng thứ cấp d Có mô phân sinh lóng nên không có quá trình sinh trưởng thứ cấp 58/ Cây trúc sào là một loài thực vật a sinh trưởng rất chậm, chỉ đạt 1cm/ngày b sinh trưởng rất nhanh, có thể đạt hơn 1m/ngày c sinh trưởng rất chậm, chỉ đạt 1dm/ngày d sinh trưởng rất nhanh, chỉ đạt 1cm/ngày 59/ Tại sao thức... về hình thức học tập: a Điều kiện hóa hành động b Điều kiện hóa đáp ứng c Quen nhờn d Học khôn 6/ Điện thế hoạt động lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau vì: a phía màng sau không có chất trung gian hoá học b phía màng sau có màng miêlin ngăn cản và màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất này c màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học d phía màng... nhanh, có thể đạt a hơn 2m/ngày b hơn 1cm/ngày c hơn 1m/ngày d hơn 1dm/ngày 10/ Yếu tố bên ngoài có tác dụng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây là a nhiệt độ b phân bón, nuớc c ánh sáng d thuốc trừ sâu 11/ Yếu tố có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi là a CO2 và phân bón b phân bón và ánh sáng c nhiệt độ và độ ẩm d ánh sáng và... quang chu kì? a Vì hoạt động của florigen phải phụ thuộc vào ánh sáng b Vì hoạt động của florigen không phụ thuộc vào ánh sáng c Vì hoạt động của phitôcrôm phải phụ thuộc vào ánh sáng d Vì hoạt động của phitôcrôm không phụ thuộc vào ánh sáng 72/ Ở người nữ, hoocmôn nào ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp? a Hoocmôn sinh trưởng b Testostêrôn, ơstrôgen c Tirôxin, insulin d Ơstrôgen... kích thích hoa và quả có kích thước lớn 53/ Một số loài động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn là a châu chấu, gián, ong, bướm tằm b gián, châu chấu, cào cào c cá chép, khỉ, chó, thằn lằn d ruồi, ong, bướm tằm, ếch 54/ Ở thực vật, thân và rễ dài ra do hoạt động của: a Mô phân sinh đỉnh b Mô phân sinh lóng c Mô phân sinh bên d Mô phân sinh đỉnh rễ 55/ Loại mô phân sinh chỉ có ở thực vật một lá... tầng sinh mạch c gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp lộn xộn d gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch 6/ Lá và thân cây một lá mầm thường có đặc điểm nào? a gân lá song song, bó mạch của thân xếp lộn xộn b gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp lộn xộn c gân lá phân nhánh, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch d gân lá song song, bó mạch của thân xếp 2 bên tầng sinh mạch . thuộc, nhàm chán, là loại tập tính học được: a Học ngầm b In vết c Học khôn d Quen nhờn 20/ Dựa vào kiến thức đã có, học sinh giải được một bài toán đại số mới là hình thức học tập: a Học ngầm b. không có quá trình sinh trưởng sơ cấp b Có mô phân sinh lóng nên không có quá trình sinh trưởng sơ cấp c Không có mô phân sinh bên nên không có quá trình sinh trưởng thứ cấp d Có mô phân sinh. của pha sáng là: a Ánh sáng, CO 2 , ATP và NADPH b Ánh sáng, nuớc, ADP và NADP + c Ánh sáng, nuớc, ATP và NADPH d Ánh sáng, nuớc, CO 2 84/ Nguyên liệu của pha tối là: a ATP, NADPH, ánh sáng, nuớc,

Ngày đăng: 12/08/2014, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan