Phòng bệnh mùa hè ở người cao tuổi Mùa hè là mùa có sự thay đổi đáng kể về khí hậu làm xuất hiện nhiều loại bệnh cho mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) cần lưu ý nhiều hơn bởi sức đề kháng của họ đã giảm sút đáng kể. Một số bệnh thường gặp NCT có sức đề kháng của cơ thể ngày một giảm dần, chức năng của các cơ quan cũng yếu đi, phản xạ thần kinh không được nhanh nhạy như lúc trai tráng cho nên dễ bị bệnh. Mùa hè nóng nực, NCT bị ra mồ hôi nhiều nếu không uống đủ nước hoặc ăn ít rau, canh thì cơ thể rất dễ bị mất nước và chất điện giải. Sự mất nước và chất điện giải liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch, như: tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt (đặc biệt là ở những người có tiền sử huyết áp thấp). Đối với NCT, khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải thì khả năng tự điều chỉnh là rất khó khăn do đó nếu nhẹ thì làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt, nặng hơn có thể truỵ tim mạch. Vào mùa hè, NCT cũng có thể cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý như: đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay, nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi. Đối với NCT nếu có bệnh tăng huyết áp mà tắm nước lạnh một cách đột ngột rất có thể xẩy ra các biến chứng nguy hiểm, nếu nhẹ huyết áp tăng gây hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, loạn nhịp tim; nặng có thể huyết áp tăng cao đột ngột gây đột quỵ (xuất huyết não, nhồi máu cơ tim). Đột quỵ ở NCT xảy ra vào mùa hè chiếm một tỷ lệ đáng kể với nhiều lý do khác nhau trong đó do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là trên những người có tiền sử bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tăng mỡ máu ). Mùa nắng nóng NCT cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn, uống, ví dụ như ăn rau sống, uống nước đá nhiễm khuẩn. Rối loạn tiêu hóa ở NCT cũng thường đưa đến đi ngoài, phân lỏng hoặc sền sệt nhiều lần trong ngày làm cho cơ thể bị mất nước và chất điện giải, trong khi đó NCT lại ngại uống nước hoặc uống rất ít nước cho nên hậu quả cũng sẽ đưa đến là mạch nhanh, huyết áp tụt, thậm chí truỵ tim mạch. Cũng do chế độ ăn uống trong mùa hè mà một số NCT thường có đầy hơi, trướng bụng, ậm ạch rất khó chịu. Bệnh táo bón cũng dễ xảy ra do lượng nước uống vào không đủ, nhất là một số NCT rất ít ăn rau, quả làm cho phân rắn lại gây táo bón. Một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen suyễn khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng của NCT. Thông thường bệnh đau nhức các khớp xương xuất hiện nhiều vào mùa lạnh, nhưng đối với NCT màu nóng nực và thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng làm xuất hiện đau cơ, xương, khớp. Đau xương, khớp vào mùa hè ở NCT thường xuất hiện ở khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân. Đối với một số NCT do thời tiết ngột ngạt, oi bức hoặc nóng quá làm cho họ mất ngủ thì bệnh đau xương khớp càng tái phát nhiều hơn, nhất là đau khớp vai gáy, đau nhức khớp gối. Mùa hè, NCT tuổi cũng rất có thể bị sốt đột ngột mà nguyên nhân có thể do vi sinh vật gây viêm nhiễm hoặc do sự phản ứng của cơ thể. Một số trường hợp NCT chỉ sốt nhẹ nhưng kéo dài nhiều ngày trong khi chưa có điều kiện đi khám bệnh hoặc đôi khi chủ quan để bệnh kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Một số bệnh về da cũng thường gặp ở NCT vào mùa nắng nóng như viêm da dị ứng gây ngứa. Ngứa có khi không chỉ ở một vùng của da và lan tỏa nhiều nơi, thậm chí có trường hợp viêm da dị ứng nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét. Bệnh zona là bệnh do virút gây ra và thường chúng ký sinh sẵn trong cơ thể một số người đã từng bị bệnh thủy đậu (loại virút gây bệnh thủy đậu cũng đồng thời là vi rus gây zona). Sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè kèm theo sức đề kháng giảm là những điều kiện tốt cho loại virút gây bệnh zona tái xuất hiện, đặc biệt là ở NCT. Bệnh zona ở NCT nhất là loại zona thần kinh ngoài việc làm cho da tổn thương có khi gây bội nhiễm thì đau nhức thường khó chịu và kéo dài nhiều ngày, có khi nhiều tháng. Mùa hè, một số NCT có thói quen dùng máy điều hòa nhiệt độ nhưng lại để ở nhiệt độ thấp và kéo dài nhiều giờ, nhất là ban đêm cũng có thể làm tăng thêm nguy cơ của bệnh đột quỵ do lạnh. Mùa hè cũng là mùa nhiều người rất cần đến các loại nước giải khát, trong đó có loại chứa chất cồn (bia). Nếu NCT có các bệnh về tim mạch mà sử dụng bia quá mức cho phép cũng rất dễ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm thuộc về tim mạch và đột quỵ. Người ta thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở NCT thường xảy ra vào chiều tối hoặc nửa đêm về sáng lúc mà thân nhiệt có nhiều thay đổi. Ngoài ra, mùa hè nóng nực nếu ngủ không nằm màn thì rất có nguy cơ mắc các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết hoặc sốt rét (vùng đang có dịch sốt rét lưu hành). Cách phòng bệnh mùa hè Những NCT có sức khỏe kém hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm da hoặc mắc bệnh về tim mạch thì việc tắm, rửa hàng ngày cần hết sức lưu ý là không dùng nước lạnh một cách đột ngột. Nếu có điều kiện nên tắm nước ấm. Trong ăn uống không nên dùng nước lạnh quá hoặc thực phẩm lạnh quá (chè đá, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh…). Ban đêm lúc đi ngủ nên dùng quạt hơn là dùng máy điều hòa nhiệt độ. Nếu dùng máy điều hòa nhiệt độ nên duy trì nhiệt độ khoảng 27 – 28oC là vừa. Nên đi ngủ đúng giờ và không nên suy nghĩ miên man làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu để mất ngủ sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khác như đi tiểu nhiều lần, đau nhức vai gáy, xương khớp… Hàng ngày nên xoa bóp nhẹ các bắp cơ, vùng xương khớp, nếu có sự hỗ trợ của gia đình thì càng tốt. Nếu còn đủ sức khỏe thì nên tham gia các bài tập thể dục dành cho NCT, như: tập thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ, chơi cầu lông, bơi… Không nên kiêng khem quá mức nhất là những NCT bị bệnh mạn tính, bệnh về tim mạch, tuy vậy cần ăn đủ chất, không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, rau sống, gỏi, nem chua…). Cần uống đủ lượng nước hàng ngày không để tình trạng khát nước vì mùa hè ra mồ hôi nhiều. Mùa hè càng nên ăn nhiều rau, quả nhất là các loại rau, quả dễ tiêu hóa vừa để cung cấp thêm nước, các vi chất vừa để chống táo bón . Phòng bệnh mùa hè ở người cao tuổi Mùa hè là mùa có sự thay đổi đáng kể về khí hậu làm xuất hiện nhiều loại bệnh cho mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) cần lưu ý nhiều hơn bởi sức. Ngoài ra, mùa hè nóng nực nếu ngủ không nằm màn thì rất có nguy cơ mắc các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết hoặc sốt rét (vùng đang có dịch sốt rét lưu hành). Cách phòng bệnh mùa hè Những. trong khi chưa có điều kiện đi khám bệnh hoặc đôi khi chủ quan để bệnh kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Một số bệnh về da cũng thường gặp ở NCT vào mùa nắng nóng như viêm da dị ứng