1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử châu ÂuChâu Âu potx

68 342 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Lịch sử châu Âu Châu Âu Lịch sử Châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa Châu Âu. Từ thời tiền sử tới thời hiện đại. Châu Âu có một lịch sử dài, nhiều biến động và đậm nét văn hóa. Lịch sử châu Âu thời tiền sử bắt đầu với công cuộc định cư của người vượn đứng thẳng, giống Neanderthals, và loài người hiện đại. Vào thời kỳ cổ đại, nền văn minh Cổ Hy Lạp nở rộ ở châu Âu, mở đầu với hai nền văn minh Minos và Mycenae, và phát triển hoàng kim từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, với chiến thắng của nhân dân Hy Lạp trước các cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư, trong thời này thị quốc Athena giàu mạnh đã có nền dân chủ [1] , cho đến khi một nước Hy hóa lân cận là Macedonia làm bá chủ Hy Lạp. Với vua Alexandros Đại Đế, người Macedonia đã mở mang nền văn minh Hy Lạp đến tận Á châu, mở ra thời kỳ Hy Lạp hóa. [2] Huyền sử kể rằng Vương quốc La Mã ra đời vào năm 753 trước Công Nguyên, nhưng đến năm 510 trước Công Nguyên, nền Cộng hòa La Mã. Sau đó, người La Mã liên tiếp gây chiến tranh hạ gục nền văn minh Hy Lạp hóa, trong đó có cuộc chiến với người Syracuse. Vào năm 31 trước Công Nguyên, Hoàng đế Augustus sau khi chiến thắng Vương triều Hy hóa của Ai Cập, đã lập nên Đế quốc La Mã. [3] La Mã làm bá chủ, với cương thổ rộng lớn trải dọc từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Tây Ban Nha, từ Bắc Phi tới Scotland. Sự bành trướng của đế chế La Mã đặt nền tảng cho sự ra đời của hàng loạt đế chế mà chưa bao giờ được thấy trước đó ở châu Âu. Cho đến khi Hoàng đế Marcus Aurelius qua đời, Đế quốc La Mã đã hứng chịu những thử thách mới: dân man rợ liên tục xâm chiếm La Mã và lãnh thổ Đế quốc bắt đầu thu hẹp dần, Hoàng đế Diocletianus phải cải cách chia đôi Đế quốc, [4] sang thế kỷ thứ 4 Hoàng đế Constantinus I thống nhất La Mã và dời đô tới Constantinopolis và ban Thánh chỉ công bố Ki-tô giáo là quốc giáo của Đế quốc. Song, La Mã nhanh chóng bị chia đôi trở lại. Người Hung dưới trướng ông vua dũng mãnh Attila tiến san châu Âu, song bị liên quân La Mã - German đánh đại bại trong trận Chalons vào năm 451. [5][6] Người German ngày càng xâm nhập La Mã, dẫn đến sự cáo chung của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476. Lịch sử châu Âu bước vào thời kỳ đen tối, đánh dấu bằng sự tàn tạ trong giáo dục, trong tổ chức xã hội và bởi những sự xâu xé ăn thịt của rất nhiều quân xâm lược man di, đặc biệt là người Viking, Avar, Magyar và người Ả Rập. 814. Giai đoạn Trung Cổ được đánh dấu bằng sự tái thiết xã hội có tổ chức, chủ yếu là theo chế độ phong kiến, và sự thống trị ở phương Bắc của Giáo hội Công giáo La Mã. Ở phương Đông, Đế quốc Đông La Mã hưng thịnh, với các Hoàng đế tài ba như Heraclius, là một chiến tướng kiệt xuất đánh bại quân Ba Tư vào thập niên 620. Song, chính ngay từ thời điểm này người Ả Rập Hồi giáo càn quét châu Âu và không ít khi đánh thắng Heraclius, dù rằng người Đông La Mã vẫn mạnh lên dưới triều Hoàng đế Basil II, và trong trận Tours (732), Vương quốc Frank (người German) đã đánh tan tác quân Ả Rập. [7] Vào năm 800, sau khi đã bành trướng nước Frank cường thịnh, chinh phạt các tộc German khác, vua Karl Đại đế được Giáo hoàng Lêô III phong làm Hoàng đế Công giáo ở phương Tây đối trọng với Đông La Mã. Tuy Đế quốc tan rã sau khi Karl Đại Đế mất, Vương quốc Đông Frank - nước Đức - dưới các triều vua Heinrich der Finkler và Otto Đại đế đã lớn mạnh, đánh tan tành quân Magyar điều này dẫn đến việc Otto Đại Đế lên làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh. [8] Trước sức mạnh của đạo Hồi, các cuộc Thập tự chinh bùng nổ, và cuối cùng Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ hưng thịnh lên và chinh phạt kinh thành Constantinopolis vào năm 1453, làm cho Đế quốc Đông La Mã diệt vong. [9] Trong khi đó, Anh Quốc kể từ đời vua Edward III đánh nhau với Pháp trong suốt cuộc Chiến tranh Trăm Năm tàn khốc. [10] Thời Trung Cổ được tiếp nối bởi công cuộc Phục hưng, một sự tái khám phá giá trị và tri thức cổ điển, với sự hồi sinh của hai nền văn hóa Hy - La cổ, [11] và làm bàn đạp cho phong trào Cải cách Kháng Cách, một phong trào tôn giáo và chính trị đã chứng kiến phần lớn Bắc Âu từ bỏ Giáo hội Công giáo La Mã đồng thời tái xác định văn hóa cũng như các khối liên minh ở khắp lục địa, trào lưu tôn giáo này mở đầu với nhà thần học Martin Luther người Đức khi ông lên án hệ thống Giáo hội Công giáo La Mã vào năm 1517. Ông kiên quyết bảo vệ luận điểm củae mình, [12] Thời kỳ này cũng chính là nền tảng cho sự phát triển của bành trướng thuộc địa, củng cố sức mạnh ở các quốc gia thuộc Đại Tây Dương của Anh Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của châu Âu tới châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và phương Đông. Thời kỳ này là bước ngoặt cho cuộc cách mạng công nghiệp và một thời kỳ tri thức được gọi là trào lưu Khai sáng. Nửa cuối thế kỷ 17 chứng kiến Vương quốc Pháp của vua Louis XIV vươn lên thành liệt cường quân sự hùng mạnh, với dã tâm xâm phãm các nước láng giềng, song ông ta bị vua William III nước Anh chặn đứng. [13] Song vào thế kỷ 18, ảnh hưởng của cả Anh Quốc và Pháp tại châu Âu suy sụp dần đi, và các Vương triều Đông Âu vươn lên thành các liệt cường. [14] Với vị Hoàng đế hùng mạnh Pyotr Đại Đế, Đế quốc Nga - nước rộng lớn nhất của Âu châu - đánh thắng Vương quốc Thụy Điển, và lên làm bá chủ của miền Bắc Âu. Bên cạnh đó, Vương quốc Phổ - một quốc gia bé nhỏ khi đó - cũng phát triển cường thịnh, với vị Quốc vương lỗi lạc Friedrich II Đại Đế, nhiều trận thắng của ông trước liên quân hùng hậu Áo - Nga - Pháp - Thụy Điển đã trở thành kinh điển, làm nước Phổ trở nên phi thường trong mắt người Âu. [15][16] Ngay từ thế kỷ 17, rất nhiều các quốc gia ở châu Âu thực hiện hàng loạt những cuộc cách mạng, trong đó nổi bật nhất là cách mạng Pháp, cuộc cách mạng mở đầu cho hàng loạt cuộc