HO RA MÁU (Khái Huyết – Hemoptysis – Hémoptysie) Là trạng thái máu ở Phổi do ho mà ra hoặc toàn là máu, hoặc máu lẫn trong đờm. Ho ra máu chỉ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, nhưng triệu chứng lâm sàng có nhiều điểm giống nhau trong mọi trường hợp. Ho ra máu có thể xẩy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khoẻ mạnh, hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc trong giai đoạn hành kinh. Thông thường 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển (Nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Nếu ho ra máu chút ít lẫn trong đờm, tái phát một vài lần mà không có sốt hoặc sút cân cũng nên nghĩ đến bệnh lao kín đáo. Nguyên Nhân Theo YHHĐ . Ở phổi có thể do: Lao phổi, Các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương ở phổi (viêm phổi, áp xe phổi, cúm)… . Các bệnh khác của đường hô hấp: Giãn phế quản, ung thư phổi, sán lá phổi, nấm phổi… . Bệnh ngoài phổi: tim mạch, tắc động mạch phổi, vỡ phồng quai động mạch chủ… Theo Đông Y Từ rất xưa, sách Nội Kinh đã đề cập đến tà khí bên ngoài xâm nhập vào, tình chí không điều hoà có thể gây nên ho ra máu. Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (Tố Vấn 19) viết: “Mạch mùa Thu… bất cập thời khiến người ta bị suyễn, hơi thở thiếu khí mà ho, ở phần trên đôi khi thấy có máu…”. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “ Thiếu dương Tư thiên… mắc bệnh đầu thống, phát sốt, sợ lạnh mà sốt rét. Nhiệt phát ra bì phu, bì đau, sắc biến ra vàng hoặc đỏ, gây nên chứng thuỷ, mình, mặt phù, thủng, bụng đầy trướng, phải ngửa lên mà thở, kiết lỵ đỏ hoặc trắng, mụn lở, ho, ho ra máu, Tâm phiền, trong ngực nóng, quá lắm thời cừu, nục (chảy máu cam)…”. Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) viết: “Túc Thiếu âm Thận kinh… Nếu là bệnh thuộc ‘Thị động’ sẽ gây thành chứng đói mà không muốn ăn, mặt đen như dầu đen, lúc ho nhổ nước bọt thấy có máu, suyễn nghe khò khè…”. Thiên ‘Mạch Giải’ (Tố Vấn 49) viết: “Nói là Khái thời lại có huyết Đó là vì Dương mạch bị thương. Dương khí chưa thịnh ở bộ phận trên mà mạch lại mãn. Mãn thời khái, mà thường khi lại ra cả ở mũi”. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận – Khái Thấu Nùng Huyết Hậu’ viết: Phế bị cảm hàn nhẹ thì thành ho, ho làm thương tổn dương mạch thì có máu”. Sách ‘Huyết Chứng Luận’ nhận định: “ … Vậy trước phải biết nguồn gốc của bệnh ho rồi sau mới trị được bệnh khái huyết… Hoặc do ngoại cảm ra máu, hoặc do bì mao hợp với Phế gây ho, hoặc do tích nhiệt ở Vị, hoả thịnh lấn kim khiến khí nghịch lên gây ho, đó là thực chứng của chứng mất máu gây nên. Hoặc do âm hoả vượng lên, Phế không yên, không thanh, khô ráo gây nên ho, hoặc hợp với lo nghĩ, u uất của Tỳ cùng với hư hoả của Tâm gây nên ho, hoặc do Thận dương hư, dương khí không nương vào đâu được, bốc lên gây ra ho, đó là hư chứng của bệnh thất huyết mà sinh ho vậy”. Trên lâm sàng, theo Đông Y, ho ra máu có thể do: + Ngoại Tà Lục Dâm xâm nhập vào Phế gây nên ho, nếu tà khí làm tổn thương Phế lạc, huyết tràn vào khí đạo sẽ gây nên ho ra máu. + Can Hoả Phạm Phế: Phế khí vốn suy yếu, nay do tức giận, tình chí không thoải mái, Can uất hoá thành hoả, bốc lên làm tổn thương ngược lại Phế, Phế lạc bị tổn thương thì sẽ ho ra máu. + Phế Thận Âm Hư: Thận âm là gốc của âm dịch, Phế âm là gốc của Thận âm (Kim sinh thuỷ), bệnh lâu ngày làm cho khí âm bị hao tổn gây nên âm hư, Phế táo, hư hoả quấy nhiễu bên trong, làm cho lạc của Phế bị tổn thương, gây nên ho ra máu. + Khí Hư Bất Nhiếp: Khí là vị tướng coi sóc huyết, khí có tác dụng nhiếp huyết, nếu do lao thương quá sức hoặc do ăn uống không điều độ hoặc thất tình nội thương hoặc ngoại cảm lục dâm, bệnh kéo dài trị không khỏi đều có thể làm tổn thương chính khí, khí hư không nhiếp được huyết, huyết có ai cai quản sẽ đi lên vào khí đạo, gây nên hoa ra máu. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Thổ Huyết Luận’ viết: “Ưu tư quá mức làm hại Tâm Tỳ, gây nên thổ huyết, ho ra máu”. + Uống Nhiều Loại Thuốc Cay, Ấm, Nóng: Do cơ thể vốn suy nhược, hoặc bệnh lâu ngày hư yếu mà lại thích tư bổ và cường dương, uống những loại thuốc ôn, táo, nhiệt lâu ngày táo nhiệt sẽ sinh ra bên trong, hoá thành hoả, làm tổn thương tân dịch, gây thương tổn Phế lạc sinh ra khái huyết. Chẩn Đoán Phân Biệt . Nôn ra máu. Cảm giác trước khi nôn là nôn nao khác với ho ra máu là nóng và ngứa trong ngực và cổ. . Chảy máu cam: nên xem trong lỗ mũi có máu hay không. . Chảy máu trong miệng: Không nóng và ngứa trong ngực và cổ. Nên khám miệng, niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. . Giãn phế quản: thường gặp nơi người lớn tuổi, dễ lầm với lao phổi. . Ung thư phế quản: thường ra máu mầu sẫm hoặc lờ lờ như máu cá, không đỏ tươi như trong lao phổi. . Viêm loét thanh quản: không ra máu nhiều, kèm ngứa rát trong họng. . Viêm thuỳ phổi: ra máu lẫn đờm màu rỉ sắt kèm sốt cao. . Áp xe phổi: khạc ra máu lẫn mủ. . Nhồi máu phổi: kèm cơn đau ngực dữ dội và khó thở. Triệu Chứng Ngay trước khi ho, người bệnh cảm thấy có cảm giác nóng trong ngực, khó thở nhẹ, ngứa trong họng rồi ho. Giữa cơn ho khạc ra máu tươi lẫn bọt, thường lẫn trong đờm. Mỗi lần có thể là: . Một vài bãi đờm có lẫn máu. . Trung bình 300 ~ 500ml. . Nặng: nhiều hơn, gây tình trạng suy sụp nặng toàn thân và thiếu máu nặng. . Rất nặng: làm cho bệnh nhân chết ngay vì mất khối lượng máu quá lớn, vì ngạt thở hoặc vì sốc, tuy máu mất đi chưa nhiều. Cơn ho có thể kéo dài vài phút đến vài ngày. Máu khạc ra dần dần có mầu đỏ thẫm, nâu rồi đen lại, khi thấy mầu đen là dấu hiệu kết thúc ho ra máu vì đó là máu đông còn lại trong phế quản được khạc ra ngoài sau khi máu đã ngừng chảy. Trên lâm sàng thường gặp: + Phong Hàn Phạm Phế: Hơi sốt, sợ lạnh nhiều, đầu đau, mũi nghẹt, ho tiếng nặng, ho đờm xanh, trong đờm có lẫn máu, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Hoãn. Điều trị: Sơ tán phong hàn, tuyên Phế, chỉ huyết. Dùng bài Kim Phất Thảo Tán gia giảm: Kim phất thảo, Kinh giới, Tiền hồ, Phục linh, Bán hạ, Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch mao căn, Sinh khương. Sắc uống. (Đây là bài Kim Phất Thảo Tán bỏ Ma hoàng, Xích thược, cam thảo, thêm Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch mao căn tạo thành. Trong bài dùng Kim phất thảo làm chủ dược để ôn tán, giáng nghịch, hoá đờm, chỉ huyết; Kinh giới, Sinh khương sơ phong, tán hàn, tuyên Phế, giải biểu; Tiền hồ hoá đờm, chỉ khái, tuyên giáng Phế khí; Phục linh, Bán hạ hoá đờm, hoà trung; Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch mao căn để chỉ huyết, hoá ứ). + Phong Nhiệt Phạm Phế: Sốt nhiều, sợ lạnh ít, ho nhiều đờm, đờm mầu vàng, khó khạc đờm, trong đờm có lẫn máu, máu mầu đỏ tươi, đầu đau, khát, họng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Phù Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, tuyên Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm: Ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp, Kinh giới huệ, Bạc hà, Bản lam căn, Ngưu bàng tử, Tây thảo, Lô căn, Ngẫu tiết, Tiên hạc thảo. Sắc uống. (Đây là bài Ngân Kiều Tán bỏ Cát cánh, Cam thảo, Đậu xị, thêm Bản lam căn, Tây thảo, Tiên hạc thảo, Ngẫu tiết tạo thành. Trong đó, Ngân hoa, Liên kiều, Trúc diệp thanh nhiệt, thấu tà; Lô căn thanh nhiệt, sinh tân; Ngưu bàng tử, Kinh giới huệ, Bạc hà sơ tán phong nhiệt; Bản lam căn giải độc, lợi hầu; Tây thảo, Lô căn, Ngẫu tiết, Tiên hạc thảo lương huyết, chỉ huyết). Nếu ho ra máu thêm Vân Nam Bạch Dược hoặc Tam thất (phấn) quấy vào uống để tăng tác dụng cầm máu. Nếu đờm nhiệt ủng Phế mà phát sốt, ho đờm nhiều, mầu vàng, thêm Thiên Kim Vi Hành Thang để thanh nhiệt, hoá đờm, tuyên Phế. Nếu tà ở biểu chưa giải, nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch thấy ho khan, không đờm hoặc ít đờm mà dính, lưỡi đỏ, ít tân dịch, bỏ Kinh giới huệ, Bạc hà, thêm Thiên môn, Mạch môn, Thiên hoa phấn, Nguyên sâm để dưỡng âm, nhuận táo. + Táo Nhiệt Thương Phế: Ho khan, ít đờm, khó khạc đờm, trong đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu, mũi và họng khô, tâm phiền, khát, thân nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ ít rêu hoặc rêu lưỡi vàng nhạt mà khô, mạch Phù Sác. Điều trị: Thanh Phế, nhuận táo, ninh lạc, chỉ huyết. Dùng bài Tang Hạnh Thang gia giảm: Tang diệp, Chi tử, Sa sâm, Bối mẫu, Lê bì, Hạnh nhân, Ngân hoa, Mạch môn, Trắc bá diệp, Bạch mao căn, Cam thảo. Sắc uống. (Đây là bài Tang Hạnh Thang bỏ Đậu xị thêm Kim ngân hoa, Mạch môn, Trắc bá diệp, Bạch mao căn và Cam thảo tạo nên. Trong bài dùng Tang diệp, Chi tử, Ngân hoa để thanh tuyên Phế nhiệt; Sa sâm, Mạch môn, Lê bì dưỡng âm, thanh nhiệt; Bối mẫu, Hạnh nhân nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm; Trăc bá diệp, Bạch mao căn thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Nếu tân dịch quá ít, có thể thêm Nguyên sâm, Thiên hoa phấn, Sinh địa để giúp dưỡng âm, nhuận táo. Ra máu nhiều không cầm, có thể thêm Tuên hạc thảo, Bạch cập, Đại kế, Tiểu kế, để lương huyết, cầm máu hoặc hợp chung với bài Thập Khôi Tán gia giảm để tăng cường tác dụng lương huyết, cầm máu. + Can Hoả Phạm Phế: Ho, đờm có lẫn máu hoặc ho khạc ra máu tươi, đầu đau, chóng mặt, ngực và hông sườn trướng, đau, phiền táo, dễ tức giận, miệng đắng, họng khô, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền Sác. Điều trị: Tả Can, thanh Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Tả Bạch Tán hợp với Đại Cáp Tán gia giảm: Đại Cáp Tán, Tang diệp, Địa cốt bì, Sinh địa, Chi tử, Cam thảo, Bạch mao căn, Tiểu kế, Trắc bá diệp, Ngạnh mễ. (Đây là bài Tả Bạch Tán hợp với Đại Cáp Tán thêm Sinh địa, Chi tử, Cam thảo, Lô căn, Tiểu Kế, Trắc bá diệp tạo thành. Đại Cáp Tán lương Can, chỉ huyết; Tả Bạch Tán thanh tả Phế nhiệt; Chi tử, Sinh địa, Mao căn, Tiểu kế, Trắc bá diệp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết). Nếu Can hoả nhiều quá, đầu váng, mắt đỏ, tâm phiền, dễ tức giận có thể dùng Long Đởm Tả Can Thang thêm Đơn bì, Đại giả thạch để thanh Can, tả hoả. Nếu hoả thịnh làm cho huyết động khiến cho máu ra không cầm, có thể dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang gia giảm để thanh nhiệt, lương huyết. Nếu hông sườn đau, máu ra nhiều, mầu đỏ tía. Đó là huyết kết tụ ở Đởm. Dùng phép sơ Can, tiết nhiệt, lương huyết, tiêu ứ. Dùng bài Đan Chi Tiêu Dao tán thêm Tam thất phấn, Hải cáp xác, Hải phù thạch để cầm máu, tiêu ứ, tán kết (Trung Y Cương Mục). + Âm Hư Hoả Vượng: Ho khan, ít đờm, họng khô, trong đờm có máu hoặc ho ra máu, máu mầu đỏ tươi, gò má đỏ, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay chân nóng, gầy ốm, đầu váng, tai ù, lưng đau, chân mỏi, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác. Điều trị: Tư âm. Nhuận Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm: Sinh địa, Thục địa, Bách hợp, Mạch môn, Nguyên sâm, Bối mẫu, Đương quy, Thược dược, Cam thảo, Bạch cập, Ngẫu tiết, Tây thảo. (Đây là bài Bạch Hợp Cố Kim Thang bỏ Cát cánh thêm Bạch cập, Ngẫu tiết, Tây thảo. Bách hợp, Mạch môn, Nguyên sâm, Sinh địa, Thục địa dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, nhuận táo; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, nhu Can; Bối mẫu, Cam thảo tuyên Phế, hoá đờm; Bạch cập, Ngẫu tiết, tây thảo lương huyết, chỉ huyết). Gò má đỏ, sốt về chiều, có thể thêm Thanh hao, Miết giáp, Địa cốt bì, Bạch vi để thanh thoái hư nhiệt. Mồ hôi trộm rõ, thêm Phù tiểu mạch, Mẫu lệ, Ngũ bội tử để thu liễm, cố sáp. Âm hư hoả vượng do Phế lao có thể dùng bài Nguyệt Hoa Hoàn. + Khí Bất Nhiếp Huyết: Sắc mặt không tươi, uể oải, mệt mỏi, tiếng nói yếu, nhỏ, chóng mặt, tai ù, hồi hộp, ho, tiếng ho nhẹ, trong đờm có máu hoặc máu ra thành sợi hoặc ho ra máu hoặc kèm chảy máu mũi, tiêu ra máu, da có vết ban đỏ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch Trầm Tế hoặc Hư Tế mà Khổng (Khâu). Điều trị: Ích khí, nhiếp huyết. Dùng bài Chửng Dương Lý Lao Thang gia giảm: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Đương quy, Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo, Bạch cập, A giao, Tây thảo, Tam thất. (Đây là bài Chửng Dương Lý Lao Thang bỏ Nhục quế, Ngũ vị tử, Sinh khương, Đại táo thêm Tiên hạc thảo, Tây thảo, Tam thất, A giao và Bạch cập. Dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ để ích khí, nhiếp huyết; Trần bì lý khí, hoà Vị; Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ, ích khí; Đương quy, A giao dưỡng huyết, hoà huyết; Tiên hạc thảo, Tây thảo, Bạch cập, Tam thất lương huyết, tiêu ứ, chỉ huyết). Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Sinh địa (tươi) 60g, Ngó sen (tươi) 250g. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Trị ho ra máu do táo nhiệt làm tổn thương Phế (Trung Y Cương Mục). + Tiên hạc thảo (tươi) 320g, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm nước cốt 200ml nước cốt Ngó sen vào, chưng sôi, để nguội, uống. Trị ho ra máu do huyết nhiệt vọng hành (Trung Y Cương Mục). + Trứng gà 1 trái, Tam thất 3g, Nước cốt Ngó sen một ít, rượu tốt ½ chén, trộn đều, chưng cách thuỷ cho chín, ăn. Liên tục 2~3 ngày. Trị ho ra máu do khí trệ, huyết ứ (Trung Y Cương Mục). + Cỏ mực, Lá Sen tươi đều 40g, lá Trắc bá, lá Ngải cứu tươi 20g. Sắc với 600ml nước còn 300ml. Chia làm hai lần uống (Gia Y trị Nghiệm). + Vỏ rễ Dâu, toàn cây Chỉ thiên 30g, Bạc hà 12g, Tử tô 8g, Gừng tươi 4g. Sắc với 400ml nước còn 200ml, uống một lần. Trẻ nhỏ tuỳ tuổi, chia làm 2-3 lần uống (Gia Y trị Nghiệm). + Tử tô (cọng và lá) 20g Đậu đen 40g, Gừng tươi 4g, Ô mai 2 trái. Sắc với 400ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống (Gia Y trị Nghiệm). + Rau Má, cỏ Mực đều 30g, lá Chanh, lá Gai, Tinh tre đều 20g. Sắc với 600ml nước còn 300ml. Uống 2 lần. Trẻ nhỏ tuỳ tuổi chia làm 2-3 lần uống (Gia Y trị Nghiệm). + Vỏ rễ Dâu tằm ăn, đập dập, sao mật đều 40g, Mạch môn (bỏ lõi) 40g, Tinh tre 30g, quả Dành dành (sao đen) 20g, Thanh bì (bỏ lớp xơ trắng 16g. Sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn mỗi lần uống 150ml, trẻ nhỏ tuỳ tuổi chia là nhiều lần uống (Gia Y trị Nghiệm). + A giao, Tang bạch bì đều 15g, Đường đỏ 8g, Gạo nếp 100g. Tang bạch bì sắc 2 lần nước, cho gạo nếp vào nấu thành cháo, khi chín cho A giao vào, thêm đường quấy đều, ăn (Thường Dụng Dưỡng Sinh Dược Liệu). + A giao 15g, Tam thất, Bạch cập đều 10g. Sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày (Thường Dụng Dưỡng Sinh Dược Liệu). + Nhị Đông Cao (Từ Hy Thái Hậu Y Phương):Thiên đông, Mạch đông đều 24g, cho vào nước đun kỹ, bỏ bã, thêm Xuyên bối mẫu (tán nhuyễn) 60g, trộn với mật ong thành cao. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị ho khan, ho lâu ngày, họng khô, đờm có máu. + Bạch Hoàng Tứ Vị Tán (Thiên Gia Diệu Phương): Bạch cập 4 phần, Đại hoàng (sống) 3 phần, Nhi trà 2 phần, Bạch phàn 1 phần. Tán bột. Mỗi lần uống 1g, ngày 4 lần. Tác dụng: Hoá đờm, ninh thoá, chỉ huyết. Trị lao phổi ho ra máu, giãn phế quản khạc ra máu. + Bình Suyễn Chỉ Huyết Tán (Thiên Gia Diệu Phương): Giả thạch 12g, Tuyền phúc hoa, Bán hạ, Tử uyển đều 6g, Khoản đông hoa 12g, Tiền hồ, Ma hoàng, Thạch cao, Hạnh nhân đều 6g, Mã đâu linh đều 12g, Ngũ vị tử 3g, Tang bạch bì, Mao căn, Ngẫu tiết, Nam mễ xác đều 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 6g, ngày 2 lần. Tác dụng: Tư âm, thu liễm, giáng nghịch, chỉ huyết. Trị khạc ra máu do ho làm tổn thương Phế, phế quản dãn. Châm Cứu Trị Ho Ra Máu + Nhiệt Thương Phế Lạc: Thanh nhiệt nhuận Phế, lương huyết, chỉ huyết. Dùng huyệt Phế du, Khổng tối, Ngư tế, Liệt khuyết. Châm tả. (Liệt khuyết là lạc huyệt của kinh Phế có tác dụng thanh tả nhiệt ở kinh Phế và Đại trường; Phế du là huyệt bối du rót kinh khí vào Phế, dùng để thanh Phế, giáng hoả, lương huyết, chỉ huyết; Ngư tế là huyệt Vinh của kinh Phế là huyệt chủ yếu để thanh tả nhiệt ở Phế; Khổng tối là huyệt Khích của kinh Phế là huyệt đặc hiệu trị ho ra máu). Nếu ngoại cảm, thêm Phong môn. Có Can hoả, thêm Thái xung hoặc Hành gian. Máu ra nhiều thêm Dũng tuyền (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học). + Âm Hư Hoả Vượng: Tư âm, nhuận Phế, giáng hoả, chỉ huyết. Dùng huyệt Phế du, Trung phủ, Thái khê, Đại chuỳ. (Phế du, trung phủ là phối hợp Bối du và Mộ huyệt để tư Phế âm, thanh Phế hoả; Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận đẻ kích thích Thận âm, nhuận Phế, giáng hoả; Đại chuỳ trị nóng trong xương, sốt về chiều) (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học). + Dùng dịch chích Ngư tinh thảo 2~4mg, thuỷ châm huyệt Khổng tối, mỗi huyệt 1ml, ngày 2 lần. Sau khi máu bớt ra, mỗi ngày hoặc cách ngày chích một lần, huyệt bên phải hoặc bên trái thay đổi nhau. Đã trị 100 ca, khỏi hoàn toàn 93, kết quả ít 3, có kết quả 1, không khỏi 3. 97 ca khỏi, trung bình 2,4 ngày là không ra máu nữa ((Ngư Tinh Thảo Dịch Huyệt Chú Trị Liệu Chi Khí Quản Phì Trướng Lạc Huyết 1000 Liệt Báo Cáo – Trung Y Tạp Chí 1990, 31 (5): 40). Bệnh Án Ho Ra Máu (Trích trong ‘Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư’) Khương X, nam, thanh niên. Ho đã lâu không khỏi, trong đờm có lẫn máu, lúc có lúc không, kém ăn, mỏi mệt, hơi thở ngắn, mạch Tế Hoạt, đầu lưỡi đỏ, ít rêu. Cho dùng Bắc sa sâm, Mạch môn, Bách bộ, Bạch truật, Phục linh, Tỳ bà diệp đều 12g, Hải cáp xác 20g, Cát cánh 8g, Ngũ vị tử 2g, Cam thảo (chích) 4g. Uống gần một tháng mới khỏi. Cát X, nữ, 29 tuổi. Bị ho khan hàng tháng, xem ra không phải là ngoại cảm. Do ho nhiều làm dương lạc bị tổn thương, trong đờm có lẫn máu, mạch Huyền Tế mà Sác. Có thể đoán là chứng Can hoả phạm Phế, Phế lạc bị tổn thương nên ho ra máu. Nếu ho khan lâu không khỏi thì khạc ra máu không ngừng. Cần dùng phép thanh nhẹ đề hoà thượng tiêu, hợp với phép bình Can giáng hoả. Phế khí được thanh thì bệnh sẽ khỏi. Cho dùng: Tang diệp, Bách bộ (chưng, Hoàng cầm, Địa cốt bì, Đan sâm đều 12g, Cam thảo (sống) 4g, Đại Cáp Tán 16g. Sau khi uống, bệnh giảm nhẹ dần. Bệnh Án Ho Ra Máu (Trích trong ‘Việt Nam Đông Y Tạp Chí 1968 (96): 19) Trần Thị… 65 tuổi. Ngày khám: 14-5-1968Ho hơn một năm, đã trị nhiều thuốc Đông Tây y không khỏi. Khám thấy: da nhạt, có lúc đỏ rồi hơi nhạt, tiếng nói yếu, ho đã lâu, có lúc ho ra đờm lẫn máu, ăn kém, khó thở, chân lạnh, hơi khát, mệt mỏi, nước tiểu vàng, đại tiện ít. Mạch hai bộ thốn Hoạt Sác, bộ quan và xích Hoãn. Chẩn đoán: Bệnh ho lâu thành chứng hư lao và hai bộ thốn Hoạt Sác là do Tâm hoả nung nấu Phế kim khiến cho phổi bị khô thành chứng đờm khô, các bộ khác Hoãn là do Tỳ Thận đều hư, liên hệ đến Phế nên gây ra ho có lẫn máu. Điều trị: Tư bổ Tỳ Thận, thanh nhiệt, nhuận Phế táo. Dùng bài Toàn Chân Nhất Khí Thang gia giảm: Thục địa (tẩm Gừng nướng) 12g để bổ Tỳ Thận, Bố chính sâm (Tẩm Gừng sao² 20 để bổ Tỳ Phế, Bạch truật (sao) 8g để bổ Tỳ, Hoài sơn 12 bổ Tỳ Thận, Mạch môn (sao) 20g để nhuận Phế, chỉ khái, Ngũ vị tử 4g liễm âm tư Phế, Ngưu tất 6g dẫn hoả hạ hành, Thán khương 8g chỉ huyết, Tử uyển, Khoản đông hoa đều 12g chỉ khái huyết, Tỳ bà diệp (tẩm mật sao) chỉ khái, Thổ bối mẫu 12g trừ đờm, giáng hoả, A giao 12g nhuận táo, bổ hư lao. Sắc 5 thang. Uống thuốc xong, bệnh đỡ được 7 phần. Tiếp tục cho uống thêm 10 thang nữa, khỏi hẳn. . HO RA MÁU (Khái Huyết – Hemoptysis – Hémoptysie) Là trạng thái máu ở Phổi do ho mà ra ho c toàn là máu, ho c máu lẫn trong đờm. Ho ra máu chỉ là triệu chứng của. ù, hồi hộp, ho, tiếng ho nhẹ, trong đờm có máu ho c máu ra thành sợi ho c ho ra máu ho c kèm chảy máu mũi, tiêu ra máu, da có vết ban đỏ, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch Trầm Tế ho c Hư Tế mà. của bệnh ho rồi sau mới trị được bệnh khái huyết Ho c do ngoại cảm ra máu, ho c do bì mao hợp với Phế gây ho, ho c do tích nhiệt ở Vị, ho thịnh lấn kim khiến khí nghịch lên gây ho, đó là thực