Kỹ thuật bón phân cho cây tiêu Trong những năm gần đây do tiêu hạt bán được giá nên các nhà vườn đã phá bỏ một số loại cây trồng có hiệu qủa kinh tế thấp hoặc cải tạo, tận dụng các diện tích đất trước kia chưa được đưa vào sử dụng để trồng cây tiêu. Cây tiêu được bà con nông dân của các tỉnh như Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang) và một số tỉnh miền Trung… chú trọng đầu tư thâm canh mở rộng diện tích một cách nhanh chóng. Thực tế điều tra tình hình sản suất tiêu ở một số tỉnh cho thấy các hộ nông dân trồng tiêu còn sử dụng phân bón chưa hợp lý như sử dụng nhiều phân ure và ít chú trọng tới lân và kali; dẫn tới cây tiêu phát triển không tốt, ra bông, đậu trái không nhiều, sâu bệnh phá hại mạnh dẫn tới hiệu qủa đầu tư không cao. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của các vùng tiêu chuyên canh, Công ty Phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và sản xuất ra một số sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây tiêu giúp cho các nhà vườn dễ dàng trong sử dụng và nâng cao hiệu qủa kinh tế. Sau đây là quy trình bón phân cho cây tiêu của Công ty: - Đối với cây tiêu chưa cho trái (tiêu kiến thiết cơ bản) Đối với vườn tiều từ sau khi trồng đến dưới 3 năm tuổi cây tiêu chủ yếu phát triển thân lá và bộ rễ do vậy nhu cầu về đạm, lân là cao hơn so với kali. Mặc dù sang năm thứ 2 và năm thư 3 cây đã cho trái nhưng chưa nhiều, cây tiêu chưa hoàn toàn trưởng thành do vậy chúng ta có cách bón như sau: - Bón lót hàng năm: Phân hữu cơ (phân chuồng các loại, Compomix Đầu Trâu, phân Komix…) bón cho mỗi nọc là 10-15kg phân chuồng, hoặc 2-3kg Compomix Đầu Trâu, hoặc… xẻ rãnh xung quanh bồn tiêu sâu từ 15-20 cm cách gốc từ 40-50 cm, bón vào đầu mùa mưa, kết hợp với bón phân khoáng lần 1, hạn chế làm đứt rễ tránh sự phá hoại của tuyến trùng. - Bón thúc: Dùng phân hỗn hợp NPK 20-20-15 Đầu Trâu, lượng dùng từ 0,1-0,2 kg/ nọc/ lần bón, một năm bón từ 3 - 6 lần, thông thường các đợt bón như sau: đầu mùa mưa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa. Nếu nguồn nưóc tưới chủ động ta có thể chia ra làm nhiều lần bón và lượng bón mỗi lần phải giảm xuống. Ngoài ra sang năm thứ 3 cây tiêu đã mang trái tương đối, có thể mỗi nọc cho thu hoạch từ 0,2-1kg hạt tiêu khô do vậy ta cần phải bón bổ sung thêm phân kali từ 150-250kg kali clorua /ha vào các đợt bón trưóc khi ra bông và sau khi đậu trái, trái lớn. Bón thêm kali cho cây tiêu bước vào giai đoạn cho trái có nhiều tác dụng, vừa làm tăng khả năng đậu trái, cải thiện chất lượng trái đồng thời tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh. - Đối với cây tiêu đang cho trái ổn định (trên 3 năm tuổi- tiêu kinh doanh) Cây tiêu là loại cây cho thu hoạch trái một lần/một năm. Từ khi thu hoạch trái vụ trước đế khi cho thu hoạch trái vụ sau cây tiêu trải qua nhiều qúa trình biến đổi về sinh lý sinh hóa rất phức tạp. Cùng với qúa trình chuyển biến đó là sự thay đổi về nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau. Nhằm khắc phục tình trạng nông dân phải tự phối trộn từ các loại phân đơn như ure, SA, super lân, kali, ….vừa tốn công vừa thường không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu đòi hỏi. Đồng thời giúp nông dân trồng tiêu từng bước làm quen với các sản phẩm phân bón mới phù hợp cho cây tiêu, chúng tôi xin giới thiệu 2 loại sản phẩm với 2 cách bón tiện dụng nhất đối với cây tiêu đang cho thu hoạch trái ổn định như sau: Cách bón 1: Sử dụng loại phân hỗn hợp NPK 15-10-15- TVL. Loại phân này có các thành phần dinh dưỡng đa lượng tương đối phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu. Ngoài phân hữu cơ, vôi bột, dôlomit (nếu có) ta có thể sử dụng NPK 15-10-15 TVL Đầu Trâu để bón cho cây tiêu trong cả vụ. Một năm bón từ 4-5 lần, mỗi lần bón từ 0,4-0,5 kg/nọc vào các thời kỳ chính sau: Sau khi thu hoạch trái lần cuối, trước khi tiêu ra bông, sau khi tượng hạt và khi trái đang lớn. Cách bón này chưa hẳn là tối ưu cho nhu cầu dinh dưỡng cây trồng nhưng dễ sử dụng cho đa số các hộ nông dân ít có điều kiện thâm canh. Cách bón 2: Sử dụng phân bón NPK chuyên dùng bón cho cây tiêu: Đầu Trâu CT1, CT2, CT3 + Bón phân hữu cơ các loại một lần/năm ngay sau khi thu hoạch trái lần cuối, lượng bón từ 15-20 kg/nọc. Ngoài phân hữu cơ nếu có điều kiện hàng năm cần bón bổ sung thêm vôi bột từ 1-2 tấn/ha kết hợp với cuốc nền cho vườn tiêu tơi xốp đồng thời sửa lại bồn và dọn vệ sinh vườn tiêu. + Bón thúc các đợt trong năm: - Sau khi thu hoạch trái: dùng Đầu Trâu CT1 ( N-P-K = 18-12-8-TVL) Cây tiêu sau một mùa mang trái lượng dinh dưỡng trong cây bị mất đi nhiều theo sản phẩm thu hoạch và lá, cành bị khô bị rụng đi… làm cho cây bị mất sức rất nhiều. Trong giai đoạn này sử dụng phân bón Đầu Trâu CT1 có hàm lượng đạm cao có tác dụng làm cho cây phục hồi nhanh, cây ra nhiều đọt mới; hàm lượng lân cao giúp cho bộ rễ nhanh phục hồi và phát triển thêm nhiều rễ mới làm tăng khả năng thu hút các chất dinh dưỡng cho cây. Hàm lượng kali vừa phải giúp cây sinh trưỏng khẻo mạnh tăng sức đề kháng với ngoại cảnh và sâu bệnh; các chất trung vi lượng giúp cây phát triển toàn diện và cân đối. Nếu bón kịp thời CT1 sau thu hoạch thì các cành mới ra sớm thành thục, các cành chưa cho trái vụ trước sẽ tích lũy được nhiều chất sinh hoa đây là điều kiện tốt để cho cây tiêu ra nhiều bông sau này. - Trước khi cây ra bông: Dùng Đầu Trâu CT2 ( N-P-K = 7-17-12-TVL ) Vào khoảng tháng 5-7 hàng năm là tiêu ra bông, qúa trình này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chế độ tưới nước… tuy nhiên phân bón cũng có ảnh hưởng rất lớn tới qúa trình ra bông. Bón phân Đầu Trâu CT2 có hàm lượng lân cao có tác dụng kích thích hình thành mầm hoa sớm và tập trung; hàm lượng kali khá, đạm vừa phải giúp cho qúa trình trổ hoa được tập trung, các chất trung vi lượng giúp tăng cường khả năng đậu trái. Đây là điều kiện quan trọng giúp cho trái chín tập trung, giảm chi phí cho khâu thu hoạch. - Sau khi tượng hạt và trái đang lớn: Dùng Đầu Trâu CT3 ( N-P-K = 18-6-18-TVL ) Sau khi đậu trái nhu cầu về đạm, kali tăng rất cao và nhu cầu về lân giảm xuống. Đạm có tác dụng làm cho trái lớn nhanh tạo điều kiện cho việc tích lũy nhiều các chất dinh dưỡng về hạt ở giai đoạn cuối; kali cao giúp cho qúa trình tổng hợp và vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt được diễn ra thuận lợi làm tăng năng suất và chất lượng hạt. Các chất trung vi lượng có tác dụng cân đối các chất dinh dưỡng trong cây, cải thiện chất lượng trái ( hạt tiêu chắc và có vị cay hơn) Chú ý: - Nếu chúng ta bón phân cân đối và hợp lý, cây tiêu ra trái, thu hoạch tập trung và như vậy không ảnh hưỏng tới thời kỳ ra bông, đậu trái của vụ sau . - Khi cây tiêu được bón phân đúng cách và hợp lý, cây tiêu sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh. Ghi chú: + Phân chuồng: bón ngay sau khi thu hoạch trái lần cuối (khoảng tháng 3-4): 10-15 kg/nọc. Nếu không có phân chuồng có thể dùng phân Compomix No7- PC để thay thế. Rải vôi bột từ 1-2 tấn/ha kết hợp với cuốc nền, sửa bồn, dọn vệ sinh toàn bộ vườn tiêu. + Tùy theo đất tốt, xấu, năng suất vụ trước cao hay thấp để tăng giảm lượng bón cho phù hợp + Cách bón: Xẻ rãnh rộng từ 20-30 cm, cách gốc từ 40-50 cm, sâu từ 10-15 cm, hạn chế làm đứt rễ, rải phân đều vào rãnh và lấp đất lại, tưới giữ ẩm vào mùa khô. Một số sâu bệnh hại tiêu: 1. Bệnh chết nhanh: Do nấm Phytophthora gây hại. Đầu tiên cây hồ tiêu bị héo, sau đó lá vàng úa và rụng rất nhanh, tiếp theo lá đọt và các đốt cành bị rụng để trơ lại thân chính với vài cành khô héo bám trên trụ tiêu, vì vậy nhân dân gọi là bệnh tiêu sầu. Từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi cây chết trong khoảng 7-10 ngày. 2. Bệnh chết chậm: Bệnh do các nấm Rhizoctozi, Fusarium và Pythium gây hại. Cây hồ tiêu bị hại lên chậm hoặc bị khựng lại, các lá bị vàng và rụng từ phía gốc trở lên, các đốt cành và thân rụng dần từ trên xuống. Quá trình này diễn ra tương đối chậm, khoảng vài ba tháng, có khi cây không chết, nhưng phát triển chậm, cằn cỗi. Các loại nấm gây hại tồn tại trong đất, phá huỷ bộ rễ và gốc, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng làm hồ tiêu héo dần và chết. Khi quan sát gốc cây tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh và chết chậm ta thấy gốc rễ thâm đen, hư thối, có khi thấy chất nhầy. Để phòng ngừa bệnh chết nhanh và chết chậm cần thực hiện các biện pháp sau: Trồng giống kháng bệnh như Lada, Belantoeng. Cắt xén dây tiêu mọc quá nhiều để vườn tiêu thông thoáng, khô ráo, nhất là các nhánh gần mặt đất. Không bón phân chuồng khi chưa thật hoa. Trồng đúng khoảng cách và nhặt dây và lá bị bệnh ra khỏi vườn tiêu, đem đốt. Dùng thuốc hạt Basudin diệt tuyến trùng trong đất. Vào đầu và cuối mùa mưa nên dùng Aliette nồng độ 2,5 g/lít hoặc các loại thuốc có gốc đồng như Bordeaux hay Copper-zinc 85 WP để xịt 1-2 tuần/lần. Ngoài ra có thể dùng dung dịch vôi 5% để sơn đều gốc tiêu đoạn tờ mặt đất lên cao khoảng 50cm hoặc tưới gốc. 3. Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum gây ra, đầu tiên lá hồ tiêu có đốm lớn màu vàng nhạt, sau hoá nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen, bệnh thường xuất hiện ở chót và mép lá, bệnh nặng làm gié, trái rụng nhiều. Để phòng trị nên giữ cho vườn tiêu được thoáng mát, không úng nước. Mô hay hốc có nhiều chất hữu cơ để được tơi xốp. Khi bị bệnh có thể dùng Manzate 80WP, Mancozeb 80WP hay Antracol 70WP để phun xịt cho cây. 4. Bệnh tiêu điên: Là hiện tượng khá phổ biến ở các vườn tiêu. Cây bị bệnh thấp hơn các cây khác, lá nhỏ hơn hơi bị nhăn nheo, phiến lá biến màu vàng xanh hoặc lá có những phần vàng xanh xen kẽ làm lá có màu loang lổ, các đốt thân thường ngắn lại, cây tiêu cằn cỗi nhưng nhìn vẫn có vẻ um tùm, ra bông ít, chùm bông ngắn, tỷ lệ đậu trái thấp. Bệnh thường do các nguyên nhân như mất cân đối về dinh dưỡng hay do các loại côn trùng chích hút nhựa và virus gây nên. Để phòng bệnh ngừa bệnh trên cây hồ tiêu cần thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu. Cắt bỏ các bộ phận bị bệnh đưa ra xa vườn hồ tiêu để tiêu huỷ. Với những cây bị hại nặng cần triệt bỏ, tiêu huỷ. Tiêu diệt các loại côn trùng làm bệnh lân lan như rệp sáp, rệp gốc, rầy, bọ xít lưới bằng các loại thuốc như Diaphos 10H, Pyrinex 20EC, Secsaigon… Các loại sâu hại - Mối tiêu: tấn công dây tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất hoặc dưới đất. Mối gặm dây tiêu làm cho tiêu bị suy kiệt, không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn. - Rệp sáp giả và các loài bọ rầy: hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ cao làm lá vàng, đọt tiêu xoăn lại, hoa bị rụng. Rệp sáp còn phá hại bộ rễ và gốc tiêu, tạo điều kiện cho tuyến trùng và nấm bệnh xâm nhập gây hại làm cây tiêu bị chết nhanh hơn. Ngoài ra rệp và các loại bọ rầy còn là môi giới truyền virus gây bệnh tiêu điên. Biện pháp phòng trị - Thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu. - Cắt bỏ các bộ phận bị bệnh đưa ra xa vườn tiêu để tiêu huỷ. Với những cây bị nặng cần triệt bỏ, tiêu hủy. - Bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K, Ca, Mg. Tăng cường bón phân hữu cơ đã hoai mục. Dùng các loại thuốc đặc hiệu để phun trừ: + Tưới hoặc rải vào gốc tiêu để phòng trừ tuyến trùng và các loại sâu hại trong đất như: rệp gốc, mối sùng các loại thuốc như Diaphos 10H, Pyrinex 20EC + Phun lên tán lá cây tiêu để trừ các loại rệp sáp, rầy, bọ xít lưới và các loại sâu ăn lá các loại thuốc: Secsaigon, Pyrinexx, Vovinam Đối với rệp sáp thường phải phun 2-3 lần mới tận diệt hết côn trùng này. + Để phòng ngừa bệnh trên cây tiêu nên sử dụng các loại thuốc g ốc đồng như: Boocdo, Funguran phun định kỳ trong mùa mưa trung bình từ 15-20 ngày/lần hoặc pha nước tưới vào gốc tiêu khoảng 3 lần/năm vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa, hạn chế rất tốt bệnh chết nhanh, chết chậm và bệnh thán thư + Phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm: Dùng thuốc Mexyl hoặc Alpine phun lên lá hoặc tưới gốc tiêu. Tốt nhất phun hoặc tưới mỗi năm 3 lần, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Liều lượng khoảng 20-25g/bình 8 lít nước. + Phòng trừ bệnh thán thư hoặc các bệnh đốm lá dùng các loại thuốc: Carbenzim 50WP, Thio-M 50WP, Hạt vàng 50WP, phun trên lá khi bệnh xuất hiện. Chú ý: Cần phun sớm khi bệnh mới phát sinh, nếu có thể phun lại lần 2 cách lần 1 khoảng 7-10 ngày để hạn chế tối đa sâu bệnh gây hại. . tế. Sau đây là quy trình bón phân cho cây tiêu của Công ty: - Đối với cây tiêu chưa cho trái (tiêu kiến thiết cơ bản) Đối với vườn tiều từ sau khi trồng đến dưới 3 năm tuổi cây tiêu chủ yếu phát triển. phân bón mới phù hợp cho cây tiêu, chúng tôi xin giới thiệu 2 loại sản phẩm với 2 cách bón tiện dụng nhất đối với cây tiêu đang cho thu hoạch trái ổn định như sau: Cách bón 1: Sử dụng loại phân. lớn. Cách bón này chưa hẳn là tối ưu cho nhu cầu dinh dưỡng cây trồng nhưng dễ sử dụng cho đa số các hộ nông dân ít có điều kiện thâm canh. Cách bón 2: Sử dụng phân bón NPK chuyên dùng bón cho cây tiêu: