ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Hệ: Không Phân banMã đề thi: pps

8 246 0
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Hệ: Không Phân banMã đề thi: pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Hệ: Không Phân ban Mã đề thi: 0407LS01 Câu 1.a. Câu hỏi này bắt buộc cho thí sinh học Ban KHXH: Chứng minh rằng cao trào vận động dân chủ 1936-1939 là một cao trào đấu tranh rộng lớn thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. (4 điểm) Ý 1: Cao trào vận động dân chủ 1936-1939 là một cao trào đấu tranh rộng lớn thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia: - Căn cứ vào bối cảnh lịch sử trong giai đoạn 1936 – 1939 và tiếp thu đường lối của Quốc tế cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định rằng kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là chưa phải là thực dân Pháp nói chung, mà là bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành ở các thuộc địa chính sách của chính sách của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. Từ thực tiễn trên, Đảng quyết định tạm gác hai khẩu hiệu chiến lược là “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” và đưa ra những nhiệm vụ trước mắt cho Đông Dương là: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. (0.75 điểm) - Chủ trương mới của Đảng phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng bức thiết của quần chúng, nên đã dấy lên trong cả nước một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn nổi, hướng vào các mục tiêu trước mắt như trả tự do cho tù chính trị, ngày làm 8h, nghỉ tết, nghỉ lễ có lương, định mức lương tối thiểu…(0.25 điểm) - Có nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu, thu hút đông đảo quần chúng đủ mọi giai cấp, tầng lớp, ngành nghề, cá nhân có xu hướng dân chủ tham gia. (0.25 điểm) - Mặt trận dân chủ Đông Dương ra đời vận động và tổ chức lực lượng đấu tranh, mở đầu là cuộc vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương đại hội. Các ủy ban hành động nối tiếp nhau ra đời trong cả nước để thu thập “dân nguyện” dựa vào yêu sách gửi đến Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. (0.25 điểm) - Các cuộc “đón rước” Gô-đa và Toàn quyền Bơriviê sang Đông Dương. Mít tinh nhân ngày 1-5-1938 tại Hà Nội…(0.25 điểm) - Phong trào đấu trnh của công nhân: Hằng năm có hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân, bao gồm các đồn điền, xí nghiệp, hầm mỏ, cả người làm nghề tự do đòi các quyền tự do dân chủ, tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, thi hành luật lao động…từ những cuộc đấu tranh lẻ tẻ đến những cuộc đấu tranh quy mô lớn ảnh hưởng vang dội như: đấu tranh của công nhân hầm mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả (11- 1936), công nhân xe lửa Trường Thi, công nhân đường sắt toàn Đông Dương (7- 1937). (0.25 điểm) - Phong trào nông dân đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao, thuế nặng…Đặc biệt là cuộc đấu tranh ở Nam Kì, nông dân đòi tự do dân chủ, chống đói. Mỗi năm có hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ của nông dân ở mọi miền đất nước. (0.25 điểm) - Một phong trào đấu tranh nghị trường diễn ra sôi nổi. Mặt trận đưa người của mình ra tranh cử vào Viện dân biểu Bắc kì, Trung Kì, Hội đồng quản hạt Nam Kì (0.25 điểm) Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - Bên cạnh cuộc đấu tranh kinh tế, công tác tuyên truyền cổ động được đẩy mạnh nên đã tập hợp được các tầng lớp như trí thức, học sinh, sinh viên, công chức…tham gia sôi nổi; nhiều tờ báo công khai của Đảng, của đoàn thể ra đời như các tờ báo: Lao động, Hồn trẻ, tin tức…Các cuộc mít tinh biểu tình lôi cuốn được mọi tầng lớp, mọi giai cấp tham gia, thậm chí cả bộ phận tầng lớp trên và một số người Pháp dân chủ…(0.5 điểm) Ý 2: Nhiều hình thức đấu tranh phong phú: - Cao trào vận động dân chủ 1936-1939 với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, như Phong trào Đại hội Đông Dương, phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ diễn ra ở khắp nơi trên toàn quốc – từ thành thị đến nông thôn, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức ái hữu, các hội quần chúng (thể thao, đọc sách, hội cày, hội cấy…) (0.5 điểm) - Mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi thị, hoạt động công khai hợp pháp, bán công khai, bí mật, đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị…(0.25 điểm) - Các hình thức đấu tranh nghị trường và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, văn học nghệ thuật cũng được Đảng triệt để sử dụng có hiệu quả cao. (0.25 điểm) Câu 1. b. Câu hỏi này bắt buộc cho thí sinh học Chương trình Không phân ban và Ban KHTN: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng (5-1981) (4 điểm) Ý 1: Hoàn cảnh lịch sử Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng ra nhiều nước. Phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến xuống phía Nam. (0.25 điểm) - Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và câu kết với Nhật áp bức bóc lột nhân dân, làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với Pháp-Nhật trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. (0.25 điểm) - Ngày 20-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. (0.25 điểm) - Từ ngày 10 đến 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành trung ương Đảng họp tại Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. (0.25 điểm) Ý 2: Nội dung - Hội nghị vạch rõ mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết cấp bách ở Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc phát xít Pháp – Nhật. (0.25 điểm) - Xác định nhiệm vụ cấp bách là phải giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách Pháp – Nhật. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. (0.25 điểm) - Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện “Người cày có ruộng”. (0.25 điểm) - Căn cứ tình hình cụ thể của cách mạng mỗi nước ở Đông Dương, Hội nghị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước. Song các dân tộc ở Đông Dương phải đoàn kết cùng nhau chống kẻ thù chung là Pháp – Nhật, đồng Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn thời liên hệ mật thiết với Liên Xô và các lực lượng dân chủ chống phát xít. (0.25 điểm) - Quyết định thành lập ở Việt Nam một mặt trận lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội cứu quốc, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng nhân dân yêu nước chống kẻ thù chính là Pháp – Nhật và tay sai giành độc lập dân tộc. (0.5 điểm) - Sau khởi nghĩa thắng lợi sẽ lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ tổ quốc. (0.25 điểm) - Hội nghị chủ trương dùng phương pháp bạo lực cách mạng để giành chính quyền. Coi chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân. (0.25 điểm) Ý 3: Ý nghĩa - Hội nghị đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939) của Đảng. (0.25 điểm) - Giải quyết một cách khéo léo giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ. (0.25 điểm) - Thể hiện sự tài tình, sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. (0.25 điểm) - Có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám. (0.25 điểm) Câu 2. Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ý 1. Nguyên nhân thắng lợi a. Chủ quan: - Có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. (0.5 điểm) - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn… (0.5 điểm) - Miền Bắc XHCN được bảo vệ vững chắc, được củng cố và phát triển…(0.5 điểm) b.Khách quan: - Tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương… (0.25 điểm) - Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc…(0.25 điểm) Ý 2: Ý nghĩa lịch sử a. Đối với dân tộc: - Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước…(0.25 điểm) - Mở ra kỉ nguyên mới của cách mạng Việt Nam…(0.25 điểm) b. Đối với thế giới: - Tác động mạnh đến nước Mĩ…(0.25 điểm) - Có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn đối với cách mạng thế giới…(0.25 điểm) Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Câu 3: Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Cách mạng Campuchia từ năm 1945 đến năm 1991 (3 điểm) Ý 1: Từ 1945-1954 - kháng chiến chống Pháp - Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nhân dân đứng lên kháng chiến. Tháng 4- 1950: Mặt trận dân tộc thống nhất và chính phủ kháng chiến ra đời. Tháng 6-1951, lực lượng vũ trang thành lập. (0.5 điểm) - 1954: Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải kí kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. (0.25 điểm) Ý 2: Từ 1954 – 1970 - thực hiện đường lối hòa bình và trung lập - Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại tích cực, tiến bộ (0.25 điểm) + Đối nội: ổn định xây dựng đất nước. (0.25 điểm) + Đối ngoại: không tham gia vào các khối quân sự, đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. (0.25 điểm) Ý 3: Từ 1970 – 1975 - kháng chiến chống Mĩ - Mĩ thực hiện Khơ-me hóa chiến tranh, tổ chức đảo chính lật đổ Xihanúc. Cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia vẫn phát triển nhanh chóng. (0.25 điểm) - 1975: tổng tiến công, nổi dậy; 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. (0.5 điểm) Ý 4: Từ 1975 – 1979 - chống chế độ diệt chủng Pôn Pốt Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn - Chính quyền Pôn Pốt thực hiện chính sách diệt chủng…(0.25 điểm) - Nhân dân Campuchia đứng lên tiếp tục đấu tranh. Tháng 12-1978: mặt trận cứu nước thành lập. Ngày 7-1-1979: lật đổ chế độ Pôn Pốt (0.25 điểm) Ý 5: Từ 1979-1991: khôi phục, xây dựng đất nước - Khắc phục những hậu quả do chế độ diệt chủng gây ra, ổn định đời sống, đưa xã hội vào hoạt động bình thường. (0.25 điểm) - Tháng 10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết, tạo điều kiện để nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước. (0.25 điểm) . www.daihoc.com.vn ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Hệ: Không Phân ban Mã đề thi: 0407LS01 Câu 1.a. Câu hỏi này bắt buộc cho thí sinh học Ban KHXH: Chứng minh rằng cao trào vận động. 1945-1954 - kháng chiến chống Pháp - Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nhân dân đứng lên kháng chiến. Tháng 4- 1950: Mặt trận dân tộc thống nhất và chính phủ kháng chiến ra đời. Tháng 6-1951,. nghệ thuật cũng được Đảng triệt để sử dụng có hiệu quả cao. (0.25 điểm) Câu 1. b. Câu hỏi này bắt buộc cho thí sinh học Chương trình Không phân ban và Ban KHTN: Trình bày hoàn cảnh lịch sử,

Ngày đăng: 12/08/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan