1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN HOÁ HỌC KHỐI 12NC. Mã đề 123 pdf

3 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 213,81 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 3 - NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN HOÁ HỌC - KHỐI 12NC. Mã đề 123 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm 30 câu trên 2 trang Câu 1: Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa MgSO 4 và CrSO 4 . Lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp chất rắn A. A gồm A. Mg(OH) 2 và CrO B. MgO và CrO C. Mg(OH) 2 và Cr(OH) 2 D. MgO và Cr 2 O 3 Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Các vật dụng bằng nhôm không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng nhôm hidroxit bảo vệ. B. Trong phản ứng 2Al + 6H 2 O + 2NaOH  2Na[Al(OH) 4 ] +3 H 2 thì NaOH là chất oxi hóa. C. Nhôm kim loại tác dụng với nước do thế điện cực chuẩn của nhôm âm hơn thế điện cực của hidro ở pH = 7. D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 trong mọi điều kiện. Câu 3: Để oxi hóa hoàn toàn 0,03 mol CrCl 3 thành K 2 CrO 4 bằng Cl 2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl 2 và KOH tương ứng là A. 0,09 mol và 0,12 mol. B. 0,045 mol và 0,12 mol. C. 0,045 mol và 0,24 mol. D. 0,09 mol và 0,24 mol. Câu 4: Cho 200 ml dung dịch NaOH vào 400 ml dung dịch Al(NO 3 ) 3 0,2M thu được 4,68 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu là A. 0,9M hoặc 1,3M B. 0,6M hoặc 1,3M C. 0,9M hoặc 1,2M D. 0,6 hoặc 1,2M Câu 5: Cho dãy các chất: NaHCO 3 , Cr 2 O 3 , Al(OH) 3 , Al, Al 2 O 3 , AlCl 3 , CrO; Cr(OH) 3 , CrO 3 , Mg(OH) 2 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 6: Cho dung dịch kiềm vào muối Kalidicromat thì hiện tượng quan sát được là A. dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng B. dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam C. dung dịch từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm D. dung dịch không thay đổi màu Câu 7: Chỉ dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 3 kim loại: Na, Al, Mg. A. NH 3 . B. Dung dịch NaOH. C. H 2 O. D. Dung dịch HCl. Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 4,6 gam Natri và 6,75 gam nhôm. Cho hỗn hợp A vào một lượng nước có dư thì số lit khí H 2 (đktc) thu được là A. 10,64 B. 8,96 C. 7,28 D. 10,08 Câu 9: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là A. 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe B. 10,8 gam Al và 5,6 gam Fe C. 5,4 gam Al và 8,4 gam Fe D. 5,4 gam Al và 2,8 gam Fe Câu 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Cr tác dụng với dung dịch dịch H 2 SO 4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí),sau khi kết thúc phản ứng thu được 7,84 lít khí (ở đktc).Tách lấy phần dung dịch sau phản ứng, cô cạn (trong điều kiện không có không khí) thu được 46,7 gam muối khan. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 13,44 lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là A. 32,3 B. 46,5 C. 23.2 D. 65,4 Câu 11: Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng? A. 24 Cr: [Ar]3d 5 4s 1 B. 24 Cr 2+ : [Ar]3d 4 C. 24 Cr 3+ : [Ar]3d 3 D. 24 Cr 2+ : [Ar]3d 3 4s 1 Câu 12: Dãy gồm dung dịch các chất đều làm quỳ tím đổi thành màu xanh là A. Na[Al(OH) 4 ]; NH 2 CH 2 COONa B. KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O; C 6 H 5 NH 3 Cl C. K 2 SO 4 ; C 6 H 5 ONa D. AlCl 3 ; C 6 H 5 NH 2 . Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam nhôm vào dung dịch HNO 3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,075 mol N 2 O và 0,1 mol NO (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của m là A. 1,35 B. 8,1 C. 0,81 D. 13,5 Câu 14: Chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là A. Na 2 CrO 4 B. Cr(NO 3 ) 3 C. K[Cr(OH) 4 ] D. Ba[Al(OH) 4 ] 2 Câu 15: Quá trình oxi hóa xảy ra trong pin và suất điện động chuẩn của pin điện hóa Al – Cu lần lượt là ( biết 0 / 3 AlAl E  = -1,66 V, 0 / 2 CuCu E  = 0,34 V) A. Al  Al 3+ + 3e; 1,32 V B. Al  Al 3+ + 3e; 2 V C. Cu  Cu 2+ + 2e; 2V D. Cu  Cu 2+ + 2e; 1,32 V Câu 16: Phát biểu không đúng là: A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh. B. Dẫn khí NH 3 qua bột CrO 3 thu được Cr 2 O 3 C. Nung nóng Cr(OH) 2 trong không khí ở nhiệt độ cao thu được CrO D. Tính khử của nhôm mạnh hơn tính khử của crom Câu 17: Cho các chất Al; AlCl 3 ; Al(OH) 3 ; Na[Al(OH) 4 ]. Những chất có thể điều chế trực tiếp được nhôm oxit là A. Al(OH) 3 ; Na[Al(OH) 4 ] B. Al; AlCl 3 C. Al(OH) 3 ; AlCl 3 D. Al; Al(OH) 3 Câu 18: Hợp chất có màu lục được dùng tạo màu cho đồ sứ và đồ thủy tinh là A. Cr(OH) 3 B. Cr 2 O 3 C. CrO D. CrO 3 Câu 19: Cần bao nhiêu gam bột nhôm để có thể điều chế được 91 gam Crom từ Cr 2 O 3 bằng phương pháp nhiệt nhôm A. 94,5 gam B. 47,25 gam C. 23,625 gam D. 67,25 gam Câu 20: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Ag. D. Al, Fe, Cu. Câu 21: CrO; Cr(OH) 2 thể hiện tính chất bazơ khi phản ứng với chất nào sau đây A. Cl 2 B. O 2 C. NaOH D. H 2 SO 4 loãng Câu 22: Khi cho kim loại A tác dụng với khí clo thu được muối B. Khi A tác dụng với dung dịch axit clohidric (trong điều kiện không có không khí) thu được muối D. Mặt khác khi sục khí clo vào dung dịch của muối D lại thu được B. Các chất A, B, D lần lượt là A. CrCl 2 ; Cr; CrCl 3 B. CrCl 2 ; CrCl 3 ; Cr C. Cr; CrCl 2 ; CrCl 3 D. Cr; CrCl 3 ; CrCl 2 Câu 23: Biến đổi hóa học nào sau đây là do Al(OH) 3 có tính axit? A. Al(OH) 3 (r)  Al 2 O 3 (r)  Al(r) B. Al(OH) 3 (r)  Al 2 O 3 (r) C. Al(OH) 3 (r)  4 [Al(OH) ]  (dd) D. Al(OH) 3 (r)  Al 3+ (dd) Câu 24: Axit clohidric không tác dụng với A. dung dịch Na[Al(OH) 4 ] B. Cr(OH) 2 C. Al 2 O 3 D. CrO 3 Câu 25: Quá trình điều chế Al bằng cách điện phân nóng chảy Al 2 O 3 trong criolit, tại cực âm xảy ra sự A. khử criolit B. khử ion Al 3+ : Al 3+ + 3e Al C. oxi hóa O 2- : 2O 2-  O 2 + 4e D. oxi hóa Al: Al  Al 3+ + 3e Câu 26: Dùng dung dịch NaOH không thể phân biệt được A. các dung dịch AlCl 3 và MgCl 2 B. các chất rắn Al và Al 2 O 3 C. các dung dịch CrCl 2 và CrCl 3 D. các chất rắn Al 2 O 3 và Al(OH) 3 Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch natri aluminat . (2) Cho dung dịch NH 3 dư vào dung dịch Al(NO 3 ) 3 . (3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl 3 . (4) Cho Ba kim loại vào dung dịch NH 4 HCO 3 . Các thí nghiệm sau khi hoàn thành không có kết tủa là A. (3); (4) B. (3) C. (1); (2); (3); (4) D. (1); (3) Câu 28: Ứng dụng của nhôm được dựa chủ yếu vào tính chất hóa học là A. chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt, dụng cụ đun nấu B. trang trí nội thất C. chế tạo hỗn hợp tecmit D. làm dây dẫn điện. Câu 29: Đốt nóng hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe 3 O 4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có khí thoát ra. Vậy trong hỗn hợp X có A. Al, Fe, Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 . B. Al, Fe, FeO, Al 2 O 3 . C. Al, Fe, Al 2 O 3 . D. Al, Fe, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 . Câu 30: Tính chất chung của hợp chất crom (II) là A. tính bazơ B. tính lưỡng tính C. tính khử D. tác dụng với axit HCl tạo muối crom (II) Cho: H= 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Al =27; S = 32; Cl = 35,5; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; - HẾT- Ðáp án 123 1. D 2. C 3. C 4. A 5. A 6. A 7. C 8. B 9. A 10. A 11. D 12. A 13. B 14. B 15. B 16. C 17. D 18. B 19. B 20. A 21. D 22. D 23. C 24. D 25. B 26. D 27. D 28. C 29. C 30. C . ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 3 - NĂM HỌC 2 010 – 2 011 MÔN HOÁ HỌC - KHỐI 12 NC. Mã đề 12 3 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm 30 câu trên 2 trang Câu 1: Thêm dung. H= 1; N = 14 ; O = 16 ; Na = 23; Al =27; S = 32 ; Cl = 35 ,5; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; - HẾT- Ðáp án 12 3 1. D 2. C 3. C 4. A 5. A 6. A 7. C 8. B 9. A 10 . A 11 . D 12 . A 13 . B 14 . B 15 . B 16 0,9M hoặc 1, 3M B. 0,6M hoặc 1, 3M C. 0,9M hoặc 1, 2M D. 0,6 hoặc 1, 2M Câu 5: Cho dãy các chất: NaHCO 3 , Cr 2 O 3 , Al(OH) 3 , Al, Al 2 O 3 , AlCl 3 , CrO; Cr(OH) 3 , CrO 3 , Mg(OH) 2 . Số chất

Ngày đăng: 12/08/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w