Luyện thi đại học ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một este E mạch hở (chỉ chứa một loại nhóm chức) tạo bởi axit cacboxylic X và ancol Y thu được n CO2 – n H2O = 2.n E . Y tác dụng với Na dư cho n Na : n H2 = 1 : 1. Phát biểu đúng là A. Y là đồng đẳng của etilen glicol B. X phải làm mất màu nước brom C. Xà phòng hóa E có thể thu được anđehit hoặc xeton D. Đốt cháy X cũng như Y đều cho n CO2 = n H2O Câu 2. Cho các chất sau: (1) anilin; (2) benzylamin; (3) p-metylanilin; (4) metylamin. Thứ tự tăng dần tính bazo từ trái sang phải là A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (1), (3), (4) C. (3), (2), (1), (4) D. (4), (3), (1), (2) Câu 3. Cho hỗn hợp gồm Al, Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào cốc đựng dung dịch H 2 SO 4 loãng dư, sau phản ứng thu được 1,008 lít khí (đktc). Thêm tiếp m gam NaNO 3 vào cốc thấy có khí NO thoát ra. Giá trị nhỏ nhất của m để thể tích NO đạt cực đại là A. 0,448 B. 1,7 C. 0,85 D. 2,55 Câu 4. X là hỗn hợp gồm N 2 và H 2 có tỉ khối so với hidro là 4,25. Tiến hành tổng hợp NH 3 bằng X thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro là 17/3. Phần trăm về thể tích của NH 3 trong Y là A. 33,33% B. 40% C. 75% D. 66,66% Câu 5. X là hỗn hợp hai hidrocacbon mạch hở không cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol nước bằng số mol CO 2 . Các hidrocacbon trong X là A. ankin và anken B. ankin và ankadien C. ankan và anken D. ankan và ankadien Câu 6. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phương trình sau là bao nhiêu? 2 2 3 2 7 2 Cr O H Fe X Fe H O − + + + + + → + + A. 36 B. 43 C. 27 D. 41 Câu 7. Hòa tan hết 2,49 gam hỗn hợp rắn X gồm Al; Al 2 O 3 và Al 4 C 3 vào dung dịch HCl dư thấy bay ra 1,344 lít (đkc) hỗn hợp khí Y. Sục khí NH 3 dư vào dung dịch sau phản ứng được 5,46 gam kết tủa. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H 2 là A. 7 B. 5,2 C. 4,5 D. 3,8 Câu 8. Phát biểu nào sau đây về saccarozơ là không đúng? A. Saccarozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng B. Saccarozơ không tác dụng được với nước brom C. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 D. Saccarozơ có 8 nhóm OH trong phân tử Câu 9. Hòa tan hết 6 gam rắn X gồm Fe; FeO; Fe 2 O 3 ; Fe 3 O 4 bằng dung dịch chứa x mol HNO 3 (lấy dư 25% so với lí thuyết) thu được 1,12 lít NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị x là A. 0,25 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,426 Câu 10. Cần trộn dung dịch H 2 SO 4 0,05M với dung dịch NaOH 0,0375M theo tỉ lệ thể tích tương ứng là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 12 ? A. 1 : 4 B. 1 : 3 C. 1 : 2 D. 1 : 5 Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp các este no, đơn chức mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy khối lượng bình tăng 15,5 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị m là A. 12,4 gam. B. 15,5 gam. C. 20 gam. D. 25 gam. Câu 12. Nhiệt phân 50 gam KMnO 4 một thời gian được 47,6 gam rắn. Đã có bao nhiêu % KMnO 4 bị nhiệt phân ? A. 75% B. 47,4% C. 48,32% D. 66,66% Câu 13. Có bao nhiêu hiđrocacbon là đồng phân cấu tạo của nhau, công thức phân tử là C 4 H 8 ? A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 ☺ 0934938413 ☺ No 19 Luyện thi đại học Câu 14. Trộn đều rắn X gồm Al và FeO theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí được 13,5 gam rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thấy bay ra 0,672 lít H 2 (đkc). Vậy hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm đạt: A. 66,66% B. 75% C. 80% D. 50% Câu 15. X là amino axit chứa một nhóm NH 2 và một nhóm COOH. Chia m gam X làm 2 phần bằng nhau - Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn được 30,7 gam muối khan - Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn được 27,8 gam muối khan Giá trị m là A. 11,7 B. 23,4 C. 46,8 D. 35,6 Câu 16. Hòa tan kim loại M trong dung dịch HCl được dung dịch M 2+ . Trong dung dịch, ion M 2+ bị oxi hóa bởi ion Fe 3+ tạo dung dịch M 4+ . Vậy kim loại M là: A. Zn B. Cu C. Sn D. Cr Câu 17. Dẫn 0,25 mol hơi hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp qua ống đựng CuO dư, nung nóng. Hỗn hợp hơi Y thu được sau phản ứng dẫn vào lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 được 75,6 gam bạc. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H 2 là A. 18,8 B. 17,8 C. 21,4 D. 20,2 Câu 18. Hợp chất trong đó oxi có mức oxi hóa dương là: A. H 2 O 2 B. F 2 O C. SnO 2 D. COCl 2 Câu 19. X là hỗn hợp muối natri của 2 axit cacboxylic đơn chức no liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 13 gam X được CO 2 , H 2 O và 7,95 gam Na 2 CO 3 . Hai axit cacboxylic đã cho là: A. HCOOH và CH 3 COOH B. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH C. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH D. C 3 H 7 COOH và C 4 H 9 COOH Câu 20. 3 nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 17; 18; 19. X; Y, Z lần lượt có thể là: A. Phi kim, kim loại, phi kim. B. Phi kim, phi kim, kim loại C. Kim loại, khí hiếm, phi kim. D. Phi kim, khí hiếm, kim loại Câu 21. Cho a mol chất hữu cơ X tác dụng với Na dư được a mol H 2 . Mặt khác a mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol NaOH. Công thức phân tử của X là A. C 3 H 4 O 2 B. C 7 H 6 O 2 C. C 9 H 14 O 4 D. C 11 H 16 O 2 Câu 22. Để phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch axit loãng: HNO 3 , HCl, H 2 SO 4 , người ta dùng: A. Fe B. Ba C. Cu D. BaCO 3 Câu 23. Hỗn hợp X gồm 0,12 mol C 2 H 2 và 0,18 mol H 2 . Cho X qua bột Ni nung nóng một thời gian được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình nước brom dư thấy thoát ra hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn Z được 5,28 gam CO 2 và 3,6 gam H 2 O. Vậy độ tăng khối lượng bình nước brom là: A. 1,64 gam B. 1,44 gam C. 1,42 gam D. 1,8 gam Câu 24. Hòa tan hết 2,6 gam kim loại M trong lượng vừa đủ dung dịch HCl. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan vừa hết thì ngừng, thấy đã dùng hết 160 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy kim loại M là A. Zn B. Al C. Cr D. Fe Câu 25. Cho rắn X gồm Cu và Fe 3 O 4 vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng được rắn Y và dung dịch Z. Vậy dung dịch Z chứa: A. FeCl 3 ; HCl B. FeCl 2 ; HCl C. CuCl 2 , FeCl 2 , HCl D. CuCl 2, FeCl 2 ; FeCl 3 , HCl Câu 26. Tiến hành điện phân với điện cực trơ 400 gam dung dịch MSO 4 8% bằng dòng điện có cường độ 9,65A thấy sau 