Ảnh minh họa Thực đơn lành mạnh giảm nguy cơ mắc bệnh - Không phải tất cả mọi người chúng ta đều có những hiểu biết nhất định về một chế độ ăn uống cân bằng. Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông xuất hiện khá nhiêu thông tin phát hiện mới liên quan đến những nghiên cứu về thực đơn. Trong đó có không ít thông tin gây ấn tượng mạnh như: mỗi ngày ăn hai quả trứng gà sẽ phát huy tác dụng hạ cholesterol và tác động tích cực đến sự trao đổi chất. Liệu có thể tin? Tiếc rằng những thông tin như thế được phát đi chủ yếu thuộc dạng “tin tức mánh khóe”, không phải những sự thật nghiêm túc và đã được kiểm chứng. Hàng ngày trên thế giới người ta công bố hàng ngàn công trình liên quan đến dinh dưỡng, nhưng nên nhớ, không công trình nào rút ra từ những thí nghiệm dựa vào duy nhất sự tiên đoán nghiên cứu mà không thể rút ra kết luận chung. Và thực tế thực đơn và dinh dưỡng đã trở thành vấn đề xã hội rất quan trọng cũng như nhu cầu về những thông tin này rất lớn. Liệu có thể nói, thực tế tồn tại cái gọi là thực đơn cân bằng? Đó là yêu cầu đầu tiên của thực đơn lành mạnh. Điều đó có nghĩa thế nào? Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày cần có vài trăm hợp chất khác nhau với những liều lượng nhất định cần thiết duy trì sự sống, thí dụ - khoảng 60 miligam vitamin C, hoặc 5 gam muối. Để ăn uống lành mạnh và cảm thấy khoan khoái, mỗi ngày cần ăn 5 khẩu phần rau xanh và hoa quả. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa: trong vòng một ngày chúng ta phải tống vào bụng 5 tô sa lát. Chỉ quả nho đã đủ tiêu chuẩn một khẩu phần hoa quả. Tuy nhiên giới chuyên môn khuyến cáo, hoa quả là nguồn cung cấp đường khá nguy hiểm, một khi đã quan tâm đến cân nặng, cần hạn chế ăn hoa quả… Lời khuyên đó trước hết liên quan đến các loại nước hoa đóng hộp – dạng sản phẩm chứa lượng đường hóa học khó biết chính xác. Ngoài ra với đường là vấn đề rất phức tạp . Yếu tố quan trọng là cái gọi là chỉ số glikemi (IG) tức thông tin về nồng độ glucoza trong máu sau khi ăn (hoặc) sản phẩm nhất định. Giá trị IG càng lớn, nồng độ đường trong máu càng cao. Ăn sản phẩm có IG cao sẽ dẫn đến tình trạng đột ngột nhảy vọt nồng độ đường thức giục “mũi tên” lớn insulin phải trả lời. Chính vì thế những lúc đói chúng ta thường nhiệt tình với bánh ngọt, bởi sản phẩm này giúp sự gia tăng nhanh chóng nồng độ đường trong máu. Trong chốc lát chúng ta cảm thấy phong độ cải thiện trông thấy, cơ thể khỏe khoắn và đầu óc tỉnh táo. Ảnh minh họa Tuy nhiên hiệu ứng này duy trì ngắn ngủi, để rồi sau đó xuất hiện tình trạng quay lại đúng trạng thái nồng độ đường thấp, hoặc nhiều khi còn thấy thấp hơn. Khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy còn đói bụng hơn, mệt mỏi hơn. Một số loại quả, cho dù còn tươi như bưởi, mận, hoặc đào có chỉ số IG thấp, nhờ thế khi ăn không dẫn đến tình trạng insulin đột ngột dao động. Cũng không quên, rau xanh và hoa quả còn là nguồn tuyệt vời cung cấp cho cơ thể các thành phần hoạt chất sinh học, kể cả vitamin C. Những chất béo bất hạnh cũng không thể thích hợp với những người mong muốn sở hữu thân hình mảnh mai. Giáo sư có nghĩ như thế? Ở đây lại cần nhớ rằng, một số chất béo không no rất cần thiết đối với sức khỏe. Trái lại đặc biệt nguy hiểm là những chất béo dạng trans, tức – nói một cách gián lược – chất béo đã qua gia nhiệt nhiều lần. Chủ yếu vì lí do này các bác sĩ kêu gọi mọi người hết sức hạn chiế tiêu thụ các sản phẩm fast food (đồ ăn nhanh). Dầu mỡ thực vật sử dụng nhiều lần, thí dụ chiên rán chân gà, quẩy, bánh rán tạo ra những hợp chất , thứ nhất kích thích béo phì; thứ hai có thể gây ung thư. Ngoài ra đồ ăn fast food còn rất giầu năng lượng. Một suất ăn trưa thí dụ dạng hamburger 1.000 calo, trong khi với lối sống bình thường một người chỉ cần khoảng 2.000 calo/ngày. Nghe nói, humburgen và những sản phẩm fast food tương tự nguy hiểm còn bởi chúng chứa nhiều muối. Tại sao chúng ta phải hạn chế muối? Muối cũng thuộc dạng những hợp chất cần thiết để duy trì sự sống, tuy nhiên – như ở trên tôi đã nói – không thể vượt quá giới hạn 5 gam/ngày. Đó là lượng muối gần như đã có đủ trong các sản phẩm đã chế biến được chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân gia tăng các bệnh tim mạch (hậu quả dễ gây ra áp huyết cao, tai biến não, nhồi máu cơ tim…). . Ảnh minh họa Thực đơn lành mạnh giảm nguy cơ mắc bệnh - Không phải tất cả mọi người chúng ta đều có những hiểu biết nhất định. chung. Và thực tế thực đơn và dinh dưỡng đã trở thành vấn đề xã hội rất quan trọng cũng như nhu cầu về những thông tin này rất lớn. Liệu có thể nói, thực tế tồn tại cái gọi là thực đơn cân bằng?. Liệu có thể nói, thực tế tồn tại cái gọi là thực đơn cân bằng? Đó là yêu cầu đầu tiên của thực đơn lành mạnh. Điều đó có nghĩa thế nào? Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày cần có vài trăm hợp chất