Đổi mới cách nghĩ, cách làm để phòng chống lao tốt hơn Theo báo cáo của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Nghệ An, bình quân mỗi năm Nghệ An phát hiện và điều trị cho khoảng 2.720 bệnh nhân lao các loại, trong đó bệnh nhân lao mới với AFB (+) là 1.460 trường hợp, trên 90% số bệnh nhân lao mới AFB (+) phải được điều trị khỏi hoàn toàn và tỷ lệ bỏ trị ở mức thấp nhất, dưới 1% mới hy vọng chủ động kiểm soát được nguồn lây, phòng lây nhiễm, từng bước khống chế được nguy cơ bùng phát của bệnh lao trong cộng đồng. Nhưng những năm gần đây, công tác phòng chống lao của tuyến y tế cơ sở bị buông lỏng, chương trình hoạt động kém hiệu quả, các chỉ số đạt thấp, điển hình là năm 2009, bệnh nhân lao các loại được phát hiện, quản lý, điều trị là 2.465 trường hợp (90,6% kế hoạch), bệnh nhân lao mới AFB (+) chỉ phát hiện được 987 trường hợp (đạt khoảng 67,6%), bằng 37 trường hợp trên 100 ngàn dân trong khi chỉ tiêu phải là 55 trường hợp trên 100 ngàn dân. Bệnh nhân lao mới AFB (+) được điều trị khỏi chỉ đạt 80% và tỷ lệ bỏ trị cao lên đến 1,78% (vượt 0,78%) là những yếu tố cơ bản làm cho bệnh lao có nguy cơ quay trở lại, tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, kinh tế - xã hội kém phát triển Khám lao cho bệnh nhân tại trạm y tế Liên Minh, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ảnh: HT Tình hình bệnh lao gia tăng trong cộng đồng, khó kiểm soát gồm nhiều nguyên nhân, khách quan có, chủ quan như thay đổi cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy của mạng lưới tuyến y tế cơ sở, chia tách, sát nhập, làm cho hệ thống phòng chống lao ổn định từ nhiều năm nay thay đổi, dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ chuyên sâu, thiếu trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác khám, điều tra, phát hiện, quản lý, điều trị không tập trung, y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa, công lập, tư nhân. Dẫn đến tình trạng bỏ trị (1,78%), lao đa kháng thuốc, lao HIV/AIDS là những yếu tố làm cho chương trình chống lao Nghệ An gặp phải không ít khó khăn Theo đó nhận thức của người dân về nguyên nhân, tác hại, hậu quả của bệnh lao còn nhiều hạn chế, cho rằng bệnh lao là một bệnh di truyền, khó điều trị, điều trị không khỏi, là bệnh của người nghèo, đói Bệnh lao AFB(+) phải vào viện điều trị tấn công 2 tháng đầu, sau đó được chuyển về tuyến cơ sở điều trị kéo dài 6 tháng, thời gian hoàn thành điều trị 8 tháng là gánh nặng đối với người bệnh. Nên khi bị lao không ít người bệnh bi quan, chán nản, mặc cảm, thiếu tự tin, giấu bệnh, không đi khám, không tích cực điều trị, điều trị nửa vời (bỏ trị 1,73%) hay điều trị không đúng nơi, đúng chỗ, điều trị ngoài luồng (tư nhân), điều trị không đúng phác đồ, không đúng thời gian "tiền mất tật mang", càng làm cho bệnh nặng lên, đa kháng thuốc, khó điều trị và tử vong là điều khó tránh khỏi. Trong khi chương trình phòng chống lao quốc gia, điều trị theo phương pháp tại nhà dựa vào cộng đồng với giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, y tế cơ sở ( DOTS), rất có hiệu quả từ nhiều năm nay, khỏi bệnh trên 90% và miễn phí hoàn toàn. Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân chưa đủ mạnh, thiếu kinh phí, thiếu phương tiện, thiếu tài liệu truyền thông, còn mang nặng tính hình thức, mùa vụ, chưa thực sự làm cho người dân thấu hiểu về nguyên nhân, tác hại, hậu quả của bệnh lao, để từ đó người dân có được kiến thức, thực hành đúng, tích cực, chủ động phòng ngừa bệnh lao có hiệu quả Bên cạnh đó nhận thức của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể về bệnh lao và công tác chống lao chưa đúng, còn cho rằng công tác chống lao là việc của ngành y tế. Nên thiếu quan tâm, thiếu đầu tư về tài chính, không có cơ chế chính sách phù hợp đối với những người làm công tác chống lao tại cơ sở, không chung tay góp sức, huy động cộng đồng cùng ngành y tế làm tốt hơn công tác chống lao, là nguyên nhân cơ bản của mọi nguyên nhân trong công tác phòng chống lao. Ngày thế giới phòng chống lao năm nay 24/3/2010 với chủ đề "Đổi mới tư duy của mọi người để kiểm soát bệnh nhân lao tốt hơn". Đồng nghĩa với kêu gọi mọi người từ người lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, đến mọi người dân trong cộng đồng phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực vào cuộc, đầu tư tài lực, vật lực, có cơ chế chính sách, giải pháp cụ thể, phù hợp đối với Chương trình phòng chống lao Quốc gia tốt hơn, hiệu quả cao hơn, mới hy vọng từng bước xoá được đói, giảm được nghèo, kiểm soát tốt hơn và khống chế được sự gia tăng của bệnh lao trong cộng đồng. . Đổi mới cách nghĩ, cách làm để phòng chống lao tốt hơn Theo báo cáo của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Nghệ An, bình quân mỗi năm. nhân trong công tác phòng chống lao. Ngày thế giới phòng chống lao năm nay 24/3/2010 với chủ đề " ;Đổi mới tư duy của mọi người để kiểm soát bệnh nhân lao tốt hơn& quot;. Đồng nghĩa với. đồng phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực vào cuộc, đầu tư tài lực, vật lực, có cơ chế chính sách, giải pháp cụ thể, phù hợp đối với Chương trình phòng chống lao Quốc gia tốt hơn, hiệu