Ăn sủi cảo “cầu được, ước thấy” “Một chiếc sủi cảo hai đầu nhọn Bỏ vào nồi thành trăm ngàn chiếc Thìa vàng múc, bát bạc bưng Đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên Thần tiên nhìn thấy cũng vui lòng Quanh năm bốn mùa được bình an”“Một chiếc sủi cảo hai đầu nhọn Bỏ vào nồi thành trăm ngàn chiếc Thìa vàng múc, bát bạc bưng Đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên Thần tiên nhìn thấy cũng vui lòng Quanh năm bốn mùa được bình an” Ảnh:nghiepdu.net Quan niệm về món ăn đem lại may mắn dường như tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những nước phương Tây hiện đại đến các quốc gia phương Đông huyền bí. Không nằm ngoài số đó, sủi cảo là món ăn truyền thống luôn hiện diện trong dịp năm mới của người Trung Quốc như lá bùa may mắn cùng niềm tin thịnh vượng. Ảnh:pilot.vn Sủi cảo hay còn gọi là bánh Chẻo, phiên âm là “jiao zi” (tức bánh xếp miếng). Giống như bánh chưng, sủi cảo được xem là một phần trong nền văn hóa ẩm thực độc đáo của đất nước bí ẩn này. Với người dân nơi đây, sủi cảo là món ăn tượng trưng cho sự may mắn và đoàn tụ gia đình, bởi họ cho rằng ngay chính nguyên liệu làm nên chiếc bánh từ gạo trắng và gạo nếp sẽ mang lại nhiều niềm vui, giúp “cầu được, ước thấy”. Đặc biệt, sủi cảo được giới doanh nhân rất ưa chuộng. Với họ loại bánh này không chỉ ngon mà còn là hi vọng sẽ mang đến nhiều may mắn trong kinh doanh và cơ hội phát triển sự nghiệp. Ảnh:blog.timnhanh.com Không chỉ chứa đựng những ý nghĩa như vậy trong nguyên liệu, ngay hình dáng của những chiếc sủi cảo cũng thể hiện điều đó. Những chiếc sủi cảo nhỏ xinh không đơn thuần nói lên sự khéo tay của những người phụ nữ mà bánh còn mang hình bán nguyệt với những “viền phúc” cầu mong may mắn.”. Hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau tạo thành nén bạc cầu mong cho cuộc sống tiền bạc dư dả, sung túc. Ngoài ra, sủi cảo còn được người ta in hình bông lúa mì trên vỏ bánh để mong ước một năm trồng trọt sẽ bội thu. Quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều được người Trung Quốc rất cầu kỳ. Nhân sủi cảo được làm từ thịt trộn với rau băm nhuyễn, hỗn hợp này trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Tiếng băm nhân càng dài, càng vang càng thể hiện cuộc sống đầm ấm, sung túc. Ảnh:nghiepdu.net Đã thành thông lệ, sau khi chế biến xong, bát sủi cảo đầu tiên bao giờ cũng để thờ cúng và tỏ lòng tôn kính cha ông tổ tiên. Bát tiếp theo dành cúng thần thánh trong dân gian như ông công, ông táo… Sau mọi nghi lễ, trong đêm giao thừa cả gia đình cùng ngồi quây quần thưởng thức món ăn truyền thống. Thưởng thức sủi cảo cũng cầu kỳ không kém, theo tục lệ người Trung Quốc chỉ ăn số chẵn, không ăn số lẻ. Không ai ăn hết những chiếc sủi cảo được múc ra bát mình, cũng không ai múc sạch chỗ sủi cảo được làm xong từ xoong ra bát mà bao giờ ăn xong những đĩa, bát đựng sủi cảo và cả nồi nấu cũng nhất định để lại mấy cái (số chẵn) với ngụ ý năm nào của cải cũng dư thừa, gia đình thịnh vượng. Ảnh:chudu24.com Không chỉ là món ăn truyền thống trong mỗi dịp năm mới, giờ đây sủi cảo còn trở thành món ăn yêu thích của người dân Trung Quốc trong cuộc sống thường nhật. Hơn thế, sủi cảo đã nhanh chóng có mặt ở hầu hết các nước châu Á và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. . Ăn sủi cảo “cầu được, ước thấy” “Một chiếc sủi cảo hai đầu nhọn Bỏ vào nồi thành trăm ngàn chiếc Thìa vàng múc, bát bạc. quần thưởng thức món ăn truyền thống. Thưởng thức sủi cảo cũng cầu kỳ không kém, theo tục lệ người Trung Quốc chỉ ăn số chẵn, không ăn số lẻ. Không ai ăn hết những chiếc sủi cảo được múc ra bát. sung túc. Ngoài ra, sủi cảo còn được người ta in hình bông lúa mì trên vỏ bánh để mong ước một năm trồng trọt sẽ bội thu. Quá trình làm nhân, hình dáng cho đến lúc ăn sủi cảo đều được người