ĐỀ TÀI : NHỮNG LỖI HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT HÀ NỘI-AMSTERDAM THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI TẬP THỜI THÌ ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ppsx

9 1.3K 6
ĐỀ TÀI : NHỮNG LỖI HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT HÀ NỘI-AMSTERDAM THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI TẬP THỜI THÌ ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG LỖI HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT HÀ NỘI-AMSTERDAM THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI TẬP THỜI THÌ ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Nguyễn Thị Hòa - 09 E1 Nguyễn Huy Hoàng - 09 E1 Khoa Sư phạm tiếng Anh GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà PHẦN 1: GIỚI HIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới hiện nay tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Do đó, bắt đầu từ cuộc cải cách chương trình giáo dục từ 2002, Tiếng Anh đã trở thành bộ môn bắt buộccho hầu hết các học sinh trung học phổ thông (theo thuvienphapluat.vn). Tiếng Anh được giảng dạy 3 tiết một tuần ở các lớp không chuyên, và ở lớp chuyên là khoảng 4 – 6 tiết. Do ngữ pháp tiếng Anh rất được chú trọng đối với học sinh cấp III, chúng tôi thực hiện đề tài “Những lỗi học sinh lớp 10 trường THPT Hà nội- Amsterdam thường gặp khi làm bài tập thời thì động từ tiếng Anh và cách khắc phục” nhằm giúp học sinh nắm rõ hơn các quy tắc chia động từ, một mảng quan trọng của ngữ pháp. Đối tượng của nghiên cứu là học sinh lớp 10 chuyên Anh của trường Hà Nội - Amsterdam, một trường chuyên hàng đầu của cả nước. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Khi tiến hành nghiên cứu này, mục đích của chúng tôi là để trả lời hai câu hỏi: 1. Những lỗi động từ tiếng Anh phổ biến mà học sinh lớp 10 thường mắc khi làm bài tập thời thì động từ là gì? 2. Có thể có những đề nghị nào giúp học sinh tránh những lỗi đó trong tương lai? Về đối tượng của nghiên cứu, chúng tôi chọn học sinh lớp 10 trường THPT Hanoi- Amsterdam 3. Cấu trúc của nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi gồm 5 phần: Phần 1: Giới thiệu - Phần 2: Cơ sở lý luận - Phần 3: Phương pháp nghiên cứu - Phần 4: Kết quả và bàn luận - Phần 5: Kết luận PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Định nghĩa những khái niệm chính 1.1. Động từ Động từ là những từ dùng để chỉ hành động hay trạng thái. Xét về quy tắc sử dụng, động từ được chia theo các dạng khác nhau (bằng cách thêm –s, -ed, -ing hay dùng dạng quá khứ phân từ) và cách kết hợp của chúng với những từ khác. Khi thay đổi dạng, động từ thể hiện những trạng thái và hoàn cảnh khác nhau. 1.2. Hai khái niệm chỉ lỗi trong tiếng Anh Có rất nhiều cách định nghĩa hai khái niệm chỉ lỗi trong tiếng Anh là mistake và error. Theo từ điển Oxford phiên bản 8 năm 2010, từ điển online trên trang Glossary.com, cả hai từ đều chỉ một hành động sai do đánh giá sai, không biết hoặc không chú ý, và có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp nhất định, tuy nhiên error trang trọng hơn và chỉ lỗi trầm trọng hơn. Mặt khác, xét về cách dùng tổng quát của ngôn ngữ thứ hai, hai khái niệm có sự phân biệt rõ ràng khi người nói có khả năng nhận ra và sửa lỗi (mistake) và khi lỗi lặp đi lặp lại và người nói không nhận ra (error). Nghiên cứu của chúng tôi dựa chủ yếu theo cách phân loại của Kane (1983) nên error và mistake là hai từ có thể thay thế cho nhau, mặc dù error có pham vi lớn hơn mistake, cả hai từ đều chỉ những lỗi học sinh mắc phải trong khi làm bài tập chia động từ. 2. Lý thuyết những cách phân loại lỗi khác nhau 2.1. Lỗi phân loại theo nguyên nhân ngôn ngữ Theo Aitken (1992), lỗi có thể được phân loại theo các nguyên nhân liên quan đến ngôn ngữ như ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, sử dụng sai ngữ cảnh hoặc sự trộn ngôn ngữ (liên quan tới sự không tương ứng giữa dịch nghĩa từ tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh). Cách phân loại này khá hay nhưng trừu tượng, chưa phải là mối quan tâm lớn nhất đối với học sinh lớp 10 và khó thực hiện trong giới hạn thời gian và phạm vi của nghiên cứu. 2.2. Lỗi phân loại theo cách dùng Kane (1983) liệt kê bốn loại lỗi: lỗi hình thức (dạng) và lỗi cách dùng (thì gốc, dịch chuyển thì, chuỗi thời thì). a. Lỗi về dạng của động từ: chú trọng quy tắc sử dụng dạng đúng của động từ và trợ động từ. b. Lỗi về thì gốc: xét đến thì cơ bản dùng để chia động từ, từ đó làm cơ sở chia động từ trong toàn bộ ngữ cảnh được đề cập tới. Thông thường, người ta sử dụng thì hiện tại, quá khứ, và đôi khi thì tương lai hoặc hiện tại hoàn thành. c. Lỗi khi dịch chuyển thì: sự thống nhất thời gian trong một câu, dựa trên nền tảng đã có thì gốc. d. Lỗi trong chuỗi thời thì: có hai loại mệnh đề cần nhớ: • mệnh đề độc lập bị chi phối bởi mệnh đề chính • mệnh đề độc lập và mệnh đề chính biểu thị kết quả của một tình huống giả định, không có thật. 2.3. Cách phân loại được sử dụng trong nghiên cứu: Chủ yếu dựa vào cách phân loại của Kane (1983) và những phần chúng tôi tổng hợp được, nghiên cứu này tìm hiểu sâu hơn về 5 loại lỗi chính: Loại lỗi Lỗi chi tiết 1. Dạng động từ 1.1. Cách dùng đuôi –y 1.2. Cách dùng đuôi –e 1.3. Dạng chủ động và bị động 1.4. To- V hay V-ing 1.5. -ed or –ing ( Tối giản mệnh đề quan hệ) 2. Thì gốc 3. Sự dịch chuyển thì 4. Chuỗi thời thì 5. Hai loại lỗi khác 5.1. Sự hòa hợp chủ ngữ- động từ 5.2. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái 1. Lỗi về dạng động từ: Thêm hậu tố -y: học sinh cần lưu ý phân biệt dạng khác nhau của động từ “lie” và “lay”. Bỏ hậu tố -e: -e thường được bỏ trước biến tố -ing và –ed, tuy nhiên đối với động từ kết thúc bằng –ee, –ye, –oe và –ge, chúng không bỏ -e trước –ing mà bỏ -e trước –ed. Dạng chủ động và dạng bị động: những lỗi về dạng (dạng đúng của động từ bất quy tắc, nghĩa và chức năng của dạng bị động (thiếu “being” trong thì tiếp diễn) -ed hay V-ing: (một trường hợp cụ thể hơn liên quan đến dạng bị động) lỗi mắc phải khi không hiểu nghĩa ngữ cảnh, lỗi khi đưa ra dạng đúng của quá khứ phân từ (melded), lỗi không sử dụng dạng rút gọn mệnh đề quan hệ. To-V hay V-ing: lỗi không sử dụng đúng dạng to-V đề cập tới tương lai, to-V sau tính từ và sau những động từ như appear, seem, want… 2. Lỗi về thì gốc (như phần 2) 3. Lỗi khi dịch chuyển thì (như phần 2) 4. Lỗi trong chuỗi thời thì (như phần 2) 5. Hai loại khác Sự hòa hợp chủ ngữ- động từ: nhầm lẫn khi dùng những chủ ngữ chỉ đi với động từ số ít hoặc số nhiều và những chủ ngữ có thể đi với cả động từ số ít và số nhiều. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái: lỗi không phân biệt cách dùng một số động từ như be, depend, feel, have, measure, see, smell, taste, think, weigh có nghĩa trạng thái và hoạt động khác nhau. PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp Nghiên cứu áp dụng phương pháp không thực nghiệm để miêu tả những lỗi động từ chính học sinh mắc. 2. Đối tượng tham gia 50 học sinh lớp 10 (30 em của lớp Anh 1) đang học chương trình tiếng Anh nâng cao đến từ trường THPT Hanoi-Amsterdam. 3. Phương pháp thu thập dữ liệu Sử dụng phiếu điều tra là phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng chính trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy trình thu thập dữ liệu được chia thành 3 bước: Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra Bước 2: Phát và thu phiếu từ học sinh Bước 3: Chấm điểm, tổng hợp và phân tích kết quả. Chúng tôi tiến hành phiếu điều tra đặc biệt này dưới hình thức một bài kiểm tra. Phiếu điều tra này có hai đặc điểm: dùng để phát hiện những lỗi phổ biến khi làm bài tập chia động từ và học sinh không được thông báo trước về mục đích của bài kiểm tra để đảm bảo tính khách quan và chính xác. Ba phần của phiếu điều tra: Bài tập 1: 24 câu chia động từ trong ngoặc. Bài tập 2: Chia động từ trong hai đoạn văn (20 động từ) nhằm phát hiện lỗi về thì gốc và một số dạng động từ. Bài tập 3: Phát hiện lỗi sử dụng động từ trong 20 dòng. 4. Phân tích dữ liệu Để phát hiện ra những lỗi học sinh mắc trong khi làm bài tập chia động từ, chúng tôi sử dụng phương pháp định lượng, dựa vào điểm số và phần trăm mỗi loại lỗi học sinh mắc. Để dễ dàng thống kê hơn, các phiếu điều tra được đánh số, sau đó mỗi phiếu điều tra được chấm trên thang 80 điểm. Mỗi loại lỗi sẽ có một số câu nhất định trong phiếu điều tra, chúng tôi sẽ đếm số câu sai trong 50 phiếu điều tra, lấy số trung bình các lỗi sai so với tổng số lỗi dự kiến để có được phần trăm số lỗi học sinh mắc phải. PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Kết quả thu được Nhìn chung, các em học sinh cho rằng đề tương đối khó, nhiều câu đánh lừa và gây rối trí. Điểm số của các em dao động từ 30 đến 59 trên 80. 60% học sinh có điểm 40-49, 14% dưới 40 điểm và khoảng ¼ số học sinh có điểm cao nhất 50-60. Bảng dưới đây thể hiện cách phân loại lỗi, mã hóa lỗi và câu tương ứng trong phiếu điều tra, lượng lỗi dự kiến của từng loại so với tổng số lỗi chúng tôi điều tra và kết quả thực tế những lỗi học sinh mắc: Loại lỗi Lỗi chi tiết Mã Câu t r ong phiếu điều tra Số câ u Phần trăm lỗi dự kiến Kết quả (%) 1. Dạng động từ 1.1. Cách dùng đuôi –y E1.1 I.6 1 10% 2.2% 1.2. Cách dùng đuôi –e E1.2 I.5 (2) 2 10% 3.1% 1.3. Dạng chủ động và bị động E1.3 I.1, I. 4 (2), II part 2 (6, 8, 9, 10), III.1, III.2, III. 19 10 10% 3.86% 1.4. To- V hay V- ing E1. 4 I.22, III.7, III.13 3 10% 6% 1.5. -ed or –ing (Tối giản mệnh đề quan hệ) E1.5 II part 2 (2,3,7) 3 10% 4.87% 2. Thì gốc E2 I.18 (4), I.15 (2), II part 1 (first 5 sentences) 10 10% 4.26% 3. Sự E3 II part 2 10 10% 4.88% 4. Chuỗi thời thì E4 I.2, I.7, I.8, I.10, III.16, III.17, III.18, III.20 8 10% 4.55% 5. Hai loại lỗi khác 5.1. Sự hòa hợp chủ ngữ-động từ E5.1 I.23, I.24 (2) 3 10% 4.33% 5.2. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái E5.2 I.3, I.14 2 10% 7.8% Tổng cộng 100% 45.85% Nhìn chung, học sinh mắc 45.85% tổng số lỗi đề ra, học sinh mắc ít lỗi nhất trong sử dụng đuôi –y và nhiều lỗi nhất với động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. 2. Bàn luận 2.1. Gợi ý cho học sinh Để tránh được lỗi, học sinh cần có là nắm chắc ngữ pháp, ghi chú lại những cách dùng đặc biệt và cố gắng đơn giản hóa những câu hỏi phức tạp. Thứ nhất, đối với lỗi dạng từ, học sinh cần lưu ý những cách dùng đặc biệt khi thêm đuôi. Thứ hai, khi dùng dạng bị động, chú ý phân biệt các hình thức quá khứ phân từ dễ gây nhầm lẫn, xác định kĩ chủ ngữ và nghĩa của câu, từ đó đặc biệt lưu ý khi cần thêm being đối với thì tiếp diễn và dạng rút gọn mệnh đề quan hệ sử dụng V –ed hoặc V-ing. Thứ ba, để sử dụng to-V và V- ing đúng lúc, học sinh cần học thuộc các trường hợp cơ bản, lưu ý cách sử dụng to-V để chỉ tương lai. Đối với thì gốc, sự dịch chuyển thì và chuỗi thời thì, bên cạnh nắm vững quy tắc sử dụng thì động từ, học sinh nên lưu ý những từ hoặc câu gợi ý trong bài tập. Khi làm những câu liên quan đến sự hòa hợp chủ ngữ động từ, học sinh cần nhớ những trường hợp đặc biệt về số của động từ và cẩn thận với những câu đánh lừa trong bài. Cuối cùng, khi gặp động từ chỉ trạng thái hay hành động, lưu ý các cấu trúc như “are being” và thức mệnh lênh để chia động từ. 2.2. Gợi ý cho giáo viên Trong phần này chúng tôi muốn đưa một số gợi ý được tham khảo từ những giáo viên có kinh nghiệm với hi vọng có thể giúp quá trình chữa lỗi cho học sinh của các thầy cô hiệu quả hơn. Có ba điểm được đề cập. Thứ nhất, giáo viên nên nghiên cứu kĩ lý thuyết và bài tập động từ cũng như tham khảo từ những nguồn tin cậy như IELTS, TOEFL. Thứ hai, tùy vào điều kiện của lớp học, thầy cô sẽ quyết định khi nào đưa ra những thủ thuật và gợi ý để học sinh tiếp thu tốt nhất. Cuối cùng thầy cô nên phát hiện , lưu lại kết quả và tự đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra tương tự. PHẦN 5: KẾT LUẬN Qua phiếu điều tra, chúng tôi đã xác định được cụ thể mỗi lỗi động từ và những hướng khác nhau học sinh chia động từ, từ đó đưa ra những cách khắc phục tương ứng. Tuy nhiên chúng tôi tự thấy nghiên cứu này vẫn có hạn chế. Đầu tiên, phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên kết quả có thể không tương ứng với số đông mà chỉ phù hợp với phần nhỏ học sinh lớp 10 học tiếng Anh ở Hà Nội. Thứ hai, nghiên cứu này mới chỉ là bước cơ bản giúp học sinh sử dụng đúng động từ, trong tương lai chúng tôi có thể nghiên cứu sâu hơn. Thứ ba, nên có nhiều phương pháp và thiết kế được sử dụng thay vì chỉ dùng phương pháp không thực nghiệm và thu thập dữ liệu nghiên cứu chỉ bằng phương pháp định lượng. Cuối cùng kết quả nghiên cứu có thể tốt hơn nếu chúng tôi tiến hành thêm những nghiên cứu về lỗi trong cách thành lập từ, cụm động từ,…để thấy được mối liên hệ giữa các loại lỗi. Tài liệu tham khảo Aitken, R. (1992). Teaching tenses. Hong Kong: Thomas Nelsons and Sons Ltd. Babbie, E. R. (1973). Survey Research Methods. Belmont, CA: Wadsworth Pub. Co. Ban tổ chức kì thi Olympic 30-4, lần thứ XVI-2010. Tuyển tập đề thi Olympic 30-4, lần thứ XVI-2010 Tiếng Anh. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. DifferentBetweenNet. Difference Between Error and Mistake. From http://www.differencebetween.net Fraenkel, J.R. and Wallen, N.E. (1996). How to design and evaluate research in education. Third edition. New York, McGraw-Hill. Gass, S. M. & Selinker, L. (2001). Second Language Acquisition, An Introductory Course. Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum Associates Kane, T. S. (1983). The Oxford Guide to Writing. New York: Oxford University Press. L.G. Alexander (1990).Longman English Grammar Practice. England: Longman Group. Lương Quỳnh Trang (2006). Các lỗi thường gặp trong bài viết đoạn của sinh viên năm thứ hai khoa ngôn ngữ và văn hóa Anh- Mỹ. Hà Nội. Nguyễn Văn Thọ, Huỳnh Kim Tuấn (2005). Bài tập luyện Tiếng Anh trung học phổ thông: Ngữ Pháp. Nhà xuất bản Giáo Dục Oxford Advanced Learner Dictionary (2010). The. From http://www.oxfordadvancedlearnersdictionary.com/dictionary/the Oxford University Press (2010). Oxford advanced learner’s dictionary 8 th edition. Pixel Research Website (2011). Quantitative research. Retrieved March 01, 2011 from http://www.pixel-research.com/pagequan.php Quirk, R. & Greenbaum, S. (1972). A University Grammar of English. London: Longman. Rozakis, L. (2003). English Grammar for the utterly confused. New York: The McGraw Hill Companies, Inc. Chapter 3. 34-35) Simmons, R. L. (2011). Using “Lay” and “Lie” Correctly. F ro m http://www.chompchomp.com/irregular06/irregular06.htm Slater, S., Millen, D., & Tyrie, P. (2008). IELTS on Track: Test Practice Academic. Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. Survey methods. (2011). Retrieved from the World Wide Web http://www.ischool.utexas.edu/~palmquis/courses/survey.html The English Language – Facts and Figures. Retrieved from http://www.englishenglish.com/english_facts_6.htm Thư viện pháp luật (2002). Thông tư 14/2002/TT-BGDĐT hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Retrieved April 01, 2002 from http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Thong- tu/Thong-tu-14-2002-TT- BGDDT-huong-dan-Uy-ban-Nhan-dan-tinh-thanh-pho-truc- thuoc-Trung- uong-thuc-hien-Chi-thi-14-2001-CT-TTg-vb49221t23.aspx Tứ Anh, Mai Vi Phương (2010). Tiếng Anh 10 Nâng cao. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục. Vince, M. (2009). Advanced Language Practice. Spain: Macmilan. . NHỮNG LỖI HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT HÀ NỘI-AMSTERDAM THƯỜNG GẶP KHI LÀM BÀI TẬP THỜI THÌ ĐỘNG TỪ TIẾNG ANH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Nguyễn Thị Hòa - 09 E1 Nguyễn Huy Hoàng - 09 E1 Khoa Sư phạm tiếng. hai câu hỏi: 1. Những lỗi động từ tiếng Anh phổ biến mà học sinh lớp 10 thường mắc khi làm bài tập thời thì động từ là gì? 2. Có thể có những đề nghị nào giúp học sinh tránh những lỗi đó trong. 10 trường THPT Hà nội- Amsterdam thường gặp khi làm bài tập thời thì động từ tiếng Anh và cách khắc phục nhằm giúp học sinh nắm rõ hơn các quy tắc chia động từ, một mảng quan trọng của ngữ

Ngày đăng: 12/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan