CÁCVỊTHUỐCTỪKHỈ CAO KHỈ Nói đến khỉ làm thuốc là người ta nghĩ ngay đến cao khỉ. Cao khỉ có hai loại: 1. Cao xương khỉ là cao nấu bằng xương khỉ đã được làm sạch hết thịt, mỡ. 2. Cao khỉ toàn tính là cao nấu bằng toàn bộ con khỉ bỏ hết phủ tạng, trừ mật thì phải để lại. Cao khỉ loại tốt phải được nấu từ 5-7 bộ xương khỉ và có kèm theo mật của chúng. Nước ta có nhiều loài khỉ làm thuốc nhưng phổ biến nhất là loại khỉ vàng M. Mulatta. Về công dụng của 2 loại cao nói chung giống nhau. Nhưng cao khỉ toàn tính được đánh giá là tốt hơn. Chúng có tác dụng bổ can thận, giúp trường thọ, bổ toàn thân, thường dùng cho người ăn ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu, xanh xao. Dùng rất tốt cho trẻ em và phụ nữ. Cách dùng: Ngậm miếng nhỏ, ngâm rượu, cho vào cháo, hấp cơm. Phối hợp cácvị khác: Cao khỉ 500g, cao sơn dương 30g cùng gừng, phèn, cồn, dầu lạc vừa đủ 100g. Ngày uống 1 chỉ đến 1,5 chỉ (4-6g) hấp với cơm hoặc ngâm rượu cho tan. Có thể thêm mật ong cho dễ uống. Người xưa nấu cao hổ phải có cả khỉ và sơn dương với tỷ lệ quy định và cho rằng phải phối hợp như thế cao hổ mới tốt. Một số kinh nghiệm còn ít được biết đến: - Xương đầu khỉ nấu cao dùng trị sốt rét và trẻ em bị động kinh. - Da khỉ nấu cao trị ngứa lở. - Mật khỉ trị đau mắt, động kinh. - Sỏi mật khỉ (hầu táo) Calculus Macaca: Tán bột, dùng hoàn tán không bỏ vào thuốc sắc. Vị đắng lạnh, hơi mặn. Vào kinh tâm, phế, can đởm. Tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, hóa đàm định suyễn. Tiêu viêm giải độc. - Máu ra khikhỉ đẻ, khô trên đá núi gọi là Huyết lĩnh. Dùng cho phụ nữ sau sinh và trẻ em chậm lớn biếng ăn. Cho vào cháo hoặc ngâm rượu. Ở những chợ miền núi thỉnh thoảng cũng có bán. Ngày nay thận khỉ được dùng để chế vaccin chống bại liệt, dùng trong thí nghiệm dược lý. Ở Mỹ hàng năm cần hàng chục vạn con khỉ Macaca Mulatta để phục vụ các phòng thí nghiệm. THỊT KHỈ Theo nhiều tài liệu cổ, thịt khỉ có thể dùng trị sốt rét kinh niên. Danh y Lý Trời Trân cho rằng ăn thịt khỉ có thể phòng tránh được lam sơn chướng khí. Trung dược học bản thảo ghi thịt khỉ trị chứng phong lao, ngâm rượu chữa sốt rét kinh niên. - Thịt khỉ chưng cách thủy với hoàng kỳ, hoài sơn ăn độ dăm lần có thể chữa khỏi bệnh trĩ. - Rượu thịt khỉ còn dùng bổ thận tráng dương cho nam giới và điều trị chứng lạnh tử cung không sinh được con ở phụ nữ. Chữa lưng đau gối mỏi, liên tục mắc tiểu. - Bộ phận sinh dục khỉ đực ngâm rượu làm thuốc bổ thận tráng dương. Trong dân gian cũng lưu truyền một số kinh nghiệm sau đây để chữa cam tích trẻ em: - Dùng nước miếng khỉ chữa cam tích trẻ em, bằng cách đưa cho khỉ trái cây, khỉ đang ăn dở thì lấy cho trẻ bị bệnh ăn tiếp. - Dùng gan, dạ dày, ruột khỉ làm thức ăn với cơm hoặc nấu cháo. Có sách dặn cần lưu ý khi làm thịt khỉ, nên để nguyên da mà xẻ thịt. Nếu lột da, thân hình khỉ lúc đó trông như một đứa trẻ. Tạo cảm giác rất ghê rợn. Còn đối với món "Óc khỉ đại bổ" trong "Nhất dạ đế vương" thì quả là một cách ăn uống man rợ: Ðầu khỉ bị lột da trơ sọ trắng, sau đó người ăn dùng búa bằng bạc đập vỡ sọ, rồi dùng thìa bằng vàng múc óc khỉ vào chén yến để ăn ngay khi còn nóng. Thử hỏi ăn như vậy làm sao tránh khỏi gây tổn thương tinh thần, tính người trong văn hóa tâm linh? KHỈ DẠY TA DÙNG THUỐC Trong một khu rừng ở Tanzania, nhà nhân chủng học Richard Wrangham của trường Ðại học Harvard nhận thấy các con khỉ thường nhấm nháp lá cây Aspilia (thuộc họ hướng dương). Ông nếm thử thì thấy có vị đắng. Ðem về phòng thí nghiệm, phân tích thấy chứa nhiều chất thiarubrine A, là một chất có tác dụng chống nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Ông đã kể lại chuyện này trong hội nghị "Vì tiến bộ khoa học" tổ chức tại Mỹ. Ngoài ra nhà khoa học Machael Huffman thuộc trường Ðại học tổng hợp Tokyo cũng kể lại ông từng chứng kiến một con khỉ sắp chết đã lấy hết sức tàn để gặm liên tục một thân cây Vermonia amydalina, ngày hôm sau con khỉ đó đã khỏe hơn nhiều. Vì vậy người Tanzania đã có truyền thống dùng cây này như một loại kháng sinh chữa các bệnh đường tiêu hóa. Trong hội nghị nói trên còn có các báo cáo về khỉ ăn lá sung có chất chống nấm, khỉ châu Phi ăn các lá cây chống lạnh, viêm phổi khi mùa đông đến. Ly kỳ hơn là giả thuyết của Karen Strier. Theo ông khỉ cái ở Brazin biết cách hạn chế sinh đẻ. Chúng tránh thai bằng cách ăn một loại lá cây giàu chất isoflavonoides để không thụ thai. Một số loài khỉ ở Costa Rica còn biết cách chọn sinh con đực hay cái theo ý muốn bằng cách hai vợ chồng khỉ tìm ăn những loại cây giàu chất kiềm hay toan, phù hợp với một số sách hướng dẫn muốn sinh con gái thì mẹ nên ăn nhiều chất kiềm (âm tính), và muốn sinh con trai thì ăn nhiều chất toan (dương tính). Nhiều bằng chứng khác cũng được nêu lên để làm cơ sở cho việc hình thành một ngành khoa học mới mang tên quốc tế Zoo-pharmacognosie, chuyên nghiên cứu khả năng tự chăm sóc của động vật bằng cây thuốctự nhiên. Cây Aspilia đã được ghi nhận trong nhiều dược điển của các quốc gia. Lá và rễ của 7 chủng loại cây Aspilia được dùng sản xuất nhiều loại dược phẩm chữa trị vết thương, ho, sốt, đau dạ dày. Ở Việt Nam ta, những năm trước đây đã từng xuất hiện cơn sốt về cây con khỉ, mượn danh các nhà khoa học như Ðỗ Tất Lợi, Nguyễn Trọng Nhân để tuyên truyền quảng cáo (đồn rằng khỉkhi bị bệnh tìm cây này để ăn). Cây còn có các tên khác như xuân hoa, hoàn ngọc Còn tên tú lình thì không nên dùng vì dễ gây nhầm lẫn với một vịthuốc khác từ khỉ. Tính chất công dụng của cây là chống viêm nói chung, chủ yếu là viêm nhiễm đường ruột. Tuy nhiên do cây này có nhiều loại khác nhau nên phải biết cách phân biệt và được nghiên cứu kỹ hơn. . CÁC VỊ THUỐC TỪ KHỈ CAO KHỈ Nói đến khỉ làm thuốc là người ta nghĩ ngay đến cao khỉ. Cao khỉ có hai loại: 1. Cao xương khỉ là cao nấu bằng xương khỉ đã được làm sạch. sạch hết thịt, mỡ. 2. Cao khỉ toàn tính là cao nấu bằng toàn bộ con khỉ bỏ hết phủ tạng, trừ mật thì phải để lại. Cao khỉ loại tốt phải được nấu từ 5-7 bộ xương khỉ và có kèm theo mật của. bị động kinh. - Da khỉ nấu cao trị ngứa lở. - Mật khỉ trị đau mắt, động kinh. - Sỏi mật khỉ (hầu táo) Calculus Macaca: Tán bột, dùng hoàn tán không bỏ vào thuốc sắc. Vị đắng lạnh, hơi mặn.