chinh phạt của Napoléon Bonaparte. Việc phá hủy các quốc gia đang tồn tại của Napoléon Bonaparte và sau đó tái tổ chức châu Âu với hội nghị Viên đã tiếp sức cho chủ nghĩa dân tộc đang phát triển, dẫn đến sự ra đời của đế quốc Áo-Hung sau đó, sự thống nhất của nước Đức, sự thống nhất của Ý và những căng thẳng tại vùng Balkan, cũng như những cải cách mạnh mẽ trong đế quốc Nga. Rồi Anh và Pháp, phần nào đó là Đế quốc Ottoman, những quốc gia được biết đến là cường quốc. Các căng thẳng không giải quyết được tại Balkan, và một hệ thống những khối đồng minh được gọi là Đồng minh ba nước (1882) và khối đồng minh ba nước chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bản thân nó cũng mở đường cho cách mạng Nga và chỉ kết thúc với sự tham gia của Hoa Kỳ. Hiệp ước đình chiến đã để lại cho Đức gánh nặng bồi thường thiệt hại, gánh nặng này, kết hợp với Đại suy thoái (Great Depression), đã tạo điều kiện để đảng Phát xít của Adolf Hitler cầm quyền, mở đầu cho sự ra đời của Đệ tam Quốc xã cũng như sự xuất hiên của những đảng Phát Xít tại Tây Ban Nha (xem Nội chiến Tây Ban Nha) và Ý. Cuộc xâm chiếm Ba Lan, Bỉ và Pháp của Hitler là tín hiệu cho sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chiến thắng của Phe Đồng Minh tại châu Âu và sự đầu hàng của Nhật Bản đã chứng kiến việc quyền lực tại Trung Âu được chia sẻ giữa Liên bang Xô Viết, Anh Quốc, Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên, điều này nhanh chóng dẫn đến sự hình thành các khối Đông-Tây trong Chiến tranh Lạnh khi mà khối Warszawa do Liên Xô đứng đầu đối mặt với khối NATO do Mỹ cầm đầu và được ngăn cách qua cái gọi là Bức màn sắt, biểu tượng tiêu biểu là Bức tường Berlin. Tây Âu sau đó trải qua giai đoạn phát triển kinh tế ổn định và mạnh mẽ, thành lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu và sau đó là Liên minh châu Âu. Trong khi đó, khối Warszawa tụt hậu, sau cùng dẫn đến cuộc cải tổ Nga, khối Warszawa tan vỡ và bức tường Berlin sụp đổ. Sau chiến tranh lạnh ở châu Âu thì sự kiện chính nổi lên là cuộc chiến sắc tộc tại Balkan, nổi bật tại Serbia, Bosnia và Kosovo, cùng với sự can thiệp của NATO sau đó. Từ sự kiện 11 tháng 9, chính sách đối ngoại của NATO bị gia tăng sự chi phối do phản ứng của nó với thế giới Hồi giáo, và nổi bật hơn cả là những quan điểm mâu thuận về cuộc chiến ở Iraq, trong khi đó thì liên minh châu Âu cũng kết nạp thêm phần lớn những thành viên của khối Warszawa cũ cũng như các quốc gia vùng Baltic. Mục lục 1 Tiền sử  2 Thời cổ đại o 2.1 Hy Lạp cổ đại o 2.2 Sự trỗi dậy của La Mã o 2.3 Hậu Cổ đại và Thời kỳ Di cư o 2.4 Sự suy tàn của Đế chế La Mã  3 Trung Cổ o 3.1 Giai đoạn đầu Trung Cổ  3.1.1 Một đốm sáng Đông La Mã  3.1.2 Phong kiến Thiên chúa giáo o 3.2 Giai đoạn giữa Trung Cổ  3.2.1 Một nhà thờ chia rẽ  3.2.2 Các cuộc chiến tranh tôn giáo o 3.3 Giai đoạn cuối Trung Cổ  4 Buổi đầu Châu Âu hiện đại o 4.1 Phục hưng o 4.2 Cải cách o 4.3 Thám hiểm và chinh phục o 4.4 Cuộc chiến tranh Ba mươi năm và trào lưu Khai sáng  5 Từ năm 1789 tới 1914 o 5.1 Cách mạng công nghiệp o 5.2 Cách mạng chính trị o 5.3 Sự trỗi dậy của các quốc gia o 5.4 Các đế chế  6 Từ năm 1914 tới 1991 o 6.1 Khải huyền o 6.2 Chiến tranh Lạnh  7 Lịch sử gần đây  8 Xem thêm  9 Tài liệu tham khảo  10 Liên kết ngoài [ ] Tiền sử Bài chi tiết: Châu Âu thời Tiền sử Xem thêm thông tin: Châu Âu thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời kỳ đồ đá giữa, Châu Âu thời kỳ đồ đá mới, Thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời kỳ đồ đồng, và Châu Âu thời đồ sắt Hình thế Châu Âu Người Homo erectus và Neanderthals đã di cư từ Châu Phi tới Châu Âu sau sự xuất hiện của con người hiện đại, người thông minh. Các xương cốt của những người Châu Âu đầu tiên được tìm thấy tại Dmanisi, Gruzia, có niên đại 1.8 triệu năm trước. Hình thái giải phẫu học hiện đại sớm nhất về con người tại Châu Âu có từ 35,000 năm trước Công Nguyên. Bằng chứng về khu định cư cố định có từ 7,000 năm trước Công Nguyên tại Balkans. Thời kỳ đồ đá mới bắt đầu tại Trung Âu từ 6,000 năm trước Công Nguyên và tại nhiều vùng khác ở Bắc Âu từ 5,000 tới 4,000 năm trước Công Nguyên. Văn hóa Cucuteni-Trypillian 5508-2750 trước Công Nguyên là nền văn minh lớn đầu tiên tại Châu Âu và cũng là một trong những nền văn minh sớm nhất thế giới. Bắt đầu từ Thời kỳ đồ đá mới đã có nền văn minh Camunni tại Valle Camonica, Ý, với di tích hơn 350,000 hình khắc trên đá, địa điểm lớn nhất tại Châu Âu. Cũng được gọi là Thời kỳ đồ đồng, Chalcolithic Châu Âu là khoảng thời gian của những sự thay đổi và hỗn loạn. Nguyên nhân trực tiếp nhất là sự thâm nhập và xâm lấn phần lớn các vùng lãnh thổ bởi người từ Trung Á, được đa số các học giả cho là có nguồn gốc Ấn-Âu, tuy vẫn có nhiều lý thuyết tranh cãi khác. Một hiện tượng khác là sự mở rộng của Megalithism và sự xuất hiện của sự phân tầng kinh tế đáng chú ý và, liên quan đến nó, những chế độ quân chủ đầu tiên tại vùng Balkan. Nền văn minh chữ viết nổi tiếng đầu tiên ở Châu Âu là nền văn minh của người Minos trên đảo Crete và sau này là của người Mycenae trên những vùng liền kề Hy Lạp, bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên. Dù việc sử dụng sắt đã được người Aegea biết tới từ khoảng năm 1100 trước Công Nguyên, mãi tới năm 800 trước Công Nguyên nó mới được biết đến ở Trung Âu, mở đường cho văn hóa Hallstatt, một sự phát triển văn hóa Thời kỳ đồ sắt của Urn Fields. Có lẽ như một tác dụng phụ của sự khác biệt kỹ thuật này của người Ấn- Âu, ngay sau đó, họ rõ đã củng cố vững vị trí tại Ý và Iberia, thâm nhập sâu vào các bán đảo đó (kinh thành Rô-ma ra đời vào năm 753 trước Công Nguyên). [ ] Thời cổ đại Bài chi tiết: Thời cổ đại Sự mở rộng của La Mã trong các giai đoạn từ 264 trước Công Nguyên tới 180 Công Nguyên Người Hy Lạp và người La Mã đã để lại một di sản tại Châu Âu trong ngôn ngữ, tư tưởng, luật pháp và tâm trí hiện tại. Hy Lạp cổ đại là một tập hợp các thành bang, từ đó hình thái dân chủ đầu tiên phát triển. Athena là thành phố mạnh và phát