1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nhung van de chung ve thua ke ppt

32 434 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

K54A - Khoa Luật ĐHQGHN Bài tập nhóm 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ Danh sách nhóm: 1. Nguyễn Thị Chang 2. Nguyễn Hoàng Duy 3. Nguyễn Thu Hương 4. Bùi Phương Khánh 5. Phạm Khánh Linh 6. Nguyễn Lê Bảo Ngọc (nhóm trưởng) 7. Nguyễn Thị Phương 8. Bùi Như Quỳnh 9. Cao Thị Thúy 10.Nguyễn Thùy Trang 1 MỤC LỤC I. Lời mở đầu II. Những vấn đề chung về thừa kế 1. Khái niệm và đặc điểm của quyền thừa kế 2. Nguyên tắc của pháp luật thừa kế 3. Người để lại di sản 4. Người thừa kế 5. Di sản thừa kế 6. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế 7. Quản lý di sản 8. Thời hiệu thừa kế III. Kết luận IV. Danh mục tài liệu tham khảo I. Lời mở đầu 2 Khi cất tiếng khóc chào đời, chúng ta đã không có chút quyền lựa chọn nào. Ta được sinh ra ở đâu, con ai, vào lúc nào, sắc tộc gì… dường như tạo hóa đã sắp đặt cho ta tất cả mọi thứ.Nhưng trước cái chết, nhờ pháp luật, nên bù lại con người có được chút quyền can thiệp cho bản thân mình.Nhận thức được vì không thể chôn vùi tất cả theo cái chết, chúng ta có nhu cầu mong muốn những tài sản của mình được tiếp tục duy trì sự sở hữu bởi những con người khác. Đó là những con người không bị cái chết tước đoạt đi sự tồn tại và họ sẽ thay bản thân ta làm chủ những của cải của ta sau khi ta chết.Vì có tầm ý nghĩa như vậy, nên trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật.Hiểu biết về chế định thừa kế, ta có thể biết được rằng những của cải từng thuộc sở hữu của mình sẽ được truyền lại về đâu, và rằng như thế nào là đảm bảo quyền lợi công bằng với những người khác ngoài bản thân ta sau khi ta chết. II. Những vấn đề chung về thừa kế 1. Khái niệm và đặc điểm của quyền thừa kế 1.1. Khái niệm 1.1.1. Thừa kế “Thừa” và “kế” đều có ý nghĩa là tiếp nối, tiếp tục . Do đó “thừa kế” trên phương diện của luật Dân sự, được hiểu là sự truyền lại tài sản và quyền sở hữu khối tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống xuất hiện ngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người, thời kì chưa có Nhà nước và pháp luật. Ở thời kì này cuộc sống bầy đàn, mông muội, đơn giản, thô sơ cùng với nhận thức của xã hội, về tính cộng đồng còn hạn chế nhưng cũng không làm 3 mất đi tính bản năng chiếm hữu của con người nguyên thủy đối với sản vật tự nhiên, công cụ lao động… trong suốt quá trình sinh sống, sản xuất. Từ việc chiếm hữu này dẫn đến một diễn biến trên thực tế mang tính hiển nhiên: người chết sẽ có nhu cầu để lại tài sản nằm trong sự chiếm hữu của mình cho người khác còn sống. Như vậy, quan hệ thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu như một tất yếu khách quan, chúng tồn tại song song và phát triển cùng với xã hội loài người.Có thể nói, hai mối quan hệ này gắn liền với nhau một cách chặt chẽ, sở hữu là yếu tố đầu tiên, để từ đó đến lượt mình thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố chế độ sở hữu, có sở hữu mới có thừa kế. Từ phân tích trên đây, ta có thể đưa ra khái niệm thừa kế như sau: “Thừa kế là một quan hệ xã hội, mà nội dung kinh tế của nó là sự phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho những người còn sống khác”. 1.1.2. Quyền thừa kế Khi chưa xuất hiện nhà nước, quá trình dịch chuyển di sản từ người chết sang cho những người thừa kế được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Khi nhà nước xuất hiện, quá trình dịch chuyển di sản từ người chết sang cho những người còn sống khác đã có sự tác động bằng ý chí của nhà nước, sự tác động ấy được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Quyền thừa kế được hiểu theo nghĩa khách quan là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra và 4 thừa nhận điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Bằng những quy định của pháp luật, nhà nước định ra phạm vi quyền, nghĩa vụ trong thừa kế, quy định phương thức, điều kiện, trình tự dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người có quyền hưởng di sản. Dựa vào quy định của pháp luật về thừa kế, các chủ thể trong quan hệ thừa kế thực hiện quyền của mình trong việc để lại và nhận di sản thừa kế. Việc thực hiện các quyền năng này phải phù hợp với mức độ và phạm vi mà pháp luật cho phép. Theo nghĩa chủ quan, quyền thừa kế là những quyền dân sự cụ thể của người để lại di sản và những người nhận di sản thừa kế. Các quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật về thừa kế. Điều 631- BLDS 2005 cũng đưa ra khái niệm về quyền thừa kế của cá nhân: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật.” Tóm lại, dù hiểu theo nghĩa nào thì quyền thừa kế cũng đều bao gồm hai nội dung cơ bản được pháp luật công nhận và bảo vệ, đó là: quyền để lại di sản của người có tài sản cho người thừa kế, và quyền thừa kế di sản của người khác. 1.2. Đặc điểm Quyền thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ. Các chủ thể của quan hệ thừa kế bao gồm người để lại di sản và người thừa kế. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, mà không bao giờ là pháp nhân, 5 cơ quan nhà nước hoặc tổ chức; nhưng người thừa kế có thể là cá nhân, hoặc cơ quan nhà nước, hoặc bất kì một chủ thể nào khác. Mọi cá nhân đều có quyền để lại di sản của mình sau khi chết cho người khác. Việc chuyển dịch cho người khác những tài sản của người chết được thực hiện: + Căn cứ vào ý chí cuối cùng của người quá cố định đoạt tài sản của mình trước khi chết. Ý chí này được thể hiện ở di chúc lập ra khi người đó còn sống. Việc thừa kế này gọi là thừa kế theo di chúc. + Hoặc căn cứ theo pháp luật. Trong trường hợp người quá cố không lập di chúc, hoặc có lập di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản hay di chúc bị coi là không có giá trị pháp lý thì việc chuyển dịch tài sản phải theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người để lại di sản chỉ lập di chúc về một số tài sản, hoặc một phần tài sản này được chuyển cho người thừa kế theo di chúc, thì số tài sản còn lại được chuyển cho người thừa kế theo quy định của pháp luật. Người thừa kế được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người chết để lại, có quyền nhận hoặc không nhận di sản thừa kế, thực hiện những nghĩa vụ theo yêu cầu của người để lại di sản khi đã tiếp nhận di sản thừa kế. Người để lại di sản và người thừa kế đều phải thực hiện các quyền năng và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Đối tượng của thừa kế là các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết để lại. * Quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu. Như đã nói ở trên, quan hệ thừa kế là một loại quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế- xã hội sâu sắc, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Một mặt, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã 6 hội, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất-lưu thông-phân phối của cải vật chất. Mặt khác, quan hệ thừa kế làm tiền đề xuất hiện quan hệ thừa kế. Ngược lại, quan hệ thừa kế có tác dụng duy trì quan hệ sở hữu. Như vậy, quan hệ thừa kế và quan hệ sở hữu có mối liên hệ hữu cơ với nhau. * Quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật của các quốc gia ghi nhận. Tuy vậy, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau sự quy định cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất của chế độ sở hữu trong xã hội đó, hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội. Trong xã hội mà nền tảng kinh tế dựa vào chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì thừa kế sẽ bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột trong xã hội đó. Quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. * Quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý, chỉ xuất hiện chừng nào xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước. Khác thừa kế là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan phát sinh khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước, chưa có pháp luật thì khái niệm quyền thừa kế chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước, nhà nước thể hiện ý chí của mình tham gia vào quan hệ thừa kế thông qua các quy định pháp luật. Các quy định của pháp luật nhằm tác động, điều chỉnh quá trình để lại di sản thừa kế là cơ sở phát sinh quyền thừa kế theo nghĩa khách quan mà nội dung của nó là do cơ sở kinh tế quyết định. 2. Nguyên tắc của pháp luật thừa kế 7 - Nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân: Quyền thừa kế của công dân là một quyền hiến định, được quy định tại Điều 58 hiến pháp năm 1992, và được cụ thể hóa tại phần 4 của bộ luật dân sự. Điều 631 BLDS năm 2005 đã đưa ra nguyên tắc chung nhất, đó là “quyền thừa kế của cá nhân”. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể như sau: Pháp luật bảo đảm quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không có di chúc thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật. Người thừa kế được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người chết để lại. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cái để dành, nhà ở… do đó, tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết. - Nguyên tắc tôn trọng ý chí của người có quyền thừa kế: Pháp luật thừa kế luôn tôn trọng ý chí của những người tham gia trong quan hệ thừa kế. Nếu như người để lại di sản mà có để lại di chúc thì việc phân chia di sản theo di chúc bao giờ cũng được ưu tiên giải quyết trước, phần tài sản chia cho những người thừa kế cũng tùy thuộc vào di chúc mà người chết để lại. Đó chính là sự tôn trọng ý trí của người để lại di sản.Và ngược lại, những người thừa kế có quyền đồng ý nhận toàn bộ di sản được thừa hưởng hoặc chỉ nhận một phần hoặc khước từ việc thừa hưởng di sản từ người chết đó là sự tôn trọng ý chí của người thừa kế. - Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về quyền thừa kế: Theo Điều 632 BLDS 2005 : “Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo điều luật này thì cá nhân nào cũng có 8 quyền để lại tài sản của mình cho người khác và tất cả người thừa kế đều có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng tài sản theo di chúc (mọi người thừa kế đều được nhận tài sản theo ý chí của người để lại di chúc). Còn sự bình đẳng trong việc hưởng di sản là tất cả những người thừa kế theo quy định của pháp luật đều có quyền hưởng phần tài sản bằng nhau. - Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế: Điều 635 BLDS 2005 quy định : “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và con sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”. Với đặc trưng cơ bản của sự thừa kế là sự tiếp nối về sở hữu tài sản giữa người sống với người chết nên người thừa hưởng di sản đương nhiên phải là người còn sống. Việc dịch chuyển di sản từ người chết này sang người chết khác là không thực hiện được. Tiếp đó là người còn sống đó phải còn sống ở thời điểm mở thừa kế. Có thể người thừa kế đã chết nhưng khi mở thừa kế ông ta vẫn còn sống, hoặc đã chết hay mất tích nhưng Tòa chưa tuyên bố là đã chết, hoặc ngày tuyên bố là sau ngày mở thừa kế, thì việc chuyển giao di sản cho ông ta vẫn được thực hiện. Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố là mất tích hoặc chết nhưng sau đó còn sống trở về thì người đó vẫn được coi là còn sống và được quyền hưởng di sản sau khi tòa án hủy bỏ tuyên bố mất tích hoặc đã chết. - Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản: Điều 631 BLDS năm 2005 quy định: “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” như vậy nếu người chết để lại di chúc thì việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người có tài sản mà trước lúc chết, họ đã thể hiện ý nguyện của 9 mình trong việc phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó. Tuy nhiên, việc định đoạt của người lập di chúc bị hạn chế theo trường hợp quy định tại điều 669 BLDS. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp từ chối hưởng di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác. - Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình: Nguyên tắc này xuất hiện từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự: việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc tôn trọng và phát huy phong tục tập quán tinh thần đoàn kết… tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa những người trong gia đình cần được giữ vững ngay cả khi một người trong gia đình chết và vấn đề thừa kế được đặt ra. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân trong việc bảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao động. 3. Người để lại di sản 3.1. Khái niệm - Người để lại di sản thừa kế là là cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố chết, có tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp để lại cho người còn sống theo ý chí của họ, được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. - Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân. Ví dụ: A chết, để lại cho con trai là B thừa kế tài sản là ngôi nhà của thuộc sở hữu của A.Trong trường hợp này A là người để lại di sản thừa kế. 3.2. Phân biệt người để lại di sản và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự 10 [...]... của người chết trong khối tài sản chung với vợ, chồng: Tài sản chung của vợ, chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác nhau của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung, Khi một bên chết trước và có yêu cầu chia di sản thừa kế, khối tài sản chung này được chia đôi một nửa thuộc... của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Sở hữu chung theo phần cho phép xác định phần quyền của mỗi chủ sở hữu Phần tài sản này có thể do họ góp vốn, góp công sức để cùng kinh doanh; phần vốn góp trong công ty; phần tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung trong khối tài sản của nhiều người Khi người này chết phần tài sản của họ trong khối tài sản chung theo phần là di sản thừa kế... định đoạt Tài sản riêng được nói đến tài điều 634 BLDS để xác định tài sản của cá nhân không nằm trong khối tài sản chung với người khác, không nằm trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng Phần tài sản này được xác định : 18 - Độc lập với sở hữu chung theo phần - Độc lập với sở hữu chung hợp nhất (căn cứ vào K1Đ32 Luật hôn nhân gia đình 2000) Trong đó: + Tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trước... việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc -Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ -Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được... chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: -Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và... Vì vậy, cần có người quản lý di sản Người quản lý di sản có thể được chỉ định trong di chúc Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản, thì những người thừa kế - với tư cách là chủ sở hữu chung di sản thừa kế - (kể từ thời điểm mở thừa kế) - cùng nhau thỏa thuận cử người quản lý di sản Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa chỉ định người... người quản lý di sản không phải là chủ sở hữu tài sản, nên người quản lý di sản không có quyền sử dụng, định đoạt tài sản trong khối di sản Các tài sản trong khối di sản mà người chết để lại thuộc sở hữu chung của những người thừa kế từ thời điểm mở thừa kế Do vậy, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong khối di sản 25 phải được sự đồng ý của tất cả những người thừa kế (nếu khối tài sản đó chưa... bao gồm: “thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế” và “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại” Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định chung là 10 năm, kể từ ngày mở thừa kế, tức là ngày người để lại di sản thừa kế chết Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu một người thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại là ba năm, để từ thời điểm... người hưởng thừa kế được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện 5.2 Phân chia di sản Theo điều 634 BLDS 2005: “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác ” 5.2.1 Dựa vào tính độc lập của tài sản, ta có thể phân loại di sản thừa kế như sau : * Tài sản riêng của người chết: được xác định là phần tài sản mà về phương diện pháp lý không... di sản của ai và di sản cua người nào được chuyển cho người thừa kế của người đó theo quy định của pháp luật VD: A và B là 2 vợ chồng có 2 con là C và D A và B có khối tài sản chung 14 là 100 triệu đồng Bố mẹ A đã chết từ lâu, bố mẹ B vẫn còn sống Đầu năm 2000, A và B bị tai nạn và cùng chết Như vậy, theo quy định tại Điều 641 BLDS năm 2005, A và B không . tài sản chung với người khác, không nằm trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng. Phần tài sản này được xác định : 18 - Độc lập với sở hữu chung theo phần. - Độc lập với sở hữu chung hợp. thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung, Khi một bên chết trước và có yêu cầu chia di sản thừa kế, khối tài sản chung này được chia đôi một nửa thuộc sở hữu của. trong công ty; phần tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung trong khối tài sản của nhiều người. Khi người này chết phần tài sản của họ trong khối tài sản chung theo phần là di sản thừa kế mà

Ngày đăng: 12/08/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w