4000 giây thì có khí bắt đầu thoát ra ở catot. Kim loại M đã cho là A. Zn B. Cu C. Cd D. Ni Câu 27. Hòa tan hết 19 gam rắn X gồm CuO, Al 2 O 3 , MgO bằng dung dịch HCl rồi cô cạn được 44,3 gam muối khan. Hòa tan hết cũng lượng X trên bằng H 2 SO 4 loãng rồi cô cạn được bao nhiêu gam muối khan? A. 62,1 gam B. 55,8 gam C. 73,2 gam D. 58,5 gam Câu 28. Có thể phân biệt 5 kim loại mất nhãn là Zn, Mg, Fe, Ag, Ba với thuốc thử nào sau đây? A. nước amoniac B. dung dịch H 2 SO 4 C. dung dịch NaOH D. nước Câu 29. Axit cacboxylic mạch không phân nhánh (A) có %C và %H (theo khối lượng) lần lượt là 41,38% ☺ 0934938413 ☺ Luyện thi đại học và 3,45%. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol (A) cần tối thiểu bao nhiêu mol O 2 ? A. 0,25 B. 0,3 C. 0,4 D. 0,35 Câu 30. Dãy các tơ thuộc loại tơ poliamit: A. Tơ nilon - 6; tơ nilon - 7; tơ nitron B. Tơ nilon - 6,6; tơ nilon – 6; tơ nilon – 7 C. Tơ tằm; tơ nilon – 6; tơ nilon – 7 D. Tơ nitron; tơ tằm; bông Câu 31. Thủy phân (môi trường axit) este có công thức phân tử nào dưới đây thu được sản phẩm chỉ gồm anđehit glicolic HOCH 2 CHO và một axit cacboxylic ? A. C 5 H 6 O 4 B. C 4 H 4 O 4 C. C 4 H 6 O 4 D. C 7 H 12 O 4 Câu 32. Có bao nhiêu tripeptit khi thủy phân hoàn toàn tạo hỗn hợp gồm 3 amino axit là glyxin, alanin và valin? A. 3 B. 6 C. 12 D. 9 Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm axit axetic; axit lactic CH 3 CH(OH)COOH và axit acrylic thu được 53,2 lít CO 2 (đkc) và 31,5 gam H 2 O. % khối lượng axit acrylic trong X là A. 50% B. 33,33% C. 66,66% D. 75% Câu 34: Khi điều chế H 2 từ phản ứng của Zn với H 2 SO 4 loãng, người ta thường nhỏ thêm vào dung dịch vài giọt dung dịch CuSO 4 , với mục đích: A. Cung cấp chất xúc tác cho phản ứng B. Làm Zn bị ăn mòn hóa học nhanh chóng hơn C. Tạo thêm một lượng H 2 khác từ phản ứng của Cu với H 2 SO 4 D. Giúp Zn bị ăn mòn điện hóa, qua đó gia tăng lượng H 2 thoát ra Câu 35. Có một số phát biểu sau: (1). Anđehit vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa (2). Amino axit là các hợp chất lưỡng tính (3). Lực bazơ của các amin thơm thì yếu hơn so với amoniac (4). Trong dãy đồng đẳng axit cacboxylic no, đơn chức, lực axit tăng khi số cacbon tăng (5). Các ankylbenzen đều không làm mất màu nước brom, cũng không làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng Các phát biểu đúng là: A. (1); (2); (3) B. (1); (2); (3); (4) C. (1); (2); (3); (5) D. (2); (3); (4); (5) Câu 36. Có thể dùng H 2 SO 4 đặc để làm khô mẫu khí ẩm nào dưới đây: A. NH 3 B. HI C. HCl D. H 2 S Câu 37. X là h ỗn hợp 2 este đơn chức, tạo bởi cùng một ancol với hai axit liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X được 0,47 mol CO 2 và 0,356 mol H 2 O. Phần trăm khối lượng một este trong X là A. 33,33% B. 75% C. 86% D. 40% Câu 38. Cho các dung dịch: glucozơ; fructozơ; mantozơ; saccarozơ; phenylamoni clorua; axetanđehit và axeton. Số dung dịch làm mất màu nước brom là: A. 2 B. 3 C. 4 D.5 Câu 39. X là hỗn hợp gồm Zn, Al, Cu. Chia X làm hai phần bằng nhau. + Cho phần 1 vào dung dịch NaOH dư thấy sau phản ứng còn 12,4 gam rắn. + Cho ph ần 2 vào 500ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau ph ản ứng được dung dịch Y và m gam rắn Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 8 gam rắn T. Giá trị của m là A. 60gam. B. 63,2gam. C. 58gam. D. 36,2gam. Câu 40. X là chất hữu cơ tác dụng với Na, NaOH, AgNO 3 /NH 3 . X có công thức phân tử là : A. CH 2 O 2 B. C 3 H 4 O 2 C. C 2 H 4 O 2 D. C 3 H 6 O 2 Câu 41. Cân bằng của phản ứng hóa học trong bình kín: 2SO 2 (k) + O 2 (k) ↔ 2SO 3 (k) ∆H = -198kJ Trong các yếu tố sau: 1) tăng áp suất 2) giảm áp suất 3) hạ nhiệt độ 4) tăng nhiệt độ 5) thêm chất xúc tác 6) thêm oxi vào. Yếu tố làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là A. 1, 3, 6 B. 1, 4, 5, 6 C. 2, 4, 5 D. 2, 3, 6 ☺ 0934938413 ☺ Luyện thi đại học Câu 42. X là hỗn hợp gồm oxit kim loại hóa trị II và FeO (tỉ lệ mol 1 : 1). Dẫn một luồng CO dư qua X nung nóng, sau phản ứng được 2,4 gam rắn Y. Hòa tan hết Y cần vừa đủ 50 ml dung dịch HCl 2M. Vậy kim loại hóa trị II đã cho là: A. Ca B. Mg C. Zn D. Ni Câu 43. Có bao nhiêu xeton là đồng phân cấu tạo của nhau, công thức phân tử là C 6 H 12 O? A. 3 B.4 C.5 D.6 Câu 44. Khí etilen điều chế bằng cách đun ancol etilyc với H 2 SO 4 đặc ở 170 o C bị lẫn tạp chất là SO 2 . Có thể phát hiện tạp chất này bằng: A. Nước brom B. Dung dịch KMnO 4 C. Dung dịch BaCl 2 D. Nước vôi trong Câu 45. Dẫn từ từ m gam hơi ancol đơn chức A qua ống đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,5 m gam. Ancol A có công thức phân tử là A. CH 4 O B. C 2 H 6 O C. C 3 H 6 O D. C 4 H 10 O Câu 46. X là hỗn hợp gồm anken A và H 2 , có tỉ khối hơi so với H 2 là 6,4. Dẫn X qua bột Ni nung nóng, sau khi phản ứng xong được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H 2 là 8. Vậy A có công thức phân tử là: A. C 2 H 4 B. C 3 H 6 C. C 4 H 8 D. C 5 H 10 Câu 47. 250ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO 3 ) 3 1M và H 2 SO 4 0,8M hòa tan được tối đa bao nhiêu gam đồng kim loại? Cho biết phản ứng có giải phóng NO.là sản phẩm khử duy nhất A. 9,6 gam B. 8 gam C. 17,6 gam D. 25,6 gam Câu 48. Hòa tan hết 2,6 gam rắn X gồm FeS và FeS 2 trong HNO 3 loãng vừa đủ được V lít (đkc) NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chứa một chất tan . Giá trị V là: A. 2,24 B. 1,792 C. 1,12 D. 1,68 Câu 49. Cho các chất: HCl; H 2 SO 4 ; NH 3 ; P; S; C và SO 3 . Ở điều kiện thích hợp, số chất bị oxi hóa bởi kali clorat là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 50. Cho hỗn hợp rắn gồm a mol Na 2 O và a mol Al vào nước dư. Thêm tiếp dung dịch chứa a mol H 2 SO 4 vào dung dịch sau phản ứng. Kết thúc thí nghiệm được dung dịch chứa: A. Na 2 SO 4 và Al 2 (SO 4 ) 3 B. Na 2 SO 4 và Na[Al(OH) 4 ] (hay NaAlO 2 ) C. Na 2 SO 4 ; NaOH và Na[Al(OH) 4 ] (hay NaAlO 2 ) D. Chỉ chứa Na 2 SO 4 ☺ 0934938413 ☺ . Luyện thi đại học ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một este E mạch hở (chỉ chứa. của nhau, công thức phân tử là C 4 H 8 ? A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 ☺ 0934938413 ☺ No 19 Luyện thi đại học Câu 14. Trộn đều rắn X gồm Al và FeO theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 rồi tiến hành phản ứng. phản ứng thu được 1,008 lít khí (đktc). Thêm tiếp m gam NaNO 3 vào cốc thấy có khí NO thoát ra. Giá trị nhỏ nhất của m để thể tích NO đạt cực đại là A. 0,448 B. 1,7 C. 0,85 D. 2,55 Câu 4. X