triển nhất, và một cáu nôi của học thuật từ thời Pericles. Các diễn đàn công dân bàn luận và luật hóa chính sách của nhà nước, và từ đó một số nhà triết học cổ đại nổi tiếng nhất đã xuất hiện, như Socrates, Plato, và Aristotle, Aristotle là thày học của vua Alexandros Đại Đế. Là vua của Vương quốc Macedonia tộc Hy Lạp, các chiến dịch quân sự của Alexandros Đại Đế đã đưa văn hóa và trí thức Hy Lạp tới các vùng ven Sông Ấn. Nhưng Đế chế La Mã, trở nên hùng mạnh nhờ chiến thắng trước quân Carthage trong Các cuộc chiến tranh Punic đã nổi lên trong vùng. Sự thông thái Hy Lạp đã được chuyển vào các định chế La Mã, khi chính Athena bị hấp thu vào trong Thượng viện và Nhân dân La Mã (Senatus Populusque Romanus). Người La Mã mở rộng từ Ả Rập tới xứ Britannia. Năm 44 trước Công nguyên họ đạt tới cực điểm, lãnh đạo của họ là Julius Caesar bị ám sát khi bị nghi ngờ muốn lật đổ nền Cộng hoà, để trở thành nhà độc tài. Trong cuộc hỗn loạn sau đó, Octavian chiếm quyền cai trị và mua chuộc Thượng viện La Mã. Tuy công bố tái lập nền Cộng hoà, trên thực tế ông đã biến Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. [ ] Hy Lạp cổ đại Bài chi tiết: Hy Lạp cổ đại và Thời kỳ Hy Lạp Hóa [...]... thương mại  Sự phân ly phía Tây (1378-1417)  Chiến tranh một trăm năm, Jeanne d'Arc [ ] Buổi đầu Châu Âu hiện đại Bài chi tiết: Buổi đầu Châu Âu hiện đại Xem thêm thông tin: Phục hưng, Cải cách Tin lành, Baroque, Thời kỳ Khai sáng, Cách mạng Khoa học, Đại Mâu thuẫn, và Sự thần kỳ Châu Âu Châu Âu năm 1519 Châu Âu như một nữ hoàng, in năm 1570 bởi Sebastian Munster của Basel Vitruvian Man của Leonardo da... cách cũng khiến nền hòa bình ở Châu Âu là điều không thể trong nhiều thế kỷ Một sự phát triển khác là ý tưởng thượng đẳng của Châu Âu Ý tưởng về văn minh được lấy từ người Hy Lạp và La Mã cổ đại: kỷ luật, giáo dục và cuộc sống trong thành phố là các yếu tố khiến con người trở nên văn minh; người Châu Âu và phi Châu Âu được phán xét theo tính cách lịch sự của họ, và Châu Âu tự coi mình là thượng đẳng... mất, ở hầu hết Châu Âu, của chủ nghĩa phong kiến, chế độ nông nô và quyền lực của Nhà thờ Công giáo Giai đoạn này còn bao gồm cuộc Cải cách Tin lành, cuộc Chiến tranh ba mươi năm tàn khốc, cuộc thực dân hóa Châu Mỹ của Châu Âu và những cuộc săn lùng phù thủy Châu Âu [ ] Phục hưng Bài chi tiết: Phục hưng Phục hưng là một phong trào văn hóa ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống trí thức Châu Âu ở đầu thời kỳ... giáo Một sự phát triển quan trọng khác trong giai đoạn này là sự lớn mạnh của những tình cảm liên Châu Âu Eméric Crucé (1623) xuất hiện với ý tưởng Hội đồng Châu Âu, mong muốn chấm dứt các cuộc chiến tranh ở Châu Âu; những nỗ lực tạo lập một nền hòa bình vĩnh cửu không thành công, dù tất cả quốc gia Châu Âu (ngoại trừ Nga và Đế chế Ottoman, được xem là ngoại lệ) đồng ý tạo lập hòa bình vào năm 1518 trong... quân về phía Tây.[36] Các cuộc chiến tranh Ottoman ở Châu Âu, thỉnh thoảng cũng được gọi là các cuộc chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ, đánh dấu một phần quan trọng trong lịch sử đông nam Châu Âu Những cuộc chinh phạt này cũng khiến cho người Tây Âu, chẳng hạn như người Pháp, phải để tâm hơn đến Đông Âu [36]  Liên đoàn Hanseatic, Marco Polo, Lex Mercatoria, Lịch sử thương mại  Sự phân ly phía Tây (1378-1417) ... 1453, cắt đứt các đường thương mại với phương đông Người Châu Âu buộc phải tìm kiếm các con đường thương mại mới, như trường hợp chuyến đi của Columbus tới Châu Mỹ năm 1492, và chuyên đi vòng quanh Ấn Độ và Châu Phi của Vasco da Gama năm 1498 Các thầy tu bị bệnh dịch đang được ban phước lành Một trong những thảm họa lớn nhất tác động đến Châu Âu là Tử thần Đen Có nhiều vụ bùng phát, nhưng vụ nghiêm... và Ba Lan (vẫn còn là một quốc gia có chủ quyền) Lịch sử Mông Cổ ghi rằng Hãn Bạt Đô đã dự định chinh phục nốt các nước lớn ở Châu Âu, bắt đầu bằng cuộc tấn công mùa đông vào Áo, Ý và Đức, khi ông bị gọi quay trở về Mông Cổ sau khi Đại Hãn Oa Khát Đài qua đời Đa số các nhà sử học tin rằng cái chết của ông đã ngăn chặn được cuộc chinh phục toàn bộ Châu Âu[ cần dẫn nguồn] Ở Nga, người Mông Cổ của Kim Trướng... tiết: Giai đoạn cuối Trung Cổ Xem thêm thông tin: Lex Mercatoria, Chiến tranh Một trăm năm, và Sự sụp đổ của Constantinopolis Châu Âu năm 1400 Châu Âu năm 1477 Thời kỳ cuối Thời kỳ Trung Cổ kéo dài trong thế kỷ 14 và 15 Khoảng năm 1300, những thế kỷ thịnh vượng và phát triển của Châu Âu tạm ngừng Một loạt nạn đói và bệnh dịch, như Nạn đói Lớn 1315–1317 và Tử thần Đen, theo một số ước tính đã làm giảm một... tự coi mình là thượng đẳng so với các lục địa khác Đã có một phong trào của một số người như Montaigne coi người phi Châu Âu là tốt hơn, tự nhiên và nguyên thủy hơn Các dịch vụ thư tín đã được thiết lập khắp Châu Âu, cho phép chủ nghĩa nhân văn kết nối mạng lưới trí thức trên khắp Châu Âu, dù có những khác biệt tôn giáo Tuy nhiên, Nhà thờ Cơ đốc giáo La mã đã cấm các tác phẩm khoa học mang tính đột phá;... "cuộc phát quang vĩ đại," những cánh rừng và đầm lầy lớn ở Châu Âu bị triệt hạ để trồng cấy Cùng lúc ấy các khu định cư đã di chuyển từ các biên giới truyền thống của Đế quốc Frank tới các biên giới mới ở đông Âu, vượt qua Sông Elbe, mở rộng gấp ba lần diện tích nước Đức trong quá trình đó Các chiến binh thập tự chinh đã thành lập các thuộc địa Châu Âu tại Miền cận đông, đa số Bán đảo Iberian đã bị chinh . Lịch sử châu Âu Châu Âu Lịch sử Châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa Châu Âu. Từ thời tiền sử tới thời hiện đại. Châu Âu có một lịch sử dài, nhiều. giữa, Châu Âu thời kỳ đồ đá mới, Thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời kỳ đồ đồng, và Châu Âu thời đồ sắt Hình thế Châu Âu Người Homo erectus và Neanderthals đã di cư từ Châu Phi tới Châu Âu sau. Lạnh  7 Lịch sử gần đây  8 Xem thêm  9 Tài liệu tham khảo  10 Liên kết ngoài [ ] Tiền sử Bài chi tiết: Châu Âu thời Tiền sử Xem thêm thông tin: Châu Âu thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN