1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chương 2: Biến dị ppsx

45 274 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 242,51 KB

Nội dung

Chương 2: Biến dị 1. Thể đột biến là: A. những biến đổi liên quan đến ADN hoặc nhiễm sắc thể. B. những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến. C. những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. D. Thể đột biến chỉ xuất hiện ở các cá thể mang đột biến. 2. Dạng đột biến gen thường gặp là: A. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của cặp nuclêôtit. B. mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn. C. thay thế axít amin này bằng axít amin khác. D. đảo vị trí của các gen cho nhau. 3. Đột biến gen xảy ra khi: A. NST đang đóng xoắn. B. ADN tái bản. C. các crômatit trao đổi đoạn. D. ADN phân li cùng NST ở kì sau của phân bào. 4.Tần số đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Vai trò của gen đột biến trong quần thể đó. B. Có sự du nhập đột biến từ quần thể khác sang. C. Loại tác nhân, liều lượng của tác nhân và độ bền vững của gen. D. Độ phân tán của gen đột biến trong quần thể đó. 5. Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến? A. Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài. B. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường. C. Sâu rau có màu xanh như lá rau. D. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. 6.Thể dị bội là: A. biến đổi số lượng NST ở một vài cặp. B. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng của nó đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc chỉ chứa 1 NST, hoặc thiếu hẳn NST đó. C. giao tử đáng lẽ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST. D. một hoặc vài cặp NST không phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào. 7. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thường biến? A. Biến đổi kiểu hình của do kiểu gen khác nhau. B. Biễn đổi kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen. C. Biến đổi kiểu hình thông qua quá trình giao phối. D. Biến đổi kiểu hình của kiểu gen, di truyền được và có lợi cho sinh vật. 8. Tính trạng nào sau đây ở gà có mức phản ứng hẹp nhất? A. Sản lượng trứng. B. Trọng lượng trứng. C. Sản lượng thịt. D. Hàm lượng prôtêin trong thịt. 9. Tần số đột biến là: A. tần số xuất hiện các cá thể bị đột biến trong quần thể giao phối. B. tỷ lệ giữa các cá thể mang đột biến gen so với số cá thể mang biến dị. C. tỷ lệ giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử được sinh ra. D. tỷ lệ giữa các thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình so với số cá thể mang đột biến chưa biểu hiện thành kiểu hình. 10. Sau khi phát sinh đột biến gen được “tái bản” nhờ: A. quá trình tự sao của ADN. B. quá trình nguyên phân. C. quá trình giảm phân. D. quá trình thụ tinh. 11. Đột biến tiền phôi là: A. đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu của hợp tử. B. đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hoá tế bào. C. đột biến xuất hiện khi phôi phát triển thành cơ thể mới. D. đột biến không di truyền cho thế hệ sau. 12. Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là A. đột biến giao tử. B. đột biến tiền phôi. C. đột biến xôma. D. đột biến dị bội thể. 13. Gen A bị đột biến thành gen a làm cho phân tử prôtêin do gen a tổng hợp so với phân tử prôtêin do gen A tổng hợp thì kém 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới. Dạng đột biến xảy ra trong gen A có thể là A. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc một bộ ba mã hoá. B. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau. C. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc hai bộ ba mã hoá bất kỳ. D.đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau. 14. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp? A. Là biến dị phát sinh do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ trong sinh sản. B. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống. C. Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen. D. Biến dị có tính cá thể, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. 15. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hơn gen bình thường một liên kết hiđrô nhưng hai gen có chiều dài bằng nhau. Dạng đột biến trên là A. đột biến thay thế 1 cặp (A-T) bằng 1 cặp (G-X). B. đột biến thay thế 1 cặp (G-X) bằng 1 cặp (A-T). C. đột biến thêm một cặp (A-T), đồng thời mất 1 cặp (G-X). D. đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêotit. 16. Trong các trường hợp đột biến sau đây, trường hợp nào thay đổi cấu trúc protein nhiều nhất? A. Mất 1 bộ 3 nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. B. Mất 2 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. C. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí đầu của gen cấu trúc. D. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. 17. Định nghĩa nào sau đây là đúng? A. Đột biến là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử(ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST). B. Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. C. Đột biến là những thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST. D. Đột biến là những biến đổi về một hoặc một vài tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. 18. Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen? I. Mất một hoặc thêm một vài cặp nuclêôtit. II. Mất đoạn làm giảm số gen. III. Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi. IV. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. V. Đảo vị trí cặp nuclêôtit. VI. Lặp đoạn làm tăng số gen. Tổ hợp trả lời đúng là: A. I, II, V. B. II, III, VI. C. I, IV, V. D. II, IV, V. 19. Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân mà còn tuỳ thuộc vào: A. đặc điểm cấu trúc của gen. B. số lượng gen trên NST. C. hình thái của gen. D. trật tư gen trên NST. 20. Loại đột biến gen nào sau đây làm thay đổi lớn nhất về thông tin di truyền? A. Thêm 1 căp nucleotit vào bộ ba thứ nhất. B. Thay thế một cặp nucleotit. C. Đảo vị trí căp nucleotit. D. Mất ba căp nucleotit thuộc một bộ ba. 21. Đột biến giao tử là: A. đột biến phát sinh trong nguyên phân, ở một tế bào sinh dưỡng. B. đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào sinh dục nào đó. C. đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào xôma. D. đột biến phát sinh trong lần nguyên phân dầu của hơp tử. 22. Đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T ở gen cấu trúc dẫn đến phân tử prôtêin do gen tổng hợp có sự thay đổi là: A. thay thế một axit amin. B. thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin. C. thêm 1 axit amin mới. D. Không có gì thay đổi vì đột biến xảy ra tại mã mở đầu. 23. Trường hợp nuclêôtit thứ 10 là G-X bị thay thế bởi A-T. Hậu quả sẽ xảy ra trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp là: A. thay thế một axit amin. B. axit amin thuộc bộ ba thứ tư có thể bị thay đổi. C. chuỗi pôlipeptit bị ngắn lại. D. trình tự axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit bị thay đổi. 24. Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit, số liên kết hyđrô của gen thay đổi: A. giảm xuống 2 liên kết. B. giảm xuống 3 liên kết. C. giảm xuống 1 liên kết. D. có thể giảm xuống 2 hoặc 3 liên kết. 25. Đột biến NST là: A. sự phân li không bình thường của NST xảy ra trong phân bào. B. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST. C. sự thay đổi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN của NST. D. những đột biến thể dị bội hay đa bội. 26. Nếu mất đoạn NST thứ 21 ở người sẽ gây ra: A. hội chứng Đao (Down). B. bệnh hồng cầu hình liềm. C. bệnh ung thư máu. D. hội chứng Tơcnơ. 27. Thể mắt dẹt xuất hiện ở ruồi giấm do hậu quả của đột biến: A. đột biến gen trên X. B. lặp đoạn NST. C. mất đoạn NST. D. đảo đoạn NST. 28. Trong chọn giống thực vật, con người đã ứng dụng dạng đột biến nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn? A. Mất đoạn NST. B. Chuyển đoạn không tương hồ. C. Lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn không mang tâm động. 29. Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là: A. 49 B. 47 C. 45 D. 43 30. Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng 2n – 1? A. Hội chứng Tơcnơ, Claiphentơ, Đao. B. Sứt môi, thừa ngón, chết yếu. C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé. D. Không có câu nào đúng. 31.Cho sơ đồ mô tả 1 dạng đột biến cấu trúc NST: ABCDEFGH > ADCBEFGH (Các chữ cái biểu thị các gen trên NST). Đó là dạng đột biến: A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. 32. Đột biến nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng? A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn. 33. Ở người, thể dị bội có ba NST 21 sẽ gây ra [...]... Loại biến dị nào sau đây liên quan đến biến đổi ở vật chất di truyền? A Biến dị tổ hợp B Biến dị đột biến C Thường biến D Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến 75 Loại biến dị nào sau đây sẽ làm xuất hiện kiểu gen mới? A Biến dị tổ hợp B Biến dị đột biến C Thường biến D Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến 76 Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới? A Đột biến cấu trúc NST B Biến dị. .. các cá thể mang biến dị đó C tính chất biểu hiện của biến dị đó D biến dị đó di truyền hay không di truyền 41 Di truyền học hiện đại đã phân biến dị thành hai dạng chính đó là: A biến dị tổ hợp và biến dị đột biến B biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được C biến dị đột biến và biến dị thường biến D biến dị cá thể và biến dị xác định 42: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy... dạng đột biến gen sau đây, dạng đột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit B Đột biến dịch khung C Đột biến đồng nghĩa D Đột biến nhầm nghĩa 57 Kết quả nào sau đây không phải của đột biến thay thế 1 cặp nuclêotit? A Đột biến vô nghĩa B Đột biến dịch khung C Đột biến đồng nghĩa D Đột biến nhầm nghĩa 58 Thuật ngữ nào dưới đây không đúng? A Đột biến gen B Đột biến NST... gen B Đột biến NST C Đột biến prôtêin D Thể đột biến 59 Loại biến dị nào dưới đây được di truyền qua sinh sản hữu tính? A Đột biến xôma B Thường biến C Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng D Thể đa bội chẵn ở thực vật 60 Đột biến phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh dục chín được gọi là: A đột biến giao tử B đột biến xôma C đột biến tiền phôi D giao tử đột biến 61 Đột biến phát sinh trong giảm... với thường biến? A Là các biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng B Là biến dị di truyền được C Là những biến đổi của cơ thể sinh vật tương ứng với điều kiện sống D Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường 40 Để xác định nhanh một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta có thể căn cứ vào: A kiểu gen của các cá thể mang biến dị đó B kiểu hình của các cá thể mang biến dị đó C tính... biến trên thuộc dạng: A đột biến mất đoạn B đột biến chuyển đoạn không tương hỗ C đột biến chuyển đoạn tương hỗ D.đột biến đảo đoạn NST 105 Thể đột biến là: A cá thể mang biến dị đã được biểu hiện ra kiểu hình B những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến C cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể D cơ thể mang đột biến 106 Đột biến tiền phôi là: A đột biến xuất hiện trong những... có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt? A Đột biến gen B Đột biến cấu trúc NST C Đột biến dị bội D Đột biến đa bội 64 Nhận định nào dưới đây không đúng? A Thường biến không di truyền được B Giới hạn thường biến không di truyền được C Biến dị tổ hợp di truyền được D Đột biến xôma di truyền được 65 Một cơ thể có kiểu gen là AaBbDd Trong quá trình giảm phân hình... thay đổi chiều dài và số liên kết hiđrô của gen Đột biến đó có thể là: A đột biến thay thế cặp nuclêôtit B đột biến thay thế cặp nuclêôtit hoặc đảo vị trí của các cặp nuclêôtit C đột biến thay thế axit amin D đột biến thêm cặp nuclêôtit hoặc mất nuclêôtit 69 Một đột biến xảy ra đã làm mất 2 cặp nuclêôtit của gen thì số liên kết hiđrô của gen đột biến ít hơn số liên kết hiđrô của gen bình thường là:... những đột biến đảo đoạn NST Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó A 1  2  3 B 1  3  2 C 2  1  3 D 2  3  1 114 Đồ thị dưới đây nói lên: A Hoá chất A tạo nhiều đột biến Tần số đột biến nhất B Mọi loại hoá chất đều tạo số đột biến như nhau C Liều lượng hoá chất tăng thì tần số đột biến giảm A D Nồng độ hoá chất càng cao thì sự B đột biến càng nhiều C E Các đột biến. .. phân li kiểu hình ở F1 là 75% ngọt, 25% chua Kiểu gen của P là: A AAaa x Aaaa B Aaaa x Aaaa C AAaa x aaaa D AAAa x Aaaa 46 Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân? A Đột biến cấu trúc NST? B Đột biến số lượng NST? C Đột biến dị bội thể? D Đột biến gen? 47 Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do A thường không có hoặc hạt rất bé B không có cơ quan . D. biến dị đó di truyền hay không di truyền. 41 Di truyền học hiện đại đã phân biến dị thành hai dạng chính đó là: A. biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. B. biến dị di truyền được và biến dị. dị di truyền được và biến dị không di truyền được. C. biến dị đột biến và biến dị thường biến. D. biến dị cá thể và biến dị xác định. 42: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?. biến dị là thường biến hay đột biến, người ta có thể căn cứ vào: A. kiểu gen của các cá thể mang biến dị đó. B. kiểu hình của các cá thể mang biến dị đó. C. tính chất biểu hiện của biến dị

Ngày đăng: 11/08/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w