NETDEPVAN HOA TRONG LE HỌI docx

6 189 0
NETDEPVAN HOA TRONG LE HỌI docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI SEL ĐOLTA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER NAM BỘ Tăng Văn Thòn Chuyên viên Ban giới và Dân tộc- Trường Đại học Trà Vinh TÓM TẮT Người Khmer là thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Người Khmer có một nền văn hóa khá độc đáo, với nhiều lễ hội lớn trong năm vừa mang tính dân gian vừa mang âm hưởng của Phật giáo Nguyên thủy (theraveda) như: lễ nhập hạ, Sel Đolta, lễ xuất hạ, Ok Om Bok, lễ Ka Thi Na, lễ Chol Chnam Thmay, lễ xuất gia,… Cũng như lễ Vu Lan báo hiếu của đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào Khmer Nam Bộ có ngày Lễ Sel Đolta để tưởng nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, đây là một trong 3 lễ lớn trong năm của tộc người Khmer. Lễ này không đơn thuần là hình thức tín ngưỡng Phật giáo mà còn mang một sắc thái dân gian rất đặc trưng cho đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ. I. MỞ ĐẦU Từ sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niêk Bàn (544 TCN) thì sự hiểu biết của các vị Achar thời nay cho rằng: việc tổ chức lễ Sel Đolta là do có một số câu truyện kể liên quan đến nghi thức này như: Truyện lũ quỷ là thân nhân, họ hàng, dòng tộc của Vua Piêm Pi Sa, truyện Đại đức Mục Tiền Liên đến tham quan Địa ngục và Thiên đàng rồi được lũ quỷ gửi lời đến thân nhân trên thế gian hãy làm phước bố thí đến các bật Sa Môn và hồi hướng phước đức đến cho họ,… II. NỘI DUNG 1. Truyện kể liên quan đến nguồn gốc lễ Sel Đolta (1) Lễ Phchum Binh mà đồng bào dân tộc Khmer tổ chức hàng năm còn có liên quan đến một số câu truyện kể như sau: Truyện kể về Hoàng tộc của vua Piêm Pi Sa Truyện kể rằng: Trong thời Đức Phật Busha, Ngài Đản sinh trong Hoàng Cung Kasika. Đức vua tên Jayasen và hoàng hậu tên Siryma. Đức Thế Tôn có 3 người em trai đều cùng cha khác mẹ. Cả 3 Hoàng tử ấy, mỗi người đều có một vị quan cai quản kho và một vị quan cai quản địa phương cho riêng mình. Về sau, cả 3 vị Hoàng tử này có ý định muốn đến hầu hạ Đức Thế Tôn là anh trai của mình, cả 3 người cùng nhau đến xin phép Vua cha. Đức vua cũng đã đồng ý theo lời xin phép, từ ấy các Hoàng tử đã gửi thư lệnh đến các quan lại cai trị từng địa phương cho họ xây dựng chùa để cúng đến Đức Thế Tôn. Các quan lại đã làm theo lệnh xây dựng xong chùa, các Hoàng tử đến thỉnh mời Đức Thế Tôn và cúng ngôi chùa ấy đến Ngài để làm nơi trú ngự. Tiếp đó, cho mời tất cả các quan quản trị kho cùng với các quan lại địa phương dặn dò rằng: “Tất cả mọi người hãy chuẩn bị đồ ăn thức uống mỗi ngày dâng đến Đức Thế Tôn cùng với 90.000 vị Tỳ Khưu và cả bọn ta, kể từ nay về sau ta không nói gì cả”. Sau đó, cả 3 Hoàng tử cùng với 1000 thanh niên thọ Thập giới, mặc áo cà sa và cư ngự trong chùa suốt 3 tháng. Các quan lại trong địa phương cùng với vợ con và dân làng có tất cả là 10.000 người đều là những người có lòng hảo tâm, họ đã phân chia nhóm tổ để cùng nhau chuẩn bị cơm nước lễ phẩm dâng cúng từ ngày ấy. Nhưng trong tất cả họ, có 8.400 người lười biếng trong công việc. Vì thế, bọn họ đã phá hoại cúng phẩm, họ cùng với vợ, con, cháu ăn uống đồ uống dành để dâng đến Phật và Chư Tăng (ăn trước Phật, Tăng), xong họ còn đốt phá cả nhà bếp. 1 Đến khi qua đời, họ đã đi đầu thai trong địa ngục tâm tối, còn riêng các Hoàng tử cùng với binh lính, quan lại, quan cai quản kho và vợ con của họ được đầu thai trong cõi Thiên đàng. Về sau thì cả hai nhóm người này, một nhóm khi nào hết tuổi đời trong cõi tiên thì lại được đầu thai trong cõi ấy như cũ, còn một nhóm kia thì khi nào hết tuổi trong địa ngục vẫn phải chịu cảnh đày đọa trong địa ngục không thể nào thoát khỏi, cho đến hết 92 kiếp của trái đất. Đến kiếp cuối cùng của trái đất, ngay vào thời Đức Phật Ka Ku Son Thô được đắc Đạo trong thế gian, khi ấy các ngã quỷ thấy bản thân vẫn còn trong cảnh khổ và không có thức ăn, phải chịu cảnh đói khát. Thấy vậy, họ bèn cùng nhau đến đãnh lễ và hỏi Đức Phật Ka Ku Son Thô rằng: “Kính bạch Đức Thế Tôn đến khi nào chúng tôi mới có được đồ ăn thức uống?” Đức Phật đáp rằng: “Bây giờ các người vẫn chưa có được đâu, hãy chờ hỏi Đức Phật vị kế tiếp xem sao”. Khi trái đất mọc được thêm một dặm, Đức Phật Kô Nia Kă Mă Nô được đắc Đạo, bọn ngã quỷ đó cũng đến đãnh lễ hỏi và cũng được trả lời như vị Đức Phật trước kia. Khi trái đất mọc được thêm một dặm, Đức Phật Ka Sa Pă được đắc Đạo, bọn ngã quỷ đó cũng đến đãnh lễ hỏi và cũng được trả lời như vị Đức Phật trước kia. Khi trái đất mọc được thêm một dặm và Đức Phật Kô Tă Mô (Cồ Đàm) được đắc Đạo, bọn ngã quỷ đó cũng đến đãnh lễ hỏi và được Đức Phật trả lời như sau: “Chờ khi nào Vua Piêm Pi Sa là người thân của các ngươi làm phước đến Thế Tôn và sẽ hồi hướng các vật thực đó đến các ngươi, các ngươi sẽ có thức ăn trong lúc đó”. Thời ấy Đức Thế Tôn của chúng ta được đắc Đạo. Ngài đến công viên Lathyvana thuyết pháp, khi ấy Đức vua nghe giảng kinh xong thì đắc Đạo ở bậc thứ nhất của pháp ngộ gọi là Thính ngộ. Sau đó, Đức vua đã làm một đại lễ cúng dường đến Đức Phật và các chư tăng sau ngày đó. Các ngã quỷ biết được việc ấy đã đến xung quanh Hoàng cung với hy vọng rằng sẽ được Đức vua hồi hướng phước quả, thức ăn, đồ uống cho họ. Nhưng khi Đức vua cúng dường vật phẩm xong, chỉ lo bận rộn việc cúng dường mà quên đi việc hồi hướng. Do đó, mà các ngã quỷ là thân nhân của nhà vua không thể nhận được các vật thực ấy nên khi về đêm các ngã quỷ này đã cùng nhau đến than khóc, kêu rên ăm ỉ một cách đáng kinh sợ xung quanh Hoàng cung làm cho cả nhà vua và các quan quân đều phải khiếp sợ. Sáng hôm sau, Đức vua đến đãnh lễ Đức Phật và tường thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Đức Phật đáp rằng: “Xin Đức vua, Ngài đừng nên bận lòng làm chi, tai họa dù chỉ một chút cũng chẳng có đến Đức vua đâu” và Đức Phật đáp tiếp đến Đức vua rằng: “Tiếng than khóc đáng sợ ấy chính là của các ngã quỷ là dòng họ thân nhân của Ngài từ muôn kiếp trước, do Ngài làm lễ phước báu nhưng không được hồi hướng chia phước quả cho họ thôi”. Khi Đức vua hiểu rõ vấn đề, sáng hôm sau, Ngài chuẩn bị cúng phẩm gồm cơm nước, bánh trái, y, áo và các loại đồ dùng,… rồi đến thỉnh Đức Phật cùng với các chư Tăng về Hoàng cung để thọ thực lần nữa. Đức Phật cùng với các Chư Tăng đến Hoàng cung. Các ngã quỷ ấy rất vui mừng và nghĩ thầm rằng: “Hôm nay chúng ta sẽ được hưởng phần phước quả và đồ ăn thức uống” nên cùng nhau đến Hoàng cung Đức vua Piêm Pi Sa và xem đó như là nhà của chính mình. Ngã quỷ này là những vong linh luôn ăn uống và ở những nơi dơ bẩn, với tâm ganh tỵ, thù hận, nên có hình dạng khác biệt nhau. Có loài tóc dài, có loài mặc như khỉ, có loài thân thể đen thui, có loài thì chỉ một bộ xương, có loài bị lửa cháy tối ngày, có loài ăn lửa, có loài có miệng nhỏ bằng cây kim may đồ và bụng bằng cái lu không được ăn uống chỉ được đi hút mủ và các hầm cầu, tất cả lũ quỷ này có thân hình rất dơ bẩn và hôi thối, 2 Đức Phật đã hóa độ và làm cho các ngã quỷ ấy hiện rõ hình dạng để cho Đức vua có thể thấy rõ bằng mắt thường. Đức vua đổ nước xuống đất và hồi hướng rằng: “Xin hồi hướng quả phúc này đến các vong linh ma quỷ họ hàng của tôi”, sau đó các ngã quỷ liền nhận được phước báo, có đồ ăn, thức uống, trang phục,… ngay trong lúc đó và được tái sinh trong cảnh an nhàn. Do có chuyện kể như vậy, nên mọi khi làm đám phước báu gì (dù ở chùa hay ở nhà) thì người ta thường thấy ông AChar hoặc Thiện tín vừa tụng kinh hồi hướng mà vừa đổ nước xuống đất để cho các ngã quỷ ấy nhận được phần phước mà mình đang làm lúc hiện tại, theo ý nghĩa của truyện kể trên đây là bằng chứng. 2. Truyện kể liên quan đến nghi thức tiễn đưa ông bà (2) Truyện kể rằng: Có một đoàn thuyền buôn 500 chiếc, khi đi đến một hòn đảo nhỏ thì trời sập tối không thể đi tiếp nên họ nghỉ lại nơi đó qua đêm. Đây là một hòn đảo hẻo lánh không có người qua lại, vào ban đêm bọn ma quỷ thường xuất hiện tại đây để kiếm ăn. Bọn ma quỷ đi tìm thức ăn thấy các thủy thủ đang ngủ, bọn quỷ tính bắt họ đến giao cho Chúa Quỷ một phần và ăn thịt một phần. Thủy thủ đang ngủ, bị tiếng ồn của bọn ma quỷ làm thức giấc. Họ khóc than và rất sợ hãi, cố gắng năn nỉ bọn ma quỷ như thế nào thì chúng cũng không đồng ý chỉ nghĩ tới việc bắt người và đưa đến Chúa Quỷ. Tiếng khóc than làm chấn động đến các thủy thủ của cả 500 thuyền. Lúc bấy giờ, có một thuyền trưởng là người thông minh, anh dũng và nghĩ thấy rằng: “Cho dù có chết cũng phải chống đối tới cùng, không thể nằm im mặc cho người ta làm gì thì làm”. Nghĩ xong, anh đã lấy hết tinh thần và lòng can đảm nói với Chúa Quỷ và xin Chúa Quỷ hãy tha mạng cho bọn họ, nhưng Chúa Quỷ trả lời rằng: “Ta không thể nào thả các ngươi đi được bởi vì thức ăn của chúng ta ở đây rất hiếm”. Thuyền trưởng năn nỉ tiếp: - Xin ông hãy thả chúng tôi về, chúng tôi hứa rằng “Hàng năm chúng tôi sẽ tìm kiếm thức ăn gửi cho các ông đến hết cuộc đời, nếu như các ông ăn thịt chúng tôi thì các ông chỉ được no một buổi sau đó lại bị đói tiếp, nếu chúng tôi hứa với các ông như vậy thì các ông chọn phương án nào? Các ông muốn ăn thịt chúng tôi để được no một buổi hay thả chúng tôi về để chúng tôi tìm kiếm thức ăn gửi đến các ông hàng năm”. Bọn ma quỷ nghe yêu cầu của thuyền trưởng như vậy, cùng nhau suy nghĩ một hồi rồi đồng ý thả các thủy thủ về và căn dặn rằng: “Khi nào các ngươi về đến quê nhà được họp mặt gia đình, khi có gió từ hướng Bắc thổi vào, các ngươi phải làm cái bè để các loại thức ăn như cốm, đậu, mè, dừa, cốm dẹp, chuối,… vào trong đó rồi thả trôi theo dòng nước gửi đến bọn ta, không cần phải đưa đến tận tay, gió sẽ chuyển thức ăn đến bọn ta”. Nghe nói như vậy, tất cả thủy thủ vui mừng không có gì để tả và cùng nhau gắp rút xuống thuyền rời khỏi nơi đó. Khi về đến quê hương được đoàn tụ gia đình, hàng năm cứ đến mùa Phchum, nước dâng cao, gió Bắc thổi vào những người đã hứa với bọn ma quỷ lại cùng nhau chuẩn bị làm bánh, cốm, mía, lúa, gạo,… các loại trái cây có trong mùa đó, để trong một cái bè được làm bằng bẹ chuối rồi thả theo dòng nước trôi đi. Người xưa rất giữ lời hứa, họ nói sao thì chắc chắn họ sẽ làm, không dám nuốt lời. Về sau, người dân tổ chức nối tiếp nhau trở thành một truyền thống và họ nghĩ rằng: “Tổ chức nghi thức thả trôi gạo, lúa đến cho ông bà, tổ tiên đã đầu thai làm quỷ ở nơi xa xôi”. Do đó nên mới quy định ngày tổ chức lễ Kanh Binh từ ngày 16 tháng 8 Âm lịch (tháng Phă-Trô-Bot Khmer), đến ngày 30 tháng 8 là ngày Phchum Binh và ngày 01 tháng 9 là 3 ngày đưa tiễn ông bà (ngày 29, 30 tháng 8 và ngày 1 tháng 9 Âm lịch, gọi là Sel Đolta), đây là một phong tục truyền thống tốt đẹp trong nền Văn minh người Khmer. Nhưng nếu nói lễ Kanh Binh và Phchum Binh, trong thời Đức Phật còn tại thế ngôi, tín đồ không phải bắt đầu tổ chức từ ngày 16 tháng 8 Âm lịch đến ngày 30 tháng 8 mà được bắt đầu từ ngày nhập hạ cho đến ngày xuất hạ mới kết thúc. Kanh Binh không chỉ dâng cơm nước đến Chư Tăng hàng ngày mà còn dâng thêm vật dụng hỗ trợ như: Y phục cà sa, nơi trú ngụ, cơm nước, bánh trái,… trong thời hạn 3 tháng nhập hạ. * Nghi thức Sel Đolta: Theo phong tục tập quán của dân tộc Khmer ngày xưa, họ không có ngày giỗ kỵ hàng năm cho người chết (ngày nay, nếu có gia đình nào tổ chức đám giỗ hàng năm là do ảnh hưởng của người Việt và người Hoa). Đối với họ, việc thờ cúng tổ tiên chỉ là nhằm nhớ ơn và cầu phước cho vong linh người quá cố. Do đó hình thức cúng giỗ hàng năm trong từng gia đình đã được tổ chức thành một lễ chung cho toàn dân tộc Khmer gọi là lễ Sel Đolta. Theo truyền thống, lễ được tổ chức trong ba ngày như sau: - Ngày thứ nhất: Gọi là ngày cúng tiếp đón. Mọi gia đình đều dọn dẹp bàn thờ Phật và tổ tiên, trải chiếu, mùng, mền, gối mới lên giường và sắp đặt một bộ quần áo mới cùng trà rượu, bánh trái (ít nhiều tùy gia đình). Xong, họ dọn một mâm cơm ngon, xới bốn chén cơm, đốt đèn cầy, nhang rồi mời họ hàng, bà con lối xóm lại cùng cúng. Họ khấn vái mời linh hồn những người trong họ đã quá vãng về nhà ăn uống nghỉ ngơi. Họ khấn ba lần, mỗi lần đều có rót trà và rượu. Kế đó, họ gắp thức ăn mỗi thứ một ít để vào chén, đổ trà và rượu vào, rồi đem ra sân đổ cạnh hàng rào hay một gốc vườn, cắm một cây nhang, mời các ma quỷ đã đưa ông bà về ăn ở lại vui chơi trong ba ngày lễ rồi lại đưa hồn ông bà về nơi cũ. Theo quan niệm của người Khmer, những ma quỷ này không dám lên mâm ăn chung với ông bà nên phải cho chúng ăn riêng. Đến chiều, họ lại cúng linh hồn ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đi vào chùa, nghe sư sãi tụng kinh, thuyết pháp tích đức và xem múa hát vui chơi tùy thích. - Ngày thứ hai: Sau một đêm và một ngày ở chùa, đến chiều ngày thứ hai, họ lại đưa linh hồn ông bà về nhà. Họ lại làm cơm mời ông bà ăn và xin ông bà ở chơi với con cháu thêm một đêm nữa. 4 Hình 1: Tín đồ phật tử đến chùa dâng thực và làm lễ cầu siêu (Huỳnh Sang) - Ngày thứ ba: là ngày "cúng đưa". Gia đình người Khmer làm cơm cũng như ngày đầu, xơi cơm bốn chén rồi mời bà con, hàng xóm lại cúng phụ. Khấn đủ ba lần xong, họ cũng xới cơm, múc đồ ăn để vào chén, nhưng lần này họ đổ vào xuồng, bè hoặc tàu buồm mà họ đã làm bằng bẹ chuối, bẹ cau để ông bà đem theo ăn dọc đường cho đến khi về nơi cũ. Cuối cùng, họ đem xuồng này thả trên sông hoặc mương rạch gần nhà, rồi mời bà con dùng cơm, vui chơi cho đến chiều mới chấm dứt ngày lễ. Trong ngày cúng đưa này, nhiều nhà còn mời sư sãi lại tụng kinh cho thêm phần long trọng. * Nghi thức đưa tiễn ông bà: Ngày 01 tháng 9 Âm lịch gọi là ngày đưa tiễn ông bà, ngoài việc để các thức ăn sẵn trên bè, người dân Khmer còn chuẩn bị thêm các vật phẩm như cốm, đậu, mè, dừa, môn, chuối, bánh ngọt, mía, gạo, trái cây,… đặt trôi trên một cái bè gửi đến bọn ma quỷ là người thân của họ. Người dân Khmer tổ chức lễ này hàng năm với không khí vui tươi bởi vì họ nghĩ rằng vật phẩm mà họ gửi đi theo đường thủy sẽ đưa đến tận tay người thân của họ và tổ tiên của họ sẽ chúc phúc trở lại cho họ. 3. Ý nghĩa Lễ Kanh Binh và Phchum Binh, Sel Đolta có 3 ý nghĩa lớn: - Ý nghĩa thứ nhất: Hồi hướng phước đức đến linh hồn ông bà, cha mẹ, thân nhân, họ hàng,… cả 7 đời đã quá vãng cho dù là tái sinh trong cõi nào. Từ Quỷ chỉ người đã chết, tiếng Pali gọi là Pet-ta, tiếng Săng Sắkrit gọi là Prêt, tiếng Khmer đọc là Pret. Quỷ nếu là danh từ thì chỉ những loài tái sinh trong bốn cõi đó là Ngã quỷ, Địa ngục, Atula và Súc sanh, nếu là tính từ thì chỉ người đã chết. Mục đích của lễ Kanh Binh và Phchum Binh không phải chỉ để hồi hướng phước đức đến ma quỷ mà còn hồi hướng đến cả ông bà, cha mẹ, tất cả thân nhân đã qua đời cho dù là tái sanh trong bốn cõi của quỷ hay tái sanh làm người hay Tiên (Te-va-đa) cũng đều hưởng được phần quả phúc đó. - Ý nghĩa thứ hai: Tổ chức cầu sự may mắn, an lành từ phần phước đã tạo. Theo lời của người xưa nói lại rằng: nếu tới ngày Kanh Binh và Phchum Binh mà con cháu không đến chùa để làm phước hồi hướng cho thân nhân đã chết đi, bọn ma quỷ sẽ đi tìm kiếm con cháu khi nào đủ 7 chùa nếu vẫn không thấy con cháu đến làm phước hồi hướng, ma quỷ đó sẽ đặt lời nguyền gây tai hại đến người thân. Nếu tìm thấy con cháu đến tạo phước tại một chùa nào đó thì bọn ma quỷ sẽ chúc phúc đến người thân được sống lâu trăm tuổi, an vui, khỏe mạnh trong kiếp hiện tại và cả trong kiếp vị lai. - Ý nghĩa thứ ba: Tổ chức để gắn chặt tình đoàn kết dân tộc nên mới quy định ngày cụ thể và có cùng những loại cúng phẩm như nhau. 5 Ảnh 2: Tín đồ phật tử dâng thực đến chư tăng trong các ngày Kanh Binh và Phchum Binh ( Huỳnh Sang) Trong nghi thức lễ Kanh Binh và Phchum Binh, đồng bào dân tộc Khmer thường làm một loại bánh gọi là Num-On-Som (bánh tét) để dâng cúng cho Chư Tăng với mục đích là để được lâu và có thể dùng được nhiều ngày mà không bị thiêu, bởi vì trong dịp này trong chùa có rất nhiều bánh nếu làm các loại bánh khác thì chỉ một hay hai ngày thì đã thiu và không thể nào dùng được. Nhưng theo quan niệm của Đạo Bà La Môn và tín ngưỡng Phồn thực thì việc làm bánh On Som là để tưởng nhớ đến Linga của Thần Isô và làm bánh Kôm là để tưởng nhớ đến Yony của nàng Ôma là hai vị thần cai quản Thượng giới và đã tạo ra con người. III. KẾT LUẬN Khi nói đến lễ Kanh Binh và Phchum Binh thì được tổ chức trong 15 ngày (từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 Âm lịch) và ngày thứ 15 là ngày Phchum Binh; còn nói đến lễ Sel Đolta thì được tổ chức trong vòng ba ngày tức ngày 29, 30 tháng 8 và ngày 01 tháng 9 Âm lịch. Ngoài những nghi thức được tổ chức trong các ngày đó, phần hội cũng được người Khmer quan tâm đến như các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc như: trò chơi kéo co, nhảy bao, bịt mắt đập nồi, bóng chuyền, đi cà khiển,… và giàn nhạc ngũ âm, điệu múa dân gian. Do sự giao lưu văn hóa và sự cộng cư lâu năm nên lễ Sel Dolta hiện nay không chỉ có người dân tộc Khmer mới đi chùa, tham gia các nghi thức lễ hay tham gia vui hội mà còn có cả người Kinh, người Hoa cùng tham gia trong những ngày lễ hội này. Đều đó thể hiện tình đoàn kết giữa 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa đã được lưu truyền từ thời xưa đến ngày nay.        !"#$%&%%&%' ( )*+,-  .//  0*12345  6789:;0+<7  !"#('$&$'%&('' Tài liệu tham khảo: * Tiếng việt: 1. Trường Lưu (chủ biên)(1993), Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 2. Sơn Phước Hoan(1999), Chuyện kể Khơme, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 3. Sơn Phước Hoan (chủ biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, (2002), Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khơme Nam Bộ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Sở Văn hóa Thông tin Trà Vinh, Bảo tàng tổng hợp (2007), Báo cáo kết quả điều tra Di sản Văn hóa Phi vật thể Dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, Chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa. * Tiếng Khmer: '=>,? @=)*+,-.//0*12345  6789:;0+<7  6A7,BC:DEF, 0G>,? 6 . nhóm khi nào hết tuổi đời trong cõi tiên thì lại được đầu thai trong cõi ấy như cũ, còn một nhóm kia thì khi nào hết tuổi trong địa ngục vẫn phải chịu cảnh đày đọa trong địa ngục không thể nào. gia vui hội mà còn có cả người Kinh, người Hoa cùng tham gia trong những ngày lễ hội này. Đều đó thể hiện tình đoàn kết giữa 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa đã được lưu truyền từ thời xưa đến ngày. truyện kể như sau: Truyện kể về Hoàng tộc của vua Piêm Pi Sa Truyện kể rằng: Trong thời Đức Phật Busha, Ngài Đản sinh trong Hoàng Cung Kasika. Đức vua tên Jayasen và hoàng hậu tên Siryma. Đức

Ngày đăng: 12/08/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan