Hồ Kẻ Gỗ Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 70 km về phía nam. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Mùa nắng thì Rào Cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh, trở thành tai ương cho cả vùng phía Nam Hà Tĩnh. Từ những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp đã nghĩ đến việc đắp đập chế ngự dòng sông này. Họ thiết kế và bắt đầu thi công một số hạng mục thì chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau đó là Chiến tranh Đông Dương nổ ra nên bị bỏ dở. Cho đến ngày 26/3/1976, khi đất nước đã thống nhất, công trình mới được các nhà thủy lợi Việt Nam tự thiết kế, thi công và có tên là hồ Kẻ Gỗ. Ngày 03/2/1988, công trình được bắt đầu đưa vào sử dụng. Hồ Kẻ Gỗ Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km 2 , với dung tích hữu ích 345 triệu m 3 , dung tích toàn bộ 425 triệu m 3 . Diện tích lu vực (diện tích hứng nước) của hồ là 223km2; chế độ điều tiết nước trong hồ là nhiều năm. Đập tạo hồ bằng đất đồng chất cao 37,4m dài 970m cùng 3 đập phụ; hồ có 3 tràn xả lũ (tràn Dốc Miếu, tràn trong cống và tràn sự cố). Kênh chính rộng hơn 10m, dài 17,2km, tải lưu lượng 28,2 m 3 /s; hệ thống kênh nhánh dài 110km. Nhiệm vụ của hồ là tưới cho 21.136 ha đất canh tác của huyện Cẩm Xuyên, huyện Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh, chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du; cung cấp nước tưới phục vụ công nghiệp và sinh hoạt trong vùng với lưu lượng 1,6m 3 /s; phát điện công suất lắp máy 2,3MW. Hiện Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ Dự án "Trợ giúp Thuỷ lợi Việt Nam" (gọi tắt theo tiếng Anh là VWRAP hay còn gọi là WB3 Thuỷ lợi) để củng cố, nâng cấp và hiện đại hoá một số hệ thống thuỷ lợi lớn, trong đó có Kẻ Gỗ. Nguồn lợi kinh tế của hồ Kẻ Gỗ đem lại cho người nông dân nơi đây vô cùng to lớn. Xưa đồng đất hạn hán một màu cát trắng, nay quanh năm đủ nước để cấy trồng, muôn cây xanh tốt. Hồ Kẻ Gỗ ra đời còn góp phần quan trọng cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn, đã trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị, một điểm du lịch sinh thái lý thú. Bao quanh hồ là rừng núi, có 11.811 ha rừng tự nhiên, 261 ha rừng trồng. Rừng ở đây có trên 40 họ, 300 loài thân gỗ và nhiều động vật quý hiếm như trĩ sao, vượn đen, voi, gà lôi hồng tía, đặc biệt là gà lôi lam mào đen. Khí hậu vùng Kẻ Gỗ quanh năm mát mẻ. Điều lý thú là từ trên du thuyền bơi trên mặt hồ nước trong veo du khách có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng được cái đẹp, cái nên thơ của sự giao hoà của mênh mông nước và bạt ngàn rừng. Những dòng nước trắng xoá thả mình từ núi xanh xuống lòng hồ in rõ bóng trời mây. Và về đêm dưới ánh trăng sao, không gian huyền bí càng huyền bí hơn bởi âm thanh của sóng nước, gió rừng và tiếng gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của muôn loài cầm thú hoà quyện vào nhau… Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sáng tác bài hát nổi tiếng “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ" ca ngợi về những người thủy lợi xây dựng hồ Kẻ Gỗ, ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của hồ. Hồ Kẻ Gỗ , cảm nguồn bài hát "Người đi " . thiết kế, thi công và có tên là hồ Kẻ Gỗ. Ngày 03/2/1988, công trình được bắt đầu đưa vào sử dụng. Hồ Kẻ Gỗ Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích lòng hồ hơn 30 km 2 , với dung tích. sáng tác bài hát nổi tiếng “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ& quot; ca ngợi về những người thủy lợi xây dựng hồ Kẻ Gỗ, ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của hồ. Hồ Kẻ Gỗ , cảm nguồn bài hát "Người đi " . Hồ Kẻ Gỗ Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 70 km về phía nam